Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và những vấn đề đặt ra của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 45)

7. Kết cấu của đề tài

1.2 Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của các bộ phận cấu thành

1.2.3 Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội

1.2.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

Việc pháp luật khẳng định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam “là một bộ phận của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” có nghĩa là pháp luật xác định địa vị pháp lý và chính trị của Mặt trận là một thành tố cấu thành thể chế chính trị của nước ta. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam với tư cách là thành viên của hệ thống chính trị có chức năng, nhiệm vụ riêng và tồn tại, hoạt động trong mối quan hệ với các thành viên khác của hệ thống chính trị.

Theo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam do Quốc hội ban hành, quy định tại điều 3, chương I, có nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc như sau: “ Một là, tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; Hai là, Tuyên truyền, vận động Nhân dân

thực hiện quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Ba là, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; Bốn là, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, Năm là, thực hiện giám sát và phản biện xã hội, Sáu là, tập hợp, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng, Nhà nước”.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng đại diện cho lợi ích của nhân dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho các thành viên.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như các tổ chức đoàn thể nhân dân, trước hết là tổ chức của nhân dân nên có chức năng đại diện, bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của các tầng lớp nhân dân trước các cơ quan quyền lực là Đảng và Nhà nước. Đây là lý do tồn tại và là chức năng chủ yếu của bất cứ tổ chức chính trị - xã hội nào.

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có chức năng tập hợp, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, văn minh (theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng). Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tập hợp, xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết trên cơ sở vì lợi ích chung của dân tộc và bằng cách vận động, thuyết phục, hiệp thương dân chủ - thống nhất hành động. Bởi vậy, có thể nói rằng, tổ chức và hoạt động của Mặt trận là sự thống nhất từ đa dạng, không có sự đa dạng khác nhau thì không thành Mặt trận, nhưng không có sự tương đồng và thống nhất về lợi ích chung của Tổ quốc thì cũng không thành Mặt trận.

Chức năng tuyên truyền, thuyết phục, vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đây thực sự là chức năng dân vận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (và cũng là chức năng vận động

nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước thông qua các tổ chức thành viên và các cuộc vận động chung của các tổ chức quần chúng; tuyên truyền, thuyết phục, tổ chức, vận động các phong trào cách mạng mang tính toàn dân. Đây cũng là một trong những yếu tố quy định vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ sở chính quyền của nhân dân.

Chức năng tham gia xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Chức năng này được quy định rõ trong Quyết định 218 – QĐ/TW của Bộ chính trị ngày 12-12-2013 về việc ban hành Quy chế Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia đóng góp ý xây dựng Đảng, xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân là trách nhiệm của mọi thành viên hệ thống chính trị và xã hội. Thực hiện chức năng này không chỉ đảm bảo góp phần làm cho bản thân tổ chức Mặt trận mạnh hơn bởi vì Đảng là thành viên và cũng là hạt nhân lãnh đạo Mặt trận, còn Nhà nước là thiết chế đảm bảo các điều kiện cho hoạt động của mọi thành viên hệ thống chính trị (pháp luật, chính sách, tài chính…)

Chức năng giám sát và phản biện xã hội. Chức năng này được quy định rõ trong Quyết định số 217 – QĐ/TW ngày 12-12-2013 của Bộ chính trị về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Quyền giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được khẳng định trong điều 9 Hiến pháp năm 2013. Sở dĩ có chức năng này là vì Mặt trận là tổ chức quần chúng rộng lớn nhất, đại diện cho mọi tầng lớp nhân dân. Chỉ có thông qua hoạt động giám sát và phản biện xã hội, Mặt trận mới có thể giúp nhân dân kiểm soát được việc sử dụng quyền lực đã ủy quyền của mình cho các cơ quan quyền lực (hoạt động giám sát và phản biện xã hội tạo ra sự chế ước từ bên ngoài để Đảng cầm quyền và Nhà nước không thể tùy tiện trong việc hoạch định đường lối và tổ chức thực thi các quyết sách. Giám sát và phản biện xã hội góp phần vào việc giáo dục đội

ngũ cán bộ, công chức, đảng viên về đạo đức, lối sống, ý thức và kỹ năng…) [38, tr.10].

Khoản 2, Điều 1 Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định: “Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là bộ phận của hệ thống chính trị nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo, là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, nơi thể hiện ý chí, nguyện vọng, tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nơi hiệp thương, phối hợp và thống nhất hành động của các thành viên góp phần giữ vững độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thực hiện thắng lợi vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”.

1.2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của các tổ chức chính trị - xã hội

Các tổ chức chính trị xã hội gồm các cơ quan sau: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh.

Chức năng, vai trò của các tổ chức chính trị xã hội được Đảng chỉ ra ở nhiều văn kiện Đảng. Tại Đại hội lần thứ X, Đảng ta đã xác định: “Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc tập hợp, vận động, đoàn kết rộng rãi các tầng lớp nhân dân; đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; đưa ra các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh vào cuộc sống, góp phần xây dựng sự đồng thuận trong xã hội. Nhà nước ban hành cơ chế để Mặt trận và các đoàn thể nhân dân thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội”[25, tr. 124].

Thứ nhất, chức năng đại diện, bảo vệ lợi ích của các thành viên và hội

viên, đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân; Thứ hai, tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong nhân dân, sự đồng thuận xã hội; Thứ ba, tuyên truyền, vận động nhân dân thực quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Thứ tư, tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân; Thứ năm, giám sát và phản biện xã hội.

