Quy trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức của Cơ sở cai nghiện ma túy số II,

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ II, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 50 - 64)

8. Bố cục của đề tài

2.3. Tìm hiểu thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại Cơ

2.3.2.2. Quy trình đào tạo, bồi dưỡng viên chức của Cơ sở cai nghiện ma túy số II,

ma túy số II, tỉnh Hòa Bình.

Bước 1: Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng.

Việc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình chủ yếu được áp dụng thông qua nhận xét, ý kiến của cán bộ quản lý phòng ban phối hợp cùng quản lý phòng Tổ chức – Hành chính của Cơ sở.

Bảng 2.7. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại Cơ

sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019-2021.

Năm Tổng số nhu cầu ĐTBD Căn cứ vào kế hoạch, mục tiêu ĐTBD của Cơ sở trong tương lai Do yêu cầu theo quy định của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Dựa trên nguyện vọng cá nhân của viên chức. Số lượng viên chức tham gia ĐTBD thực tế Mức độ đáp ứng nhu cầu ĐTBD 2019 35 19 10 6 29 82% 2020 30 9 10 11 25 83% 2021 50 28 10 12 40 80% (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Qua bảng 2.7 về xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019-2021 cho thấy rằng nguyện vọng cá nhân của viên chức mong muốn được tham gia ĐTBD dấu hiệu tăng dần trong giai đoạn 2019-2021 là biểu hiện tích cực về tinh thần học hỏi, nhu cầu nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng,.. của bản thân. Mức độ đáp ứng nhu cầu trong năm 2020 tăng so với năm 2019, sau đó đến năm 2021 lại có dấu hiệu giảm. Nguyên nhân là do chỉ tiêu đủ điều kiện tham gia ĐTBD chưa nhiều và nguồn chi phí cho công tác ĐTBD đội ngũ viên chức còn eo hẹp, chưa thể thỏa mãn các nhu cầu ĐTBD viên chức tại Cơ sở.

Mỗi năm, vào quý V, cán bộ quản lý các phòng ban sẽ tạo gửi mẫu đăng ký nhu cầu đào tạo tới viên chức thuộc phòng ban của mình, sau đó Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính sẽ tổng hợp trình ban giám đốc Cơ sở.

*Đối với nhu cầu căn cứ vào kế hoạch, mục tiêu ĐTBD của Cơ sở trong tương lai: đó là những nhu cầu nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn,phẩm chất, kỹ năng,… như kiến thức điều trị cai nghiện ma túy bằng Methadone; kỹ năng giải quyết xung đột của người cai nghiện ma túy… để viên chức thực hiện công việc tốt hơn, viên chức quản lý tổ chức, lãnh đạo Cơ sở vững mạnh hơn. Ngoài ra, đó cũng là mục tiêu phấn đấu hàng năm để Cơ sở giữ vững danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”.

*Đối với nhu cầu ĐTBD do yêu cầu theo quy định của Sở Lao động – Thương binh và xã hội: Chủ yếu là ĐTBD về những yêu cầu về lý luận chính trị, trình độ tin học văn phòng, nâng cao nghiệp vụ trong công tác phòng chống tệ nạn xã hội…để viên chức của Cơ sở đảm bảo khả năng giải quyết công việc được giao.

*Đối với nhu cầu ĐTBD dựa trên nguyện vọng cá nhân của viên chức: đó là những nhu cầu xuất phát từ chính nhận thức của họ, nhằm nâng cao trình độ của bản thân lên cao hơn như tham gia vào chương trình đào tạo sau Đại học, cụ thể học lên trình độ Thạc sĩ để hoàn thiện bản thân và cầu tiến trong công việc.

Căn cứ vào tình hình thực tế thực thi công vụ, mức độ hoàn thành công việc được giao, ban giám đốc và phòng Tổ chức – Hành chính sẽ căn cứ thêm định hướng của Cơ sở cai nghiện ma túy số II vào năm tới, xem xét nhu cầu đào tạo mà viên chức đã đăng ký để ban giám đốc xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của Cơ sở rồi sẽ đưa vào kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức trình Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Hòa Bình.

Bước 2: Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng.

