7. Kết cấu của đề tài
2.1 Tổ chức bộ máy và hoạt động của Đảng bộ Tỉnh
2.1.2 Hoạt động của Đảng bộ Tỉnh
Trong những năm qua Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã hoàn thành khá tốt chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của Hiến pháp và luật, trong đó có một số hoạt động nổi bật như sau:
Đổi mới lề lối làm việc của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Ban chấp hành
Đảng bộ tỉnh. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh đã xây dựng và tổ chức thực hiện
tốt Quy chế làm việc Chương trình công tác toàn khoá, công tác năm; bổ sung nhiệm vụ giám sát vào Quy chế làm việc của Ban chấp hành. Hàng năm Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã duy trì và thực hiện tốt chương trình hội nghị thường kỳ hàng tháng, quý và các cuộc họp bất thường. Tổ chức thực hiện tốt các cuộc kiểm tra, giám sát theo chương trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và của Tỉnh uỷ; chỉ đạo xây dựng các chương trình, đề án cụ thể phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội an ninh, quốc phòng trên địa bàn đạt kết quả. Duy trì thực hiện tốt chế độ giao ban định kỳ Thường trực Tỉnh uỷ
với các ban đảng, khối chính quyển, đoàn thể và khối nội chính tỉnh để nắm bắt tình hình kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đảng bộ trực thuộc, các cơ quan đơn vị, tình hình diễn biến tư tưởng của cán bộ đảng viên và quần chúng nhân dân từng tháng, quý trong thời gian qua để biểu dương ghi nhận kết quả đạt được, kịp thời chỉ đạo tháo gỡ những khó khăn vướng mắc đang diễn ra ở mỗi ngành, mỗi cấp, những vấn đề phát sinh ở cơ sở để giúp cho các cấp uỷ, chính quyền và các đoàn thể trong hệ thống chính trị của Đảng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, đảm bảo tính chủ động trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ thực hiện sự phân công các đồng chí uỷ viên Ban Thường vụ phụ trách khối, các đồng chí Tỉnh uỷ viên phụ trách theo dõi, chỉ đạo đối với các các sở, ban, ngành, đoàn thể, các đảng bộ huyện, thành thị và đảng bộ trực thuộc; Các ban xây dựng đảng, các sở, ban, ngành, các đảng bộ trực thuộc chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch công tác theo nhiệm kỳ và kế hoạch cụ thể từng năm nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã làm việc và có nghị quyết chuyên đề lãnh đạo, chỉ đạo đối với 12 đảng bộ huyện, thành, thị, đảng bộ trực thuộc và một số cơ quan, đoàn thể. Qua đó nhằm đề ra những định hướng lớn đối với sự phát triển của từng địa phương, đơn vị.
Ban Thường vụ, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát; định kỳ đánh giá kết quả thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế, xã hội; tổ chức sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của trung ương, của tỉnh để đánh giá kết quả thực hiện được, chỉ ra những hạn chế yếu kém và những nguyên nhân của tồn tại, rút ra bài học kinh nghiệm, tiếp tục điều chỉnh, bổ sung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong thời gian tiếp theo.
Thực hiện việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy và quy định về chức năng,
nhiệm vụ của các tổ chức trong hệ thống chính trị. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã
chức năng, nhiệm vụ và quy chế làm việc của từng cơ quan đơn vị. Đến nay 100% các cấp uỷ, các tổ chức đảng, các cơ quan khối đảng, đoàn thể trong tỉnh đã xây dựng quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ rõ ràng, phát huy được tinh thần trách nhiệm, tính chủ động của cán bộ trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá X, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở thực hiện kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức bộ máy cơ quan Đảng, định hướng đổi mới tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội theo hướng tinh gọn, hiệu quả, đúng tinh thần chỉ đạo.
Ở cấp tỉnh, sau khi sắp xếp lại có 08 cơ quan, đơn vị trực thuộc Tỉnh uỷ gồm: Văn phòng Tỉnh uỷ, Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Ban Dân vận Tỉnh uỷ, Cơ quan UBKT Tỉnh uỷ, Báo Thái Nguyên, Trường chính trị tỉnh, Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh, giảm 3 đầu mối (Ban Kinh tế, Ban nội chính, Ban Bảo vệ chính trị nội bộ) so với trước đây.
Về tổ chức Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn, ở cấp tỉnh hiện có 4 Ban cán sự Đảng gồm: Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Ban cán sự Đảng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, BCS Đảng Toà án nhân dân tỉnh, Ban cán sự Đảng Ngân hàng Nhà nước tỉnh và 6 Đảng đoàn gồm: Đảng đoàn HĐND tỉnh, Đảng đoàn MTTQ, Đảng đoàn Liên đoàn lao động, Đảng đoàn Hội nông dân, Đảng đoàn Hội Phụ nữ và Đảng đoàn Hội Cựu chiến binh tỉnh. Các Ban cán sự Đảng, Đảng đoàn đã thể hiện tốt vai trò chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định nhất là trong công tác chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị và công tác tổ chức cán bộ.
