Kết quả đạt được, nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 43 - 55)

* Lĩnh vực tư tưởng - chính trị

- Quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở đã tạo phong trào rộng lớn trong

đời sống chính trị, xã hội ở tỉnh Hà Tĩnh. Quy chế dân chủ giúp nhân dân

nhận thức đúng đắn hơn quyền, nghĩa vụ của mình, hiểu rõ hơn chủ trương,

đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mạnh dạn, thẳng

thắn trong góp ý phê bình cán bộ, đảng viên; tích cực tham gia vào cơng tác

xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Thông qua việc thực

hiện QCDC ở cơ sở, cán bộ đảng viên quan tâm lắng nghe ý kiến của nhân

dân, gần gũi nhân dân, tôn trọng nhân dân, tạo cơ hội cho nhân dân được phản ánh những ý kiến tâm huyết của mình.

- Thực hiện QCDC ở cơ sở, ý thức làm chủ, văn hoá dân chủ, văn hoá

pháp luật, tinh thần tự giác, thái độ tích cực của nhân dân được cải thiện rõ

nét. Nhân dân hăng hái tham gia các phong trào cách mạng do Đảng ta khởi

xướng và lãnh đạo, xác định rõ sứ mệnh cao cả của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

- Thực hiện QCDC ở cơ sở, nhân dân tích cực tham gia xây dựng,

thông tin về các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của

Nhà nước, Nghị quyết của HĐND, UBND, từ đó nỗ lực thực hiện nghĩa vụ

công dân, gắn kết trách nhiệm của bản thân để xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền vững mạnh, tham gia hiệu quả các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, cơ sở.

- Thực hiện QCDC ở cơ sở, vai trò của Ủy ban MTTQ, các đoàn thể

nhân dân được phát huy. Các đoàn viên, hội viên, các giai tầng trong xã hội

có điều kiện để thể hiện ý kiến của mình đối với nhiệm vụ phát triển KTXH, củng cố QPAN, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Nhờ vậy, tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên ngày càng được nâng cao, nhất là trong Hội Nông dân, Hội phụ nữ, Hội Cựu Chiến binh những tổ chức gắn bó mật thiết với nông thôn (Xem Phụ lục 2, trang 83).

Qua quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở, năng lực lãnh đạo, sức chiến

đấu của tổ chức cơ sở Đảng được nâng lên. Theo báo cáo của Ban Tổ chức

Tỉnh ủy, tính đến cuối năm 2012, Đảng bộ Hà Tĩnh có 761 tổ chức cơ sở đảng; trong đó: Tổ chức cơ sở đảng đạt trong sạch, vững mạnh: 497, chiếm

65,31% tổ chức cơ sở Đảng; trong sạch vững mạnh tiêu biểu: 122, chiếm

24,55%; tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ: 175, chiếm 23%; tổ

chức cơ sở đảng hoàn thành nhiệm vụ: 79, chiếm 10,4%; tổ chức cơ sở đảng

yếu kém: 10, chiếm 1,3%. Trong 4.226 chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở có

2.859 chi bộ trong sạch, vững mạnh, chiếm 68%. Chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ: 1113, chiếm 26%. Chi bộ hoàn thành nhiệm vụ: 249, chiếm 5,9%; Chi bộ yếu kém: 5, chiếm 0,1%.

Trong tổng số 88.746 đảng viên dự phân loại cuối năm 2012, đảng viên

đủ tư cách, hồn thành xuất sắc nhiệm vụ là 10.271 đồng chí, chiếm 13,1%. Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ: 53.094 đồng chí, chiếm 68%. Đảng viên đủ tư cách, hồn thành nhiệm vụ: 13.918 đồng chí, chiếm 17,8%. Đảng viên vi phạm tư cách hoặc khơng hồn thành nhiệm vụ: 858 đồng chí,

Về kết quả cơng tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng, theo báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, nhìn chung số đảng viên, tổ chức đảng vi phạm có xu hướng giảm. Năm 2012 đã kiểm tra 472 đảng viên khi

có dấu hiệu vi phạm. Trong số đảng viên được kiểm tra, có 129 đồng chí là cấp uỷ viên các cấp, chiếm 27,3% số đảng viên được kiểm tra (Tỉnh ủy

viên 1, huyện ủy viên và tương đương 11; đảng ủy viên 57, chi ủy viên 60). Sau kiểm tra, kết luận: 218 đảng viên có vi phạm, chiếm 46,2% tổng số đảng viên được kiểm tra. Trong số đó phải thi hành kỷ luật 113, chiếm