Mục tiêu chung ở các khóa đào tạo, bồi dưỡng mà Cơ sở cai nghiện số II hướng tới là quyết tâm đồng bộ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức, tạo điều kiện thuận lợi để viên chức có cơ hội tham gia đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao năng lực hoạt động thực hiện nhiệm vụ công vụ. Đặc biệt, Cơ sở cai nghiện ma túy

số II cũng có mục tiêu đào tạo bồi dưỡng các kỹ năng, nghiệp vụ chuyên môn, chứng chỉ để đảm bảo chất lượng viên chức của đơn vị mình… Đảm bảo khi kết thúc khóa đào tạo, bồi dưỡng thì viên chức có thể thực thi công vụ, hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc hơn để cống hiến cho sự phát triển của Cơ sở. Dưới đây là bảng xác định mục tiêu ĐTBD cụ thể cho từng khóa ĐTBD mà tác giả đã tìm hiểu được:

Bảng 2.8. Xác định mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình.

ST T

Tên chương trình đào tạo

Mục tiêu của chương trình đào tạo

1 Trình độ lý luận chính trị

Trang bị cho Ban giám đốc Cơ sở, quản lý các phòng ban ở Cơ sở và viên chức những

kiến thức cơ bản và cần thiết về lý luận chính trị - hành chính; củng cố, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trình

độ lãnh đạo, quản lý; kỹ năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và

nhân dân giao phó.

2 Trình độ tin học văn phòng

Để đội ngũ viên chức tại Cơ sở thành thạo các kỹ năng mềm về tin học nói chung và học tin học văn phòng nói riêng, có thể hoàn

thành trôi chảy các công việc về tin học như là: hoạt động giao dịch bằng giấy tờ, văn bản, hoạt động kế toán hay hoạt động liên quan đến quản lý hành chính – nhân sự…

3

Đào tạo Đại học, sau Đại học

Nâng cao chất lượng viên chức tại Cơ sở, giúp họ có thêm trình độ, chuyên môn tốt hơn để thực hiện công việc hiệu quả hơn. Kiến thức về tư vấn, điều Để đội ngũ viên chức tại Cơ sở có thêm hiểu

4 trị và phòng chống HIV/AIDS

biết, cập nhật những phương pháp tư vấn hiệu quả cho người cai nghiện ma túy, để viên chức được trau dồi và tích lũy những kinh nghiệm thực tế phục vụ cho lĩnh vực

hoạt động của Cơ sở.

5 Kiến thức Quản lý Nhà nước chương trình

Chuyên viên

Nhằm trang bị, cập nhật những kiến thức nâng cao về Quản lý Nhà nước và phát triển năng lực thực thi công vụ cho học viên phù hợp với tiêu chuẩn theo quy định và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Nhà nước.

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Từ mục tiêu ĐTBD của một số khóa ĐTBD đội ngũ viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II mà tác giả đã tìm hiểu, có thể thấy, khi lên kế hoạch ĐTBD, Cơ sở đều đã định hướng ra mục tiêu cần đạt được một cách khá rõ ràng, cụ thể.

Bước 3: Lựa chọn đối tượng đào tạo, bồi dưỡng.

Căn cứ vào kết quả đánh giá chất lượng viên chức hàng năm, Trưởng phòng Tổ chức – Hành chính sẽ lựa chọn những viên chức chưa vững chuyên môn nghiệp vụ, chưa đáp ứng được về trình độ lý luận chính trị… để tổng hợp trình ban giám đốc xem xét và phê duyệt.

Đối tượng được đào tạo, bồi dưỡng phải có thâm niên công tác trong ngành từ 36 tháng trở lên, chỉ khuyến khích những viên chức có thành tích xuất sắc sẽ được xét giảm thời gian thâm niên từ 24 tháng được tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

Tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình chưa có đội ngũ chuyên môn về chương trình đào tạo, bồi dưỡng nhưng việc lựa chọn viên chức được tham gia đào tạo, bồi dưỡng được tiến hành nghiêm túc, chặt chẽ.

Các lớp bồi dưỡng về lý luận chính trị: Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình liên kết với Trường Chính trị tỉnh Hòa Bình về hoạt động đào tạo, bồi dưỡng viên chức.

Các lớp đào tạo chuyên môn: Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình nhận sự chỉ đạo tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ đạo, sắp xếp của Sở Lao

động - Thương binh và xã hội tỉnh Hòa Bình về địa điểm, các kiến thức, kỹ năng… được đào tạo, bồi dưỡng.

