trí, đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, khuyến khích, bảo vệ
người dân thực hiện dân chủ
Chú trọng việc lấy ý kiến nhân dân về chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương; phát huy vai trò chủ thể của nông dân; huy động
nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng. Trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ cần cơng khai các khoản đóng góp, các lợi ích kinh tế mà nhân dân
Tập trung khai thác những tiềm năng, lợi thế về đất đai, lao động, kinh nghiệm sản xuất; đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa quy mô tập trung,
gắn sản xuất với chế biến và thị trường tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn; phát triển các sản phẩm chủ lực của tỉnh như chăn ni lợn thương phẩm, hươu, trâu, bị; các loại gia cầm; các loại cây ăn quả, cây công nghiệp; nuôi trồng, khai
thác, chế biến thủy sản… đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu sử dụng của các khu công nghiệp, nhất là Khu Kinh tế Vũng Áng.
Đẩy mạnh công tác dạy nghề cho lao động nông thôn, du nhập các
ngành nghề mới, khôi phục và phát triển các nghề truyền thống. Tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh
tại các khu kinh tế. Tạo điều kiện cho trường Đại học Hà Tĩnh và các trường Cao đẳng, trung cấp nghề trên địa bàn liên kết với các trung tâm của quốc gia trong đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề. Quan tâm thu hút đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ, thương mại, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến để
sử dụng hiệu quả nguồn lao động nông nhàn. Theo dự báo, đến năm 2015,
riêng Khu kinh tế Vũng Áng phải có khoảng 75.000 lao động. Khi Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 được hiện thực hóa nhu cầu lao động sẽ tăng hơn. Đây là cơ hội để
người lao động Hà Tĩnh, nhất là vùng nơng thơn có thêm nhiều việc làm và
nâng cao thu nhập nhưng đó cũng chính là thách thức về trình độ, tay nghề,
khả năng hội nhập của nguồn nhân lực Hà Tĩnh.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động, coi đây là một trong
những giải pháp xóa đói, giảm nghèo, đào tạo tác phong công nghiệp cho lao
động Hà Tĩnh. Trong những năm gần đây, bình quân mỗi năm Hà Tĩnh xuất
khẩu 5.000 lao động đi các nước. Hiện nay, lao động Hà Tĩnh đang làm việc ở 37 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung nhiều nhất ở các nước Hàn Quốc, Nga,
tính kỷ luật lao động kém, tay nghề hạn chế nên một số thị trường lao động rất ngại tiếp nhận lao động khu vực bắc miền Trung.
Phát huy dân chủ phải gắn liền với trình độ phát triển dân trí và đời
sống dân sinh. Trình độ dân trí càng cao, đời sống nhân dân về vật chất,
tinh thần càng tiến bộ thì thực hiện QCDC ở cơ sở càng thuận lợi. Khi đời sống được cải thiện, nhân dân có điều kiện để tiếp cận các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, vui chơi, giải trí... từ đó nâng cao trình độ hiểu biết về dân
chủ, pháp luật và sẽ tác động trở lại để thúc đẩy quá trình dân chủ hóa
trong đời sống xã hội.
Quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết cho việc triển khai, thực hiện QCDC ở cơ sở. Trong xây dựng kết cấu hạ tầng, các
địa phương cần có kế hoạch chỉ đạo cơ sở lập quy hoạch, ưu tiên bố trí đất đai để xây dựng nhà văn hoá, nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư ở thơn, xóm,
khối phố. Chăm lo công tác khám và chữa bệnh; thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế, dân số...cho nơng thơn.
Động viên, khuyến khích nhân dân thẳng thắn đấu tranh những sai
phạm của cán bộ, phát huy tốt quyền được khiếu nại, tố cáo, quyền tự do ngôn luận trong khuôn khổ hiến pháp, pháp luật quy định.