Ở cấp huyện sau khi sắp xếp, hiện có 6 cơ quan, đơn vị trực thuộc Huyện uỷ gồm: Ban Tổ chức, Cơ quan UBKT, Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Văn phòng Huyện uỷ và Trung tâm Bồi dưỡng chính trị. Đối với các Đảng bộ trực thuộc tỉnh, BTV Tỉnh uỷ đã chỉ đạo lập Đảng uỷ khối Doanh nghiệp, Đảng uỷ
khối các cơ quan tỉnh có 4 cơ quan tham mưu gồm: Ban Tổ chức, Cơ quan UBKT, Ban Tuyên giáo, Văn phòng. Các đảng bộ trực thuộc khác thực hiện đúng theo quy định của Điều lệ Đảng.
Đối với cấp xã phường, thị trấn đã chỉ đạo thành lập và kiện toàn đầy đủ các cơ quan tham mưu của cấp uỷ theo hướng kiêm nhiệm và phân công đồng chí bí thư, phó bí thư hoặc uỷ viên thường vụ làm Trưởng khối dân vận, chủ nhiệm UBKT, Trưởng Ban Tuyên giáo đảng uỷ cơ sở, tiến hành hợp đồng cán bộ văn phòng đảng uỷ theo hướng cán bộ bán chuyên trách.
Cùng với việc kiện toàn tổ chức bộ máy, các cấp uỷ và cơ quan tham mưu cấp uỷ đã chủ động rà soát, bổ sung chức năng, nhiệm vụ và xây dựng quy chế làm việc, quy chế phối hợp. Đến nay, 100% các tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở đều có quy chế làm việc, quy chế phối hợp, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân cấp, phân công trách nhiệm rõ ràng, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa sự lãnh đạo của tổ chức đảng với vai trò quản lý của các cơ quan nhà nước, MTTQ và các đoàn thể, đảm bảo không chồng chéo, cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Về sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nước: Thực hiện Nghị định số 13/2008/NĐ-CP và Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh và UBND cấp huyện; Nghị quyết số 545/2007/NQ-UBTVQH12 ngày 11/12/2007 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc thành lập và quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu, tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh. Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo sắp xếp tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh và cấp huyện, đồng thời tổ chức lại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân theo yêu cầu của các nghị định trên. Đến nay, số cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh hiện có 19 cơ quan, (giảm 04 cơ quan, đơn vị gồm: Uỷ ban Dân số gia đình-Trẻ em, Sở Thể dục- Thể thao, Ban
Thi đua- khen thưởng, Ban Tôn giáo). Số cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp huyện hiện có 13 đầu mối (giảm 01 đầu mối).
Việc sắp xếp tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh và cấp huyện đảm bảo hoạt động ổn định và nâng cao hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, làm rõ hơn chức, năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, từng chức danh cán bộ, công chức, đảm bảo yêu cầu không chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan. Căn cứ Thông tư liên tịch của Bộ Nội vụ và các Bộ, Ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, xây dựng, phê duyệt Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên đến hàng năm, tăng cường phân cấp một số nhiệm vụ quan trọng cho các sở ngành, UBND cấp huyện. Trên cơ sở các quy định của pháp luật và yêu cầu thực tiễn, tỉnh đã lập thủ tục đề nghị thành lập mới Sở Ngoại vụ, Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng tỉnh, Ban bồi thường giải phóng mặt bằng tỉnh, Ban quản lý khu di tích lịch sử sinh thái ATK Định Hoá, Ban quản lý khu du lịch vùng Hồ Núi Cốc, Trung tâm phát triển quỹ nhà đất và đầu tư xây dựng hạ trầng kỹ thuật...Đồng thời thường xuyên kiện toàn, bổ sung thành viên các Ban chỉ đạo, các tổ chức tư vấn phối hợp liên ngành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Công tác cải cách hành chính được quan tâm chỉ đạo quyết liệt theo hướng triển khai đồng bộ trên tất cả các nội dung như cải cách thể chế, rà soát văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính, cơ chế một cửa liên thông, cải cách tổ chức bộ máy, cải cách tài chính công... tạo ra những chuyển biến tích cực trong nền hành chính. Thực hiện Quyết định 30/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước, đến nay, tỉnh đã rà soát được 1.210 thủ tục hành chính. Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp, đồng thời đẩy mạnh thu hút đầu tư, tính đến tháng 5/2010, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có 341 dự án được chấp thuận đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư, với tổng số vốn gần 91.000 tỷ đồng.
Do thực hiện tốt công tác kiện toàn tổ chức bộ máy, thực hiện đổi mới hoạt động, tăng cường cải cách hành chính nên đã nâng cao hoạt động quản lý, điều hành của UBND các cấp, bám sát các chủ trương, nghị quyết của các cấp uỷ đảng, tập trung chỉ đạo quyết liệt, xác định các khâu đột phá, thực hiện hoàn thành vượt mức các mục tiêu và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2005- 2010.