Các lớp bồi dưỡng tại Cơ sở: Các cán bộ, viên chức quản lý tại Sở Y tế, viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số I, tỉnh Hòa Bình … sẽ tới Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình bồi dưỡng kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm trong điều trị cắt cơn nghiện ma túy, điều trị các rối loạn về thể chất và tâm thần cho người nghiện ma túy…

Bước 4: Xây dựng chương trình, lựa chọn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng. *Xây dựng chương trình, lựa chọn phương pháp đào tạo, bồi dưỡng.

Căn cứ vào nhu cầu thực tiễn của Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình và căn cứ chương trình cụ thể cho từng năm, giám đốc Cơ sở sẽ trình lên Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hòa Bình. Nếu được duyệt thì chương trình sẽ bắt đầu tiến hành. Thực tế chương trình đào tạo, bồi dưỡng tại Cơ sở được thực hiện qua các bước

- Xác định đối tượng tham gia đào tạo, bồi dưỡng.

- Xác định thời gian đào tạo, bồi dưỡng, các kiến thức cần đào tạo, bồi dưỡng.

- Trình cấp trên có thẩm quyền, khi được duyệt thì sẽ thực hiện theo kế hoạch.

Trong giai đoạn 2019-2021, viên chức của Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình đã tham gia vào rất nhiều các khóa ĐTBD, cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Danh sách các khóa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại

Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019-2021.

STT Tên khóa đào tạo, bồi dưỡng Thời gian ĐTBD 1 Trình độ tin học văn phòng. Khoảng 03 tháng

2 Trình độ lý luận chính trị. 01 năm

(học liên tục 10 ngày/01 tháng)

3 Nâng cao kiến thức điều trị cai nghiện ma túy.

4 Đại học chính quy. 04 năm

5 Đào tạo sau Đại học (lên trình độ Thạc sĩ).

1,5-2 năm

6 Đào tạo viên chức mới.(thời gian tập sự) 12 tháng

7 Phổ biến về nâng cao kỹ năng giải quyết tình huống phát sinh trong quá trình quản lý học viên.

02 ngày

8 Kiến thức về tư vấn, điều trị và phòng chống HIV/AIDS.

01 tuần

9 Kiến thức Quản lý Nhà nước chương trình Chuyên viên

3,5 tháng

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Thông qua danh sách các khóa đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2019-2021 đã phản ánh rõ công tác ĐTBD đội ngũ viên chức tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình đang rất được quan tâm, tạo điều kiện để viên chức đảm bảo kiến thức cơ bản, nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc hiệu quả.

Bước 5: Về chi phí đào tạo, bồi dưỡng.

Chi phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng viên chức của Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình được cấp từ Sở Lao động - Thương binh và xã hội tỉnh Hòa Bình và Chi cục phòng chống tệ nạn xã hội tỉnh Hòa Bình. Với mỗi hình thức đào tạo, bồi dưỡng khác nhau sẽ có chi phí khác nhau, đa phần các khóa ĐTBD đều do Cơ quan chủ quản tổ chức, viên chức tại Cơ sở có quyền, trách nhiệm tham gia và không có thẩm quyền nắm bắt thông tin về chi phí cho các khóa ĐTBD đó.

Viên chức sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình đã rất chú trọng đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, cụ thể là có những viên chức sẵn sàng tự túc chi phí ĐTBD để nâng cao trình độ của bản thân góp phần thực hiện công việc hiệu quả, cụ thể là:

Bảng 2.10. Danh sách tổng hợp tổng số viên chức tự túc chi phí đào tạo,

bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giai đoạn 2019-2021.

ST T

Năm Tổng số viên chức tự túc chi phí ĐTBD nâng cao trình độ chuyên

môn Tên khóa ĐTBD 1 2019 5 Đại học chính quy 2 2020 1 Thạc sĩ quản lý kinh tế 3 2021 1 Thạc sĩ công tác xã hội (Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính) Qua số liệu tại bảng 2.10, ta đã thấy được nguồn chi cho đào tạo, bồi dưỡng tại Cơ sở cai nghiện ma túy số II, tỉnh Hòa Bình còn rất eo hẹp, gặp nhiều khó khăn. Nhiều viên chức có nguyện vọng nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân để phục vụ tốt trong công việc tuy nhiên, họ phải tự túc chi phí để tham gia đào tạo, bồi dưỡng mà không được hỗ trợ.

