Những định hướng phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 35)

Nam hiện nay

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam

(2011) đã đề ra 5 nhiệm vụ chủ yếu của cách mạng nước ta trong thời kỳ

mới, trong đó có nhiệm vụ: “Tiếp tục phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động

của Nhà nước pháp quyền XHCN; đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu

quả hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương; đẩy

mạnh cải cách hành chính và cải cách tư pháp; thực hiện có hiệu quả cuộc

đấu tranh phịng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đổi mới và nâng

cao hoạt động của MTTQ và các đoàn thể nhân dân”. Cương lĩnh xây dựng

đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) của Đảng đã khẳng định mục tiêu: “Xã hội XHCN mà nhân dân

ta xây dựng là một xã hội: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ... ” [18, tr.70].

Trong nội dung trên có hai điểm mới được bổ sung và phát triển so với Cương

lĩnh năm 1991 và Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng:

Một là, đưa cụm từ “dân chủ” lên trước cụm từ cơng bằng, văn minh.

Điều đó cho thấy Đảng đã xác định rõ hơn vị trí, vai trị của việc thực hiện

hội dân giàu, nước mạnh trước hết phải đảm bảo trong xã hội XHCN có nền

dân chủ XHCN.

Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định một đặc trưng quan trọng

trong XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng là xã hội do nhân dân làm chủ. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế thực thi dân chủ ở cơ sở; giải quyết tốt mối

quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước với việc

phát huy quyền làm chủ của nhân dân theo pháp luật, khơng cực đoan, phiến diện. Trong đó phải đặc biệt quan tâm đến việc giữ vững và tăng cường vai

trò lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng ngang tầm nhiệm vụ mới.

Củng cố và tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước pháp quyền XHCN là nhiệm vụ cấp thiết, nhằm mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý xã hội, thảo luận và quyết định

những vấn đề quan trọng, liên quan đến lợi ích của mình. Xử lý nghiêm

những cán bộ vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, sách nhiễu nhân dân, đấu tranh phê phán những hành động phản dân chủ, làm tổn hại lợi ích quốc gia và ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.

Để phát huy hiệu quả dân chủ phải triển khai đồng bộ, rõ lộ trình,

khơng nóng vội, chủ quan, khơng mắc bẫy của các phần tử xấu; dân chủ hóa phải được triển khai trên nhiều lĩnh vực. Tạo cơ hội cho nhân dân chủ động

tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội ngay từ cơ sở.

Phát huy dân chủ phải tránh hình thức, lợi dụng dân chủ. Dân chủ và bảo đảm kỷ cương, pháp luật là hai mặt thống nhất, không thể tách rời. Thực hiện dân chủ để tăng kỷ cương, pháp luật; chấp hành nghiêm kỷ cương pháp luật để thực hiện hiệu quả dân chủ.

Trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giương cao ngọn cờ dân chủ chân chính, huy động sức mạnh toàn dân tham gia cách mạng và giành được những thắng lợi

Mở rộng và phát triển dân chủ XHCN ở nước ta ngoài các địa phương nói chung phải chú ý các địa bàn trọng yếu, dân trí thấp, vùng sâu, vùng xa,

vùng khó khăn... Thực hiện tốt QCDC ở những địa bàn nàykhông những giúp

các địa phương khai thác tối đa các tiềm lực để phát triển KT - XH, củng cố QPAN, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh mà cịn góp phần phát triển dân chủ XHCN trong cả nước.

* * *

Nói về dân chủ, có nhiều cách hiểu khác nhau nhưng chung quy lại, dân chủ là sản phẩm phát triển của lịch sử xã hội loài người. Lịch sử của quá trình thực hiện dân chủ đã khẳng định tính giai cấp, tính nhân dân và những

giá trị chung có tính nhân loại. Khi xã hội phát triển, nhu cầu về dân chủ lại càng trở nên cấp thiết.

Dân chủ chính là khát vọng của các tầng lớp nhân dân, xuất hiện khi có giai cấp và có nhà nước. Từ chỗ là khát vọng, dân chủ trở thành giá trị, mục

đích, động cơ để nhân loại hướng tới.

Đối với Việt Nam, khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động đánh đổ ách

thống trị thực dân, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, quyền con người từng

bước được khẳng định rõ, nền dân chủ XHCN mới thực sự đưa lại những lợi ích

chính đáng cho nhân dân, nhân dân trở thành người “là chủ” “làm chủ”.

Ở nền dân chủ XHCN, quyền con người được thể chế hóa thành pháp

luật, thành hệ thống chính trị, vai trị lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền được thể hiện rõ; Nhà nước thực sự “của dân, do dân, vì dân”.

Tính ưu việt của nền dân chủ XHCN được thể hiện rõ nét nhất là mối

liên hệ mật thiết giữa nhà nước với nhân dân. Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, cán bộ là “công bộc” của dân, đại diện cho pháp luật để bảo vệ nhân dân.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp thu, phát huy những giá trị dân chủ của nhân loại, đề ra những chủ trương, bước đi phù hợp với thực tiễn, khơi dậy

Trong kháng chiến kiến quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh ln khẳng định: Quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân; Người cũng thẳng thắn chỉ ra: phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà.

Trong các kỳ Đại hội Đảng, các hội nghị Trung ương, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đề cao vấn đề dân chủ, Đảng ta xác định rõ, xây dựng nền dân chủ XHCN là nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị, “trọng dân, gần dân, hiểu dân…” là nhiệm vụ của hệ thống chính trị.

Trong quá trình đổi mới từ năm 1986 đến nay, trong sinh hoạt tư tưởng, người dân được tự do thảo luận, được tham gia trực tiếp vào những vấn đề

trọng đại của đất nước. Hầu hết các chủ trương, chính sách, pháp luật quan

trọng được tham gia góp ý kiến trước khi quyết định. Nội dung và phương

thức hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị được đổi mới theo

hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan dân cử, nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền các cấp.

Qua các gia đoạn lịch sử, Đảng ta xác định rõ, muốn thực hiện dân chủ XHCN thành công phải tiến hành đồng bộ hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện, phải luôn tạo điều kiện để “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân

kiểm tra”; đồng thời cũng phải giải thích, định hướng cho dân hiểu, thẩm

quyền, trách của mình đến đâu, được bàn, được làm, được kiểm tra vấn đề gì. Mặt khác, cần nhận thức rõ, trong giai đoạn hiện nay, các thế lực chống

đối chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước đang lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân

quyền để chống phá cách mạng Việt Nam nhằm đưa đất nước ta đi theo con

đường tư bản chủ nghĩa. Nhưng chắc chắn kẻ thù sẽ không thực hiện được

mưu mô vì đã đi ngược lại quy luật vận động của lịch sử và nguyện vọng

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 31 - 35)