Tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và những vấn đề đặt ra của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 57)

7. Kết cấu của đề tài

2.2 Tổ chức bộ máy và hoạt động của chính quyền tỉnh

2.2.1 Hội đồng nhân dân tỉnh

Theo Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003 đã nêu trên thì Hội đồng nhân dân tỉnh là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên; đồng thời quyết định các vấn đề của địa phương do luật định. Trong quá trình hoạt động, Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát, hướng dẫn của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thông qua Ủy ban thường vụ Quốc hội; sự kiểm tra hướng dẫn của Chính phủ; chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Đại diện cho nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân căn cứ vào quyết định của cơ quan nhà nước ở trung ương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh nâng cao mức sống nhân dân, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước, giám sát hoạt động Thường trực của Hội đồng nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát thực hiện Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, việc tuân theo Hiến pháp, luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân địa phương. Những nhiệm vụ, quyền hạn trên được cụ thể hóa ở từng lĩnh vực của đời sống xã hội trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Để thực hiện những nhiệm vụ trên, Hội đồng nhân dân ban hành Nghị quyết để định ra chủ trương, biện pháp lớn và giám sát thực hiện Nghị quyết.

Nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân được thực hiện thông qua các hình thức hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban và đại biểu Hội đồng nhân dân. Hình thức hoạt động chủ yếu là các kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Kỳ họp của Hội đồng nhân dân là hoạt động duy nhất để ra các

Nghị quyết có ý nghĩa pháp lý. Thông qua các kỳ họp, ý chí của nhân dân địa phương trở thành quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Về cơ cấu tổ chức gồm: 1 chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh, 2 phó chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh và 1 Ủy viên thường trực.

Các ban của Hội đồng nhân dân gồm: Ban kinh tế - ngân sách; Ban văn hóa – xã hội; Ban pháp chế; Ban dân tộc.

2.2.2 Ủy ban nhân dân tỉnh

Đây là chính quyền của các địa phương cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có từ 9 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, 1 ủy viên thư ký và các ủy viên khác. Thường trực Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, và ủy viên thư ký. Người đứng đầu chính quyền địa phương cấp tỉnh là Chủ tịch Ủy ban nhân dân. Trên danh nghĩa, vị trí này do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định bằng bầu cử theo hình thức bỏ phiếu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thường đồng thời là một Phó Bí thư Tỉnh ủy.

Bộ máy giúp việc của chính quyền địa phương cấp tỉnh gồm Văn phòng Ủy ban Nhân dân và các sở, ban, ngành, chia thành các khối:

Khối tổng hợp: Văn phòng Ủy ban Nhân dân, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ (trước kia là Ban Tổ chức chính quyền).

Khối nội chính: Sở Tư pháp, Thanh tra. Ngoài ra, các cơ quan sau đây chịu sự chỉ đạo theo ngành dọc, mà không trực thuộc Ủy ban Nhân dân: Công an tỉnh, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.

Khối lưu thông phân phối: Sở Công Thương, Sở Tài chính (trong đó có Kho bạc Nhà nước). Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành chịu sự chỉ đạo theo ngành dọc, mà không trực thuộc Ủy ban Nhân dân.

Khối nông lâm nghiệp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và môi trường

Khối công nghiệp: Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Khoa học và công nghệ (trong đó có Cục Tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng).

Khối văn hóa xã hội: Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Y tế, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội

Số Sở, ban thuộc Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh là 19, trong đó cơ cấu cứng là 18 Sở, ban, bao gồm các Sở: Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng (Quy hoạch và Kiến trúc), Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Lao động- Thương binh và Xã hội, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế; Thanh tra tỉnh; Văn phòng Ủy ban Nhân dân. Sở được tổ chức theo đặc thù của từng địa phương là Sở Ngoại vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và những vấn đề đặt ra của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)