51,8% số đảng viên vi phạm; đã thi hành kỷ luật 97, chiếm 85,8% số phải

thi hành kỷ luật; cấp uỷ viên có vi phạm 90 đồng chí, chiếm 69.8% số cấp uỷ viên được kiểm tra. Đã kiểm tra 159 tổ chức đảng cấp dưới có dấu hiệu

vi phạm. Kết luận, số tổ chức đảng có vi phạm 54, chiếm 34% số tổ chức

đảng được kiểm tra; phải thi hành kỷ luật 3, chiếm 5,6% so với số có vi

phạm; đã thi hành kỷ luật 3 tổ chức.

Giám sát 1.479 đảng viên, phát hiện số đảng viên có khuyết điểm, dấu hiệu vi phạm 43; phải chuyển sang kiểm tra dấu hiệu vi phạm 27 trường hợp.

Giám sát 729 tổ chức đảng, tăng 108 tổ chức đảng (17,4%) phát hiện số tổ

chức đảng phải chuyển sang kiểm tra dấu hiệu vi phạm 5 tổ chức.

Xử lý kỷ luật 549 đảng viên, với các hình thức: khiển trách 353, chiếm 64,3%; cảnh cáo 165, chiếm 30,1%; cách chức 12, chiếm 2,1%; khai trừ 19, chiếm 3,5 %. Cấp uỷ viên các cấp bị xử lý kỷ luật 118 (huyện ủy viên và

tương đương 4, cấp ủy cơ sở 44, chi ủy viên 70). Trong số đảng viên bị thi

hành kỷ luật có 8 trường hợp bị truy tố trước pháp luật, trong đó 5 bị phạt tù; xử lý hành chính 59 trường hợp. Nội dung vi phạm: chấp hành nghị quyết, chỉ thị

của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước chiếm 71,2%; thiếu trách nhiệm chiếm 14,1%; vi phạm phẩm chất lối sống chiếm 3,8% và các vi phạm khác.

Thi hành kỷ luật 10 tổ chức đảng do thiếu trách nhiệm để xảy ra sai

phạm trong đơn vị; về chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách

Năm 2012, số lượng đơn, thư tố cáo nhận được và số phải giải quyết

giảm so với năm trước, phần lớn số đơn thư được giải quyết dứt điểm nên tình trạng tái tố, tố vượt cấp đều giảm (Xem Phụ lục 3, trang 84).

Những năm gần đây, việc thực hiện QCDC ở cơ sở được gắn với công

tác cải cách hành chính thơng qua việc triển khai thực hiện Chỉ thị 06 - CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) và Chỉ thị 03 -CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực hiện Chỉ thị 35 -CT/TU, Kết luận 05 -KL/TU của

Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Quyết định 33- QĐ/UBND của Ủy ban nhân dân

tỉnh“Về siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ, công

chức, viên chức và cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang”. Nhờ vậy, tình trạng

cán bộ vi phạm kỷ luật hành chính giảm hẳn. Tinh thần, trách nhiệm xử lý công việc được nâng lên. Tình trạng đi làm muộn, về sớm, làm việc riêng,

uống cà phê, ăn sáng trong giờ hành chính hầu như khơng cịn. Vào các ngày nghỉ cán bộ ít tụ tập vui chơi, chú trọng việc học tập nâng cao trình độ.

Quá trình thực hiện QCDC ở cơ sở đã tạo điều kiện để củng cố và

nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của chính quyền. Năng lực thực

hành công vụ của cán bộ buộc phải đề cao, xử lý công việc nhanh hơn.

Nhân dân hăng hái đón nhận các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp

luật của Nhà nước; tự giác đóng góp ý kiến, tham gia bàn bạc và quyết định các công việc quan trọng liên quan đến sự phát triển của cộng đồng; lựa

chọn, đề cử, bầu cử và bãi miễn những Đại biểu HĐND không đảm bảo

tiêu chuẩn; thẳng thắn chất vấn đại biểu Quốc hội, HĐND về các nội dung liên quan đến đời sống dân sinh.

