Chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân và cơ chế chịu trách nhiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và những vấn đề đặt ra của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên (Trang 67 - 70)

7. Kết cấu của đề tài

2.4 Một số vấn đề đặt ra

2.4.2 Chức năng giám sát của Hội đồng nhân dân và cơ chế chịu trách nhiệm

nhiêm của Ủy ban nhân dân tỉnh

Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa và chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng, lãng phí, vô trách nhiệm và các biểu hiện tiêu cực khác của cán bộ, công chức và trong bộ máy chính quyền địa phương. Trong hoạt động của mình, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân phối hợp chặt chẽ với Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác chăm lo và bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia vào việc quản lý nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Khi quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội đồng nhân dân ra nghị quyết và giám sát việc thực hiện các nghị quyết đó; những nghị quyết về các vấn đề mà pháp luật quy định thuộc quyền phê chuẩn của cấp trên thì trước khi thi hành phải được cấp trên phê chuẩn. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, Uỷ ban nhân dân ra quyết định, chỉ thị và tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó. Thực tiễn hoạt động quản lý của cấp chính quyền nảy sinh một số vấn đề đáng quan tâm như sau:

Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động để nâng cao hiệu quả thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình theo quy định của pháp luật, đóng góp tích cực vào sự

phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của tỉnh. Trong đó, hoạt động giám sát đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, đưa lại nhiều kết quả khả quan, bước đầu góp phần khắc phục tính hình thức trong hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và hoạt động giám sát nói riêng.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân trong thời gian qua vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, như cách thức tổ chức giám sát chưa khoa học, năng lực giám sát vẫn chưa thực sự hiệu quả, phương thức và nội dung giám sát chưa được đổi mới toàn diện, khả năng phát hiện các vấn đề trong quá trình giám sát của đại biểu HĐND tỉnh còn yếu, việc theo dõi, đôn đốc các cơ quan chức năng liên quan trong việc thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát của HĐND tỉnh còn thiếu tính quyết liệt, chưa có chế tài cho hoạt động giám sát dẫn đến làm giảm hiệu quả giám sát. Để khắc phục tình trạng nêu trên, yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên là phải nâng cao hơn nữa hiệu quả giám sát của HĐND, để HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho quyền và lợi ích của nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành quản lý hành chính trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội: tài chính và ngân sách, nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, an ninh quốc phòng, trạt tự an toàn xã hội, giao thông vận tải, đất đai,....Thời gian qua UBND tỉnh đã không ngừng đổi mới và nâng cao song cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Trong đó vấn đề cần quan tâm nhất hiện nay trên địa bàn tỉnh là cơ chế chịu trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Cơ chế chịu trách nhiệm của Ủy ban nhân dân, có thể hiểu đó là cơ sở, hình thức và trình tự chịu sự phán xét và chịu chế tài của UBND - là cơ quan chấp hành, cơ quan hành chính nhà nước trước Hội đồng nhân dân (HĐND)- là cơ quan đại diện ở địa phương và cơ quan hành chính cấp trên, của chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên trước UBND. Trách nhiệm ở đây thuộc

phạm trù trách nhiệm chính trị thể hiện dưới các hình thức chế tài: đình chỉ công tác, miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định “UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND”; “UBND trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó. Chủ tịch UBND lãnh đạo, điều hành hoạt động của UBND”. Cụ thể hóa Hiến pháp, Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 quy định: “UBND chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND cùng cấp và UBND cấp trên trực tiếp”, “Chủ tịch UBND… chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình… cùng với tập thể UBND chịu trách nhiệm về hoạt động của UBND trước HĐND cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên… Mỗi thành viên của UBND chịu trách nhiệm cá nhân về phần công tác của mình trước HĐND, UBND cùng cấp và cùng với các thành viên khác chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của UBND trước HĐND cấp mình và trước cơ quan nhà nước cấp trên”. Về trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu UBND, đặc biệt là UBND cấp tỉnh, Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định rõ: HĐND tỉnh có quyền miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch, phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND tỉnh, giám sát hoạt động của UBND tỉnh (thông qua báo cáo của UBND tỉnh, thông qua trả lời chất vấn, xem xét văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh thành lập đoàn giám sát); bãi bỏ quyết định sai trái của UBND tỉnh. HĐND tỉnh có thể bãi bỏ một phần quyết định, chỉ thị trái pháp luật của UBND, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu.

Trên cơ sở thực tế hoạt động, cơ chế chịu trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên nổi lên một số vấn đề sau: về nội dung chịu trách nhiệm và thẩm quyền xét trách nhiệm của chủ tịch UBND cấp tỉnh. Vẫn

còn sự chồng chéo trong quy định về thẩm quyền giữa Thủ tướng Chính phủ và HĐND tỉnh, giữa chủ tịch UBND tỉnh và HĐND huyện, giữa chủ tịch UBND huyện và HĐND xã. Vì lý do đó, chưa thể hình thành một cơ chế hữu hiệu để HĐND các cấp độc lập thực hiện quyền xem xét trách nhiệm đối với hoạt động của cơ quan do HĐND bầu ra là UBND. Điều đó đã làm cho những quy định của pháp luật trở nên khó khả thi. Do đó, cần thiết phải làm rõ đầu mối, căn cứ xét trách nhiệm của chủ tịch UBND các cấp và hình thành cơ chế xem xét trách nhiệm hữu hiệu nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và những vấn đề đặt ra của hệ thống chính trị tỉnh Thái Nguyên (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)