Nội dung, cách thức triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 38 - 43)

tỉnh Hà Tĩnh

Sau khi có Chỉ thị số 30 - CT/TW, ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị (khố VIII) “Về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”, ngày

07/4/1998, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Quyết định số 478 - QĐ/TU, thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở cấp tỉnh; phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo phụ trách các ngành, địa phương, đơn vị.

Ngày 16/4/1998, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị cán bộ cốt cán toàn tỉnh để triển khai, quán triệt Chỉ thị và ban hành Công văn số 218 -

CV/TU, ngày 26/4/1998 lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ, chính quyền tổ chức

thực hiện. Theo đó, UBND tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai đến các

huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn và các sở, ban, ngành, đoàn

thể. Các huyện, thành, thị uỷ và đảng uỷ trực thuộc, Đảng đoàn MTTQ, các

đoàn thể, các sở, ban, ngành, các xã, phường, thị trấn đã cụ thể hóa Chỉ thị

bằng các chương trình, kế hoạch. Kết quả, 100% tổ chức cơ sở đảng, 95% cán bộ, đảng viên, gần 90% đoàn viên, hội viên, quần chúng nhân dân được tiếp nhận các nội dung của Chỉ thị 30 - CT/TW, ngày 18/2/1998.

Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ đã chỉ đạo các ngành trong khối tư tưởng - văn hố, các cơ quan thơng tin đại chúng xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền sâu rộng nội dung của Chỉ thị và các văn bản liên quan đến mọi tầng lớp nhân dân. Trường Đảng tỉnh (nay là Trường Chính trị Trần Phú) đã

mở nhiều lớp quán triệt và tập huấn cách thức, lộ trình triển khai Chỉ thị cho

đội ngũ cán bộ cốt cán cơ sở; đưa nội dung quy chế dân chủ vào chương trình

giảng dạy trung cấp lý luận chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ cốt cán của Ủy ban MTTQ và các đoàn thể.

Ban Thường vụ các huyện, thành, thị uỷ, đảng uỷ trực thuộc, các sở,

ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh thành lập Ban chỉ đạo, ban hành các văn bản

quy định, hướng dẫn cơ sở triển khai thực hiện; chọn các đơn vị xã, phường, thị trấn làm điểm đúc rút kinh nghiệm.

Ủy ban nhân dân tỉnh giao các sở, ban, ngành cụ thể hóa QCDC bằng

các nội dung:

- Sở Nội vụ in ấn các loại tài liệu thực hiện QCDC ở cơ sở phát cho các

thơn, xóm, khối phố để tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân.

- Sở Tài chính hướng dẫn cơng tác cơng khai tài chính ở cơ sở, cơ quan,

doanh nghiệp Nhà nước theo Quyết định số 225 - QĐ/TTg, ngày 20/11/ 1998

của Thủ tướng Chính phủ “Về ban hành Quy chế công khai tài chính đối với

Nhà nước và các quỹ có nguồn thu từ các khoản đóng góp của nhân dân”.

- Thanh tra tỉnh hướng dẫn tổ chức các hoạt động Thanh tra Nhà nước của cơ quan, xã, phường, thị trấn.

- Sở Văn hoá, Thể thao & Du lịch hướng dẫn quy trình, nội dung xây dựng quy ước, hương ước, xây dựng đời sống văn hố ở khu dân cư và phịng chống các tệ nạn xã hội.

- Sở Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn công khai cho nhân dân biết các quy định về quản lý, sử dụng và mua bán, chuyển nhượng đất đai.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn công khai các thủ tục về lập, xét duyệt dự án đầu tư, xây dựng cơ bản.

- Sở Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn, cơng khai các thủ

tục chính sách đối với các đối tượng chính sách xã hội.

Chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã, các xã, phường, thị trấn thành lập Trung tâm giao dịch “một cửa”, “một cửa liên thông”, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đến làm việc tại các cơ quan công quyền.

Thực hiện Chỉ thị số 10 - CT/TW, ngày 28/3/2002 của Ban Bí thư Trung ương Đảng “Về tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện quy chế

dân chủ ở cơ sở”, Ban Thường vụ tỉnh uỷ đã chỉ đạo Ban chỉ đạo Tỉnh xây

dựng kế hoạch tổ chức triển khai đến các cấp, các ngành, địa phương trong

toàn tỉnh.

Ngày 24/12/2003, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực thực hiện Chỉ thị 30 - CT/TW của Bộ Chính trị và các nghị định

của Chính phủ về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở. Sau Hội nghị tổng

kết, đã chỉ đạo các ngành, địa phương, đơn vị tổ chức thực hiện. Hằng năm, thành lập các đoàn kiểm tra để giám sát, rút kinh nghiệm, bổ sung, sửa đổi

những nội dung, phương thức thực hiện chưa phù hợp; chỉ đạo UBND các cấp ban hành và thực hiện các quy định cụ thể về công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, tổ chức hội nghị lấy phiếu tín nhiệm đối với một số chức danh cán bộ,

công chức cấp xã. Điểm nổi bật của tỉnh Hà Tĩnh là đã thành lập các đồn

cơng tác cấp tỉnh, cấp huyện hằng tháng về tham gia sinh hoạt với các thơn,

xóm, khối phố để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân;

đồng thời chỉ đạo các đơn vị tổ chức tốt việc lấy phiếu tín nhiệm cán bộ hằng

năm để mỗi cán bộ nhìn nhận đúng mình, tiếp tục phát huy mặt ưu, khắc phục mặt hạn chế.