Về tổ chức bộ máy của HĐND các cấp: Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có 5 đơn vị gồm: ban Văn hoá -xã hội, ban Kinh tế - ngân sách, ban Pháp chế, ban Dân tộc, Văn phòng hoạt động chuyên trách. Hội đồng nhân dân cấp huyện, thành, thị có 2 ban (ban Kinh tế - xã hội và ban Pháp chế) hoạt động kiêm nhiệm. Hoạt động của HĐND các cấp có nhiều đổi mới, chất lượng các kỳ họp, chất lượng các cuộc giám sát, tiếp xúc cử tri được nâng cao, phát huy được vai trò cơ quan quyền lực ở địa phương, đề ra các chủ trương, chính sách sát với tình hình thực tế ở từng địa phương, cơ sở. Đại biểu HĐND thực hiện tốt chương trình tiếp xúc cử trị, thực sự là cầu nối để đưa ý kiến của cử tri đóng góp vào việc xây dựng các chủ trương, chính sách cụ thể ở địa phương.
Về định hướng sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khoá X, tổ chức bộ máy của MTTQ và các đoàn thể cấp tỉnh và cấp huyện có 6 đơn vị gồm: Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Liên đoàn lao động, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh. Cấp xã gồm 5 đơn vị: Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân và Hội Cựu chiến binh, riêng tổ chức công đoàn hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể đã tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, quan tâm công tác cán bộ; đổi mới phương thức hoạt động, tập trung triển khai các hoạt động từ cơ sở, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động trong các tầng lớp nhân dân, đoàn viên, hội
viên tham gia các phong trào thi đua yêu nước, gắn với việc tuyên truyền nội dung Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị.
Về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, thực hiện chính sách cán bộ và tinh giản biên chế: Cùng với việc đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy ở các cấp, các ngành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tập trung chỉ đạo, ban hành nhiều văn bản, quy định, quy chế, hướng dẫn nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Sau 4 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 4 khoá X, công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, luân chuyển, bổ nhiệm và thực hiện chính sách cán bộ được triển khai đồng bộ và đạt nhiều kết quả quan trọng; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng cao rõ rệt.
Do làm tốt các khâu của công tác cán bộ nên chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức được nâng cao rõ rệt. Tính đến tháng 12 năm 2010, tổng số cán bộ, công chức của tỉnh: 2.869 người, trong đó khối Đảng, đoàn thể có 961 người, khối Nhà nước có 1908 người [85, tr. 6].
Về trình độ chuyên môn có 2161 người có trình độ đại học (75,3%); 227 người có trình độ thạc sĩ (7,91%) và 7 người có trình độ tiến sĩ (0,24%), còn lại là cao đẳng và trung cấp.
Về ngạch chuyên viên cao cấp có 26 người (0,91%), chuyên viên chính và tương đương có 382 người (13,3%), chuyên viên và tương đương có 1852 người (64,6%).
Về trình độ lý luận chính trị: cao cấp, cử nhân có 595 người (20,8%); trung cấp 1389 người (48,4%), còn lại là sơ cấp.
Cán bộ công chức cấp xã hiện có 3282 người (trong đó cán bộ chuyên trách 1886 người, công chức cấp xã 1396 người) tăng 315 người so năm 2004. Trình độ đại học có 385 người (11,7%) tăng 5,9% so năm 2004, trung
cấp, cao đẳng có 1327 người (40,4%) tăng 10,3% so năm 2004, còn lại là sơ cấp. Về trình độ chính trị: trung cấp có 1797 người (54,8%) tăng 13,4%, cao cấp có 21 người (0,64%).
Sau Đại hội Đảng các cấp, nhiệm kỳ 2010- 2015, chất lượng cấp uỷ viên các cấp được nâng cao so với nhiệm kỳ 2005-2010.
Cấp uỷ viên cấp tỉnh, tổng số 55 đồng chí, trong đó 100% có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên, 12 đồng chí có trình độ thạc sỹ (21,81%) 5 đồng chí có trình độ tiến sĩ (9,09%), 55/55 đồng chí có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị.
Tổng số cấp uỷ viên cấp huyện có 551 đồng chí, trong đó 530 đồng chí có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên (96,19%), 374 đồng chí có trình độ cao cấp lý luạn chính trị trở lên, đạt 67,88%.
Tổng số cấp uỷ viên cơ sở có 5.177 đồng chí, trong đó 4.401 đồng chí có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên (85.01%), 3750 đồng chí có trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên (72,44%), trong đó có 649 đồng chí có trình độ cao cấp lý luận chính trị.
Về ưu điểm: Việc sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, đoàn thể chính quyền trong tỉnh bảo đảm tinh gọn, khắc phục cơ bản tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ. Các cơ quan, đơn vị đều xây dựng quy chế hoạt