Tiểu kết chƣơng 1

Như vậy trên đây là những trình bày ngắn gọn nhất về những lý luận chung của hệ thống chính trị Việt Nam. Từ đó có thể nhận xét hệ thống chính trị Việt Nam có ưu điểm là dễ dàng tạo nên sức mạnh đoàn kết, nhất trí, sự thống nhất từ trên xuống dưới, sự ổn định xã hội cần thiết; nhờ đó mà đưa đất nước vượt qua những thử thách gay go nhất, đánh thắng các tên đế quốc, thực dân bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước, thực hiện công cuộc đổi mới có kết quả. Đó là xét theo chiều từ trên xuống dưới, từ toàn thể đến bộ phận. Ngược lại, xét theo chiều từ dưới lên trên, từ bộ phận đến toàn thể, hệ thống chính trị như thế cũng đảm bảo sự lan tỏa rộng khắp ý chí và quyền lợi của nhân dân.

Tuy nhiên cũng cần thấy những nhược điểm đã biểu hiện hoặc đang tiềm ẩn bên trong hệ thống chính trị Việt Nam. Thứ nhất, ở nơi nào không có nhận thức và xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội thì sẽ xuất hiện sự can thiệp tùy tiện của tổ chức Đảng hoặc các nhân mạo danh tổ chức Đảng. Nếu lãnh đạo Đảng và người lãnh đạo Đảng cao nhất ở đó suy thoái đạo đức, kém năng lực thì ở đó các quá trình kinh tế, xã hội bi trì trệ, dân chủ bị vi phạm hoặc trở nên hình thức. Thứ hai, rất dễ xuất hiện tình tạng bao biện của cấp trên với cấp dưới; sự trông chờ, ỷ lại, thụ động của cấp dưới với cấp trên; tình trạng hành chính hóa, quan liêu hóa các đoàn thể quần chúng, từ đó triệt tiêu sức sáng tạo, năng động của các cá nhân và tổ chức.

Đây là những nền tảng cơ bản nhất để nghiên cứu về tổ chức bộ máy và hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên từ đó thấy được những mâu thuẫn, bất cập trong quá trình hoạt động của hệ thống chính trị tỉnh để đề ra những giải pháp, phương hướng cụ thể, xác thực để ngày càng hoàn thiện hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên nói riêng và hệ thống chính trị Việt Nam nói chung.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ TỈNH THÁI NGUYÊN

Thái Nguyên là tỉnh miền núi nằm liền kề phía Bắc Thủ đô Hà Nội, có diện tích tự nhiên 3.541 km2, dân số gần 1,2 triệu người. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính trực thuộc, trong đó có thành phố Thái Nguyên - đô thị loại I, thị xã Sông Công và 181 đơn vị xã, phường, thị trấn (Bao gồm: 18 xã vùng cao, 126 xã vùng núi, 63 xã ATK, 44 xã đặc biệt khó khăn).

Là địa phương có bề dày truyền thống văn hoá lịch sử và cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân và đế quốc xâm lược, Thái Nguyên đã hoàn thành suất xắc nhiệm vụ là An toàn khu cho Trung ương Đảng, Chính phù, các cơ quan, ban ngành Trung ương đứng chân trên địa bàn. Đặc biệt, tại khu di tích lịch sử ATK Định Hoá - di tích quốc gia đặc biệt, đã là nơi sống, làm việc của Bác Hồ và của nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong suốt các năm kháng chiến từ 1947 đến năm 1954.

Tỉnh Thái Nguyên trước đây là thủ phủ của khu tự trị Việt Bắc, ngày nay trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tỉnh Thái Nguyên được Trung ương Đảng, Chính phủ xác định là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế, đào tạo của vùng trung du miền núi Bắc Bộ và của cả nước. Là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường sông quan trọng, cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hoá giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Là địa phương có ngành luyện kim ra đời và phát triển sớm nhất trong cả nước. Khu liên hợp Gang thép được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước, ngày nay đang tiếp tục được đầu tư, phát huy hiệu quả với thương hiệu TISCO, cùng với các đơn vị gang thép đóng trên trên địa bàn, hàng năm đã sản xuất và cung cấp cho thị trường gần 1 triệu tấn thép cán.

Hệ thống y tế trên địa bàn tỉnh gồm Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và khoảng 20 bệnh viện trực thuộc tỉnh. Là một trong 3 trung tâm đào tạo lớn của cả nước sau thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn tỉnh có 9 trường đại học, 23 trường cao đẳng, 52 cơ sở dạy nghề, trên 100.000 sinh viên, học sinh đang theo học và đội ngũ trên 3.000 giáo viên, giảng viên là các giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ và người có trình độ chuyên môn cao. Hàng năm đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp hàng vạn trí thức, cán bộ khoa học kỹ thuật, công nhân lành nghề cho tỉnh và các tỉnh khu vực phía Bắc.

Thái Nguyên còn được biết đến với thương hiệu chè nổi tiếng “Đệ nhất danh trà”. Hiện nay, diện tích chè toàn tỉnh khoảng 19.000 ha, đứng thứ hai toàn quốc với nhiều vùng chè nổi tiếng như Tân Cương, Trại Cài, La Bằng... Đặc biệt, được sự cho phép của Chính phủ, sự giúp đỡ của các Bộ, ngành Trung ương, Thái Nguyên đã tổ chức thành công Festival trà Quốc tế, Việt Nam lần thứ nhất 2011, góp phần giới thiệu, quảng bá thương hiệu chè nói riêng và con người, quê hương Thái Nguyên đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Đảng bộ tỉnh có 18 đảng bộ trực thuộc với trên 7,6 vạn đảng viên, sinh hoạt tại 785 tổ chức cơ sở đảng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và những vấn đề đặt ra của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)