Sau 15 năm triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở, nhìn chung mối quan hệ giữa nhân dân và hệ thống chính trị các cấp trên địa bàn tỉnh được cải thiện rõ nét, đại bộ phận nhân dân tin tưởng đường lối đối mới, khẳng định những kết quả đạt được của việc thực hiện QCDC. Kết quả đó được thể hiện qua

Khê và thành phố Hà Tĩnh trong năm 2013. Cụ thể như sau:

- 79,03% cho rằng QCDC ở cơ sở đã phản ánh đúng tâm tư, nguyện

vọng của nhân dân.

- 80,76% khẳng định nhờ thực hiện QCDC ở cơ sở, cán bộ gần gũi,

sâu sát nhân dân hơn.

- 80,6 % khẳng định thực hiện QCDC ở cơ sở mối quan hệ giữa cấp

ủy và chính quyền các cấp tốt hơn.

- 78,15 % khẳng định nội dung, phương thức của Uỷ ban MTTQ và

các đồn thể có nhiều đổi mới, hoạt động đưa lại những quyền lợi thiết thực

cho đoàn viên, hội viên.

- 76% khẳng định thực hiện QCDC, nhân dân nhận thức rõ hơn về

trách nhiệm đối với sự phát triển của cộng đồng.

- 90% khẳng định thực hiện QCDC, nhân dân hiểu rõ hơn về âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.

Nhờ phát huy tốt dân chủ nên trong những năm gần đây tỉnh Hà Tĩnh

đã có những chuyển biến tích cực, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)

năm 2007, xếp thứ 56; năm 2008, xếp thứ 49; năm 2009, xếp thứ 47; năm 2011 xếp thứ 7 cả nước. Trong năm 2012, chỉ số hài lòng của người dân và doanh nghiệp với cơ quan công quyền (PAPI) xếp thứ 4; chỉ số ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước xếp thứ 5; thu hút

đầu tư trực tiếp nước ngoài đứng thứ 6 so với cả nước.

* Lĩnh vực kinh tế

Sự gắn bó, gần gũi giữa cán bộ, đảng viên với nhân dân, sự vào cuộc

đồng bộ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân trong việc thực

hiện QCDC ở cơ sở đã tạo bầu khơng khí phấn khởi, khuyến khích các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Từ khi triển khai Chỉ thị 30-CT/TW về thực hiện QCDC ở cơ sở, nhân dân được tiếp cận dễ dàng với các thông tin về chủ trương, chính sách phát

triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế; các văn bản

pháp luật như Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật Đất đai, Luật Lao

động...Chủ trương triển khai các dự án trọng điểm, các khu công nghiệp, khu

kinh tế được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân nên khi triển khai đại đa số nhân dân đồng tình, ủng hộ, tích cực thực hiện cơng

tác di dời, tái định cư, giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng cho các nhà

đầu tư.

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, chỉ tính riêng huyện Kỳ Anh, từ năm 2006 đến tháng 3/2013, chính quyền đã tuyên truyền, vận động nhân dân di dời, tái định cư, giải phóng mặt bằng phục vụ triển khai 154

dự án. Số diện tích đất phải thu hồi, bồi thường gần 9.200 ha và 1.300 ha diện tích mặt biển; gần 44.000 hộ, tổ chức bị ảnh hưởng; hơn 4.650 hộ phải di dời tái định cư; gần 19.000 mồ mả phải cất bốc, di chuyển; 01 nhà thờ thiên chúa, 50 nhà thờ, đền chùa, miếu mạo phải di dời; tổng số tiền đã bồi thường, hỗ trợ tái định cư gần 4.000 tỷ đồng.

Kết quả này là sự nỗ lực lớn của Đảng bộ và nhân dân huyện Kỳ

Anh và Đảng bộ nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trước yêu cầu phát triển; thể hiện tính quyết liệt, linh hoạt và không quản gian khó, hy sinh của hệ thống chính trị tồn tỉnh, của huyện Kỳ Anh; là biểu hiện kết quả của việc thực hiện tốt QCDC ở cơ sở.

