Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại Cơ

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ II, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 64 - 66)

8. Bố cục của đề tài

2.3. Tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại Cơ

2.3.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại Cơ

chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II,tỉnh Hòa Bình.

*Nhân tố từ bên ngoài.

Thứ nhất là, những năm gần đây, tỉnh Hòa Bình đã và đang rất quan tâm, chú trọng tới công tác ĐTBD đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và đội ngũ viên chức nói riêng. Cụ thể là, ngày 12 tháng 9 năm 2019, UBND tỉnh Hòa Bình đã ban hành Quyết định số: 34/2019/QĐ-UBND “Ban hành quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Hòa Bình”; Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức năm 2021về Đào tạo về lý luận chính trị và Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch, chức vụ, chức danh, vị trí việc làm… Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông chuyên môn nghiệp vụ. Trang bị, cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ và hoạt động nghề nghiệp của viên chức.

Thứ hai là, trình độ, kỹ năng của đội ngũ giảng viên vì khi tiến hành chương trình ĐTBD, để đội ngũ viên chức tiếp cận, lĩnh hội được nhiều kiến thức, kỹ năng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì cần phải đảm bảo chất lượng, trình độ và kinh nghiệm của người giảng viên, chuyên gia ĐTBD. Đây là yếu tố mang tính quyết định đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên, cũng vẫn có những khóa ĐTBD mà chất lượng của giảng viên chưa thật sự tốt, trình độ chuyên môn chưa đủ sâu và khả năng truyền đạt không phải giảng viên nào cũng có kỹ năng sư phạm đạt chuẩn, vì vậy cần chọn lọc để lựa chọn giảng viên ưu tú, phù hợp với khóa đào tạo, bồi dưỡng và việc làm cấp thiết là sau khóa ĐTBD đánh

giá đúng, chính xác được chất lượng của giảng viên để bảo đảm kết quả của chương trình ĐTBD về sau.

Thứ ba là, nguồn kinh phí chi trả cho hoạt động ĐTBD: trong những năm qua, công tác ĐTBD đã được quan tâm, chú trọng hơn, đã có nhiều khóa ĐTBD được tổ chức, mở ra cơ hội nâng cao trình độ của viên chức để thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Tuy nhiên, nguồn kinh phí của Cơ sở cai nghiện ma túy số II còn hạn hẹp do chủ yếu chỉ được cấp từ Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Hòa Bình và Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Hòa Bình. Cũng vì lẽ đó mà hoạt động ĐTBD còn bị gián đoạn hoặc bị bỏ dở do kinh phí không đủ để thực hiện tiếp.

Thứ tư là, hiện nay nguồn nhân lực có trình độ Đại học tại tỉnh Hòa Bình đang đông đảo và có nhu cầu tìm kiếm việc làm rất lớn. Đó là cơ hội để các cơ quan, ban ngành tại tỉnh Hòa Bình nói chung và Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình nói riêng có thể thu hút, sàng lọc được những nhân tài về phục vụ, cống hiến cho tổ chức của mình. Đây cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng để chính những viên chức đang công tác tại các cơ quan, ban ngành trong địa bàn tỉnh Hòa Bình nói chung và viên chức đang làm việc tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình nói riêng nhận thức được rằng cần không ngừng nỗ lực, trau dồi và tích lũy kiến thức chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ thật tốt để có thể đáp ứng yêu cầu của những nhiệm vụ được giao, Có như vậy mới gìn giữ và xứng đáng với vị trí việc làm đang đảm nhận và có cơ hội phấn đấu trong sự nghiệp công tác.

*Nhân tố từ bên trong.

Thứ nhất là, cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết là những công cụ cơ bản nhưng có ảnh hưởng đến chất lượng ĐTBD. Tuy nhiên, hiện nay Cơ sở cai nghiện ma túy số II về cơ bản vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ về cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể là hội trường của Cơ sở đã gần 10 năm chưa được tu sửa, phòng thư viện có lượng tài liệu ít, tài liệu mới gần như không có, máy chiếu, máy tính đã cũ, chưa có thiết bị máy quay…

Thứ hai là, công tác xác định mục tiêu cho các chương trình đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố quyết định đến sự thành công của chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Bên cạnh những chương trình xác định mục tiêu cụ thể, rõ ràng thì thực tế vẫn tồn tại những chương trình xác định mục tiêu chung chung nên hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa đạt so với thời gian, chi phí bỏ ra.

Thứ ba là, công tác kiểm tra, đánh giá kết quả sau đào tạo, bồi dưỡng – đây là việc cấp thiết không thể thiếu bởi sẽ là cơ sở quan trọng để kiểm soát lộ trình đào tạo, bồi dưỡng đang diễn ra đúng kế hoạch hay không và khi thực hiện xong kết quả có tương xứng với các chi phí về tài chính, thời gian đã dành cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng hay không. Hơn nữa, nếu không làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá kết quả sau đào tạo, bồi dưỡng sẽ là sự thiếu sót gây ảnh hưởng đến những chương trình sau không có căn cứ và không được rút kinh nghiệm cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tiếp theo.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ II, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 64 - 66)