Bước 6: Tiến hành chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Khi đã thực hiện các bước ở trên, các phòng ban, bộ phận trong Cơ sở cai nghiện ma túy số II sẽ tiến hành theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng mà Giám đốc Cơ sở đã duyệt trước đó. Thời gian tiến hành đào tạo, bồi dưỡng thường được chọn vào thời điểm hợp lí để viên chức không bị ảnh hưởng tới quá trình thực hiện công việc, Cơ sở cai nghiện ma túy số II có trách nhiệm phân công người theo dõi việc thực hiện, duy trì kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Đối với viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng lao động mới cần phân công viên chức cụ thể có kinh nghiệm tại Cơ sở để kèm cặp, hướng dẫn nhân sự mới.

Đối với khóa ĐTBD nội bộ: Phòng Tổ chức – Hành chính sẽ có trách nhiệm liên hệ và mời giảng viên tới Cơ sở giảng dạy, sắp xếp lịch ĐTBD và chuẩn bị, kiểm tra máy móc, trang thiết bị phục vụ cho chương trình ĐTBD.

Đối với khóa ĐTBD bên ngoài: Phòng Tổ chức – Hành chính thông báo thời gian, địa điểm cụ thể với các đối tượng có tên trong danh sách ĐTBD.

Trong quá trình tham giá chương trình ĐTBD, phòng Tổ chức – Hành chính sẽ có nhiệm vụ phân công viên chức đi quan sát và kiểm tra việc tham gia ĐTBD của viên chức để kịp thời giải quyết các trường hợp có thể phát sinh.

Có thể thấy rằng, việc tiến hành chương trình ĐTBD được thực hiện một cách bài bản, việc tham gia ĐTBD được gắn liền với công tác quan sát, kiểm tra chặt chẽ góp phần đảm bảo chất lượng của chương trình ĐTBD.

Bước 7: Đánh giá chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, bồi dưỡng, Giám đốc Cơ sở sẽ đánh giá kết quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng vừa qua. Việc đánh giá chương trình đào tạo được thực hiện qua hai phương pháp:

Thứ nhất là, đối với khóa đào tạo, bồi dưỡng do Cơ sở tổ chức: việc đánh giá sẽ thông qua kết quả của bài báo cáo, thu hoạch… số điểm và nhận xét, góp ý của giảng viên hoặc chuyên gia sẽ là căn cứ để đánh giá chương trình ĐTBD.

Thứ hai là, đối với khóa ĐTBD bên ngoài: việc đánh giá sẽ thông qua chứng chỉ, văn bằng mà viên chức được sau khóa ĐTBD dài hạn hoặc giấy chứng nhận được cấp sau khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn.

Thứ ba là, đối với đánh giá từ giảng viên, các giảng viên sẽ thực hiện đánh giá học viên vào cuối khóa ĐTBD trên phiếu đánh giá dựa trên những tiêu chí như: tình hình tham gia các buổi ĐTBD, sự tương tác của học viên và khả năng tiếp thu nội dung khóa ĐTBD của học viên… Sau đó, giảng viên có trách nhiệm gửi phiếu đánh giá tới phòng Tổ chức – Hành chính để tổng hợp và làm báo cáo lên Ban giám đốc Cơ sở. Nhờ điều này, sẽ là cơ sở quan trọng để đúc rút những kinh nghiệm quý báu nhằm hoàn thiện những hạn chế có thể gặp phải trong những khóa ĐTBD tiếp theo.

Đồng thời, để đảm bảo đánh giá đa chiều, khách quan, Cơ sở cũng sẽ phát phiếu đánh giá cho cả viên chức tham gia ĐTBD để thu thập thông tin về mức độ nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ mà họ vừa được ĐTBD. Trong phiếu đánh giá

chủ yếu sẽ hỏi viên chức mức độ hài lòng về giảng viên, tài liệu đầy đủ không? Kỹ

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ VIÊN CHỨC TẠI CƠ SỞ CAI NGHIỆN MA TÚY SỐ II, TỈNH HÒA BÌNH (Trang 50 - 64)