Nhờ làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, giữ gìn tốt an ninh, trật tự và mọi chủ trương đều được bàn bạc, thảo luận kỹ trong nhân dân nên khi đầu tư vào Khu Kinh tế Vũng Áng các nhà đầu tư yên tâm. Tính đến đầu năm

2013, Khu Kinh tế Vũng Áng có trên 210 doanh nghiệp được cấp Giấy đăng ký kinh doanh và 72 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, bao gồm: 29 dự án có vốn đầu tư nước ngồi và 43 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn

đầu tư gần 16 tỷ USD. Hiện nay, số lượng lao động làm việc trong Khu kinh

tế Vũng Áng có trên 13.000 người, trong đó gần 1.000 lao động người nước ngoài thuộc 26 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Năm 2012, Khu Kinh tế Vũng Áng đóng góp ngân sách trên 2.000 tỷ đồng, 6 tháng đầu năm 2013 đóng góp trên 1.000 tỷ đồng. Các cơng trình, dự

án lớn đang được đẩy nhanh tiến độ như: Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng I

(1.200MW) dự kiến hòa lưới điện quốc gia vào cuối năm 2013, Khu Liên hợp gang thép và Cảng Sơn Dương Formosa Hà Tĩnh với 35 cầu cảng cho phép tàu vận tải trọng tải từ 35 - 40 vạn tấn cập cảng. Nhiều dự án có quy mơ lớn như: Nhà máy Lọc hố dầu cơng suất 16 triệu tấn/năm (12,47 tỷ USD); Nhà máy Luyện thép của Công ty cổ phần Sắt Thạch Khê, Nhà máy Nhiệt điện

Vũng Áng II…đang được hoàn thiện thủ tục để triển khai.

Dự án Hệ thống thuỷ lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang đã tổ chức khởi công xây dựng tiểu Dự án đập đầu mối, dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2014, đáp

ứng nhu cầu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư thuộc 8 huyện,

thị phía bắc Hà Tĩnh, đồng thời cung cấp nước cho Dự án Khai thác Mỏ sắt

Thạch Khê.

Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một trong 8 khu kinh tế cửa khẩu quốc tế cùng với Khu Kinh tế Vũng Áng được Chính phủ ưu tiên đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước giai đoạn 2013 - 2015. Đến nay, đã có 19 dự án đầu tư trong nước được cấp chứng nhận đầu tư, với số vốn hơn

3.000 tỷ đồng, trong đó 5 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong Khu kinh tế có 160 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, trên

1.000 hộ kinh doanh cá thể.

Về chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến

cuối năm 2012, ngoài nguồn ngân sách đầu tư của Nhà nước, nhân dân đã

hiến 2,76 triệu m2 đất để triển khai các cơng trình cơng cộng ở nơng thơn;

huy động được gần 16.000 tỷ đồng; đã nhựa hóa và bê tơng hóa 2.062 km

đường giao thông nông thôn đạt chuẩn, nâng tỷ lệ chiều dài đường giao

thơng nơng thơn được nhựa và bê tơng hóa đạt chuẩn lên 53,4%; cứng hóa 389 km đường trục chính nội đồng đạt chuẩn. Xây dựng 832 km đường điện đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Cải tạo, nâng cấp được 143 trường học các

cấp đạt chuẩn quốc gia. Xây dựng 39 nhà văn hóa và khu thể thao xã, 237

nhà văn hóa và khu thể thao thơn đạt chuẩn. Xây dựng 21 chợ đạt chuẩn;

xóa bỏ gần 7.500 nhà tạm. Trong 6 tháng đầu năm 2013, tồn tỉnh đã xây

dựng mới 177 mơ hình sản xuất, nâng tổng số mơ hình sản xuất có quy mơ

tồn tỉnh là 623 mơ hình. Tất cả các khoản đóng góp của dân để phục vụ

mục tiêu xây dựng nông thôn mới đều được bàn bạc thống nhất, công khai, minh bạch và khi triển khai đều có sự tham gia giám sát của các ban giám sát cộng đồng thơn xóm.

* Lĩnh vực văn hoá - xã hội

Quyền làm chủ của nhân dân trên lĩnh vực văn hoá - xã hội được thể

hiện tập trung trong việc xây dựng đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh ở cơ sở; củng cố tình làng nghĩa xóm, giáo dục truyền thống, đạo đức, văn hoá dân chủ, văn hoá pháp luật, nâng cao trình độ dân trí cho nhân dân. Hầu hết các xã, phường, thị trấn đều thực hiện tốt các chương trình văn hố - xã hội

như xây dựng thơn xóm, khối phố văn hố, gia đình văn hố; phong trào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh hà tĩnh (Trang 43 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)