7. Kết cấu của đề tài
3.2 Giải pháp
3.2.2 Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy
và Ủy ban nhân dân
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND các cấp trong thời gian đến, ngoài việc nâng cao vai trò, trách nhiệm, đổi mới và nâng cao
chất lượng hoạt động của Thường trực, các Ban HĐND, Tổ đại biểu, đại biểu HĐND và đội ngũ tham mưu giúp việc, cần được sự quan tâm hơn nữa của cấp thẩm quyền đối với một số vấn đề sau:
Một là, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với
hoạt động của HĐND, đặc biệt, là việc quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ có năng lực bảo đảm các chức danh trong HĐND tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Tăng số lượng cấp ủy cùng cấp trong Thường trực và Ban của HĐND.
Hai là, sửa đổi Luật Tổ chức HĐND và UBND cho phù hợp với Hiến
pháp năm 2013 và sát với thực tiễn hoạt động của HĐND các cấp hơn, tập trung vào các vấn đề: tăng đại biểu HĐND chuyên trách, cụ thể như quy định Thường trực HĐND tỉnh gồm Chủ tịch và 02 Phó Chủ tịch (bỏ chức danh Ủy viên thường trực); các Ban HĐND tỉnh có Trưởng Ban và Phó Ban chuyên trách. Bên cạnh đó, cần quy định cụ thể về khen thưởng, bãi nhiệm, miễn nhiệm đối với đại biểu HĐND; về thời gian tham gia hoạt động công tác HĐND đối với thành viên không chuyên trách của các Ban HĐND.
Ba là, ban hành Luật giám sát của HĐND, theo đó cần quy định cụ thể
về những vấn đề như thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phương thức giám sát của HĐND; cơ chế, nguồn lực để sử dụng tư vấn thẩm định phản biện, phục vụ cho công tác thẩm tra, giám sát của HĐND; nhiệm vụ, trách nhiệm của các cơ quan liên quan như UBND, các cơ quan chuyên môn trong việc chuẩn bị nội dung phục vụ hoạt động giám sát của HĐND; trách nhiệm xử lý, giải quyết, thực hiện các kiến nghị sau giám sát của HĐND; các chế tài áp dụng khi các cơ quan chức năng không thực hiện các kiến nghị sau giám sát... làm cơ sở pháp lý cụ thể để HĐND thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Phương hướng sửa đổi cơ chế chịu trách nhiệm của UBND tỉnh như sau:
Về bản chất, UBND là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, được HĐND bầu ra, vì vậy cần thống nhất nguyên tắc: UBND là cơ quan chấp hành và chịu trách nhiệm trước HĐND.
Việc quy định trách nhiệm tập thể của UBND trước HĐND và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên hiện nay còn mang tính chung chung. Vì vậy, Hiến pháp sửa đổi cần quy định cụ thể hơn về các hình thức chế tài, cơ sở và trình tự áp dụng. Cần quy định rõ hơn nội dung trách nhiệm của chủ tịch UBND, đặc biệt là chủ tịch UBND cấp tỉnh, tránh chồng chéo thẩm quyền, lẩn tránh trách nhiệm.
Về hình thức và trình tự áp dụng trách nhiệm cá nhân của mỗi thành viên của UBND về phần công tác của mình chưa có quy định cụ thể. Cần sửa đổi Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác theo hướng các thành viên của UBND chịu trách nhiệm trước chính chủ tịch UBND. Có như thế mới đảm bảo tính thống nhất trong cơ chế trách nhiệm từ Chính phủ đến UBND.
Quy định trách nhiệm của tập thể UBND trong trường hợp chủ tịch UBND bị xử lý các hình thức trách nhiệm xuất phát từ nguyên tắc chế độ Thủ tướng mà chúng ta đang vận dụng. Có như vậy mới bảo đảm vai trò lãnh đạo thực sự của người đứng đầu UBND và tạo ra một sự xuyên suốt, nhất quán trong các quy định của pháp luật hiện hành. Bởi vì, chủ tịch được quyền giới thiệu để bầu phó chủ tịch và các ủy viên; phân công công tác cho các thành viên, cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND… thì mỗi khi thay đổi chủ tịch cũng cần thiết có sự thay đổi nhất định để tạo ra một cơ cấu làm việc mới.