Các cấp uỷ đảng từ tỉnh đến cơ sở đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo sâu sát, cụ thể, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất trong Đảng, trong nhân dân, quan tâm chỉ đạo hướng dẫn, phối

hợp hành động giữa các ban, ngành, đồn thể trong hệ thống chính trị.

Chính quyền các cấp đã xây dựng Quy ước hướng dẫn các thơn, xóm,

khối phố xây dựng dự thảo hương ước để nhân dân bàn bạc thảo luận; tổ chức tập huấn cán bộ, bồi dưỡng báo cáo viên; ban hành các văn bản hướng dẫn công khai các khoản đầu tư, đóng góp của khu dân cư; đề ra các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, chủ trương triển khai các cơng trình, dự án trọng điểm; tập trung cải cách thủ tục hành chính; đổi mới cơng tác tiếp dân, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; đổi mới công tác quản lý; phối hợp với Uỷ ban MTTQ và các đoàn thể hướng dẫn đoàn

viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân học tập, đóng góp ý kiến xây dựng và thực hiện QCDC ở các địa phương; đóng góp ý kiến và tham gia giám sát cán bộ, công chức và giám sát các hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền.

Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân xây dựng kế hoạch hướng dẫn cơ sở, tổ chức tuyên truyền, học tập sâu rộng chủ trương thực hiện QCDC

ở cơ sở. Tập trung xây dựng các cơ chế, quy định cụ thể để nhân dân trực tiếp

tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, đồn thể. Phối hợp với chính quyền, tổ chức họp dân để quyết định những vấn đề của thơn, xóm, đơn vị; quy định

những điều cần thực hiện dân chủ trực tiếp theo Nghị định của Chính phủ và Pháp lệnh 34 PL/UBTVQH XI của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. Xây dựng quy chế phối hợp, củng cố, kiện toàn các ban Thanh tra nhân dân, các tổ tự

quản; thực hiện vai trò giám sát đối với các hoạt động của chính quyền; phản ánh ý kiến, nguyện vọng của nhân dân với cấp uỷ đảng, chính quyền. Phối kết hợp tổ chức tốt bầu cử đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu HĐND các cấp.

Thực hiện chủ trương của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch

của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã xây dựng Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 30 - CT/TW cấp tỉnh, cấp huyện và cấp cơ sở. Kết quả, 100% xã, phường, thị trấn và huyện, thành phố, thị xã đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chỉ thị 30 - CT/TW.

Cùng với việc triển khai các nội dung của Chỉ thị 30 - CT/TW, Pháp lệnh 34/PL/UBTVQH XI của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, các xã, phường, thị trấn đã triển khai các nội dung liên quan tới QCDC ở cơ sở. 262/262 xã,

phường, thị trấn đã ban hành các quy chế, quy định như quy chế làm việc với HĐND, UBND; quy chế phối hợp giữa chính quyền với MTTQ. Các xã, phường, thị trấn đã triển khai đề án cải cách hành chính đề cao trách nhiệm

thực thi công vụ của cán bộ, tiết kiệm thời gian cho nhân dân khi tiếp xúc, làm việc với chính quyền các cấp.

Nhờ triển khai tốt QCDC, chế độ tự phê bình, phê bình trong nội bộ và tinh thần dân chủ trong Đảng được phát huy cao hơn. Trong các kỳ đại hội đảng, các cấp ủy đã tập hợp được hàng ngàn ý kiến của người dân tham gia đóng góp xây dựng nghị quyết và chương trình hành động, cơng tác nhân sự.

Các cấp ủy đã thực hiện tốt công tác cán bộ, xử lý nghiêm những cán bộ có biểu hiện tiêu cực, thoái hoá biến chất, xem xét đưa ra khỏi quy hoạch, khỏi tổ chức đảng những cán bộ không đảm bảo tiêu chuẩn.

Nhờ phát huy tốt dân chủ, nhân dân tích cực tham gia góp ý vào dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật. Thể hiện rõ nhất là việc tham gia góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trên cơ sở hướng dẫn của Trung ương các cấp ủy, chính quyền, mặt trận và các tổ chức đoàn thể ở cơ sở đã tập trung

tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia đóng góp ý

vào Dự thảo, trong đó có 310 cán bộ lão thành, cán bộ cốt cán nghỉ hưu; 170 chuyên gia, nhà quản lý; 1.109 Luật gia và hơn 240.000 lượt người dân tham gia góp ý. Đây là đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý cao nhất, thể hiện ý chí,

nguyện vọng, tình cảm, trách nhiệm của người dân trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.

Từ việc góp ý vào Dự thảo Hiến pháp sửa đổi, nhận thức về văn hóa pháp luật, về dân chủ, dân chủ hóa trong đời sống xã hội ở cơ sở được mở

rộng; nhân dân thể hiện rõ hơn bản lĩnh chính trị, nhận thức rõ hơn những âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch, các phần tử xấu lợi dụng dân chủ để

chống phá cách mạng Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)