Hiệu quả hoạt động giám sát, quyết định của HĐND tỉnh Hà T ĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 67 - 75)

đại biểu HĐND tỉnh và là Tổ trưởng Tổ Thư ký kỳ họp, do vậy Văn phòng cũng đóng góp một phần quan trọng vào chất lượng các nghị quyết của kỳ họp bằng việc rà soát, chỉnh lý dự thảo nghị quyết trước khi đại biểu HĐND tỉnh thông qua.

Qua phân tích trên, có thể khẳng định, hoạt động của Văn phòng Đoàn

Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh gắn liền với hoạt động của HĐND, là một bộ phận quan trọng góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt

động của HĐND tỉnh.

2.2.2.4. Hiu qu hot động giám sát, quyết định ca HĐND tnh Hà Tĩnh Tĩnh

Trên cơ sở thực trạng hoạt động giám sát, quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian qua, căn cứ vào các tiêu chí đánh giá hiệu quả

giám sát, quyết định của HĐND tỉnh, có thể nhận thấy hoạt động giám sát, quyết định của HĐND tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua đã đạt được hiệu quả như sau: Trước hết phải khẳng định rằng, tình hình kinh tế - xã hội và an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua đã có những chuyển biến mạnh mẽ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng lên. Thu nhập bình quân đầu người và tổng thu ngân sách trên địa bàn Hà Tĩnh đã tăng khá nhanh. Theo đánh giá tại Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh khoá XVII (nhiệm kỳ 2005-2010): "Kinh tế liên tục tăng trưởng, cơ cấu chuyển dịch đúng định hướng; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được cải thiện; các công trình, dự án trọng điểm được tập trung đẩy nhanh tiến độ; thu hút đầu tư đạt kết quả cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm đạt 9,6% (giai

đoạn 2001 – 2005 là 8,6%/năm); GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 11 triệu đồng". [7, trg 2]. Đến năm 2012, Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 14%,

GDP bình quân đầu người đạt 19,6 triệu đồng [56, trg 3]. Hoạt động văn hoá, thông tin đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá được chú trọng. Việc bảo tồn, phát huy các di sản văn hoá có bước tiến bộ. Giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển; chất lượng giáo dục toàn diện ngày càng được nâng lên. Công tác y tế, dân số - gia đình và trẻ em chuyển biến khá, từng bước đảm bảo tốt hơn công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm, chăm sóc người có công với nước, thực hiện các chính sách xã hội được quan tâm...

Những thành tựu chung của tỉnh là kết quả hoạt động của nhiều địa phương, đơn vị, tổ chức, trong đó có sự đóng góp quan trọng của HĐND tỉnh qua hoạt động giám sát và quyết định. Có thể phân tích một vài ví dụ sau đây:

- Nghị quyết của HĐND tỉnh đã thực hiện tốt nhiệm vụ hoạch định chính sách, quyết định, quy định kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, là đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy kinh tế, xã hội. Năm 2005, HĐND tỉnh đã thông qua quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh giai đoạn 2005-2010, tầm nhìn đến năm 2020, đã tạo cơ sở pháp lý để

các địa phương, các ngành xây dựng, hoàn thiện quy hoạch ngành, lĩnh vực,

địa phương, và đến năm 2012 HĐND tỉnh tiếp tục thông qua nghị quyết về

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của Hà Tĩnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050, thêm một bước nữa khẳng định, hoàn thiện quy hoạch của tỉnh ở tầm vĩ mô, có ý nghĩa quyết định trong xác định con đường phát triển của tỉnh và có tác dụng lớn trong việc thu hút đầu tư, chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động...Ngoài ra, bằng các nghị quyết về phê duyệt các

đề án phát triển ngành, lĩnh vực: tài nguyên môi trường, đất đai, khoáng sản; nguồn nhân lực lao động kỹ thuật chất lượng cao; nâng cao chất lượng giáo dục, y tế; phát triển văn hóa, du lịch... đã tạo cơ sở hành lang pháp lý để các

- Thông qua hoạt động giám sát của mình, HĐND tỉnh đã phát hiện ra những hạn chế, khuyết điểm, yếu kém trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền các cấp, cũng như những bất cập, kẽ hở trong các chủ trương, chính sách của Trung ương và của tỉnh, từ đó đưa ra các kiến nghị khắc phục hạn chế, đề xuất giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ví dụ như năm 2008, qua giám sát công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đất

đai, kết quả thu và sử dụng tiền cấp quyền, thuế chuyển quyền sử dụng đất,

Đoàn giám sát HĐND tỉnh đã phát hiện ra những bất cập trong công tác quản lý đất đai, việc thất thu ngân sách từ thu cấp quyền sử dụng đất, kiến nghị Ủy ban nhân dân thanh tra, làm rõ một số đối tượng, địa phương trong việc làm thất thu ngân sách, kiến nghị HĐND tỉnh sớm ban hành Đề án quy hoạch đất

đai, quản lý, sử dụng về đất đai. Hoặc năm 2010, qua giám sát việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất giao hoặc cho các doanh nghiệp thuê sử dụng,

Đoàn giám sát đã phát hiện sự lỏng lẻo trong việc quản lý đất giao các công trình, dự án, sự thiếu trách nhiệm của các chủ đầu tư, doanh nghiệp...đã kiến nghị thu hồi hàng trăm ha đất hoang hóa, bỏ hoang, sử dụng sai mục đích, sử

dụng không hiệu quả.v.v.... Năm 2011, qua giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với người lao động, Đoàn giám sát đã kiến nghị Trung ương, các Bộ, ngành liên quan sớm điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, luật lao động.v.v.... 2.2.3. Một số hạn chế; nguyên nhân và những vấn đề đặt ra 2.2.3.1. Hn chế và nguyên nhân a. Hn chế: * V cơ cu, t chc, cht lượng ca đại biu HĐND, Thường trc HĐND, các ban HĐND tnh:

- Cơ cấu Thường trực HĐND còn bất hợp lý, chưa đảm bảo được quyền năng thực sự cho chức danh Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực hoạt động

chuyên trách. Do vậy trong hoạt động của Thường trực HĐND tỉnh còn có những hạn chế nhất định, nhất là trong tham gia bàn bạc, quyết định các vấn

đề quan trọng của tỉnh, trong chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động với các ban HĐND tỉnh.

- Số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách ở các ban HĐND tỉnh còn ít, hiện tại mỗi ban chỉ có 1 trưởng ban hoạt động chuyên trách, số thành viên ban còn lại hoạt động kiêm nhiệm, do vậy quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ bị chi phối bởi hoạt động chuyên môn, thời gian giành cho hoạt

động đại biểu dân cử còn hạn chế. Cơ cấu Trưởng các ban không phải là cấp

ủy viên, đã phần nào ảnh hưởng đến vai trò, vị thế các ban HĐND tỉnh. Tỷ lệ đại biểu trong các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan chuyên môn thuộc

Ủy ban nhân dân tỉnh vẫn còn khá cao, do đó trong thực hiện nhiệm vụ giám sát gặp không ít khó khăn, hiệu quả chưa cao, đôi lúc còn xảy ra hiện tượng "vừa đá bóng, vừa thổi còi".

- Đối với nhiệm kỳ 2004-2011, chất lượng một số ít đại biểu còn hạn chế, nhất là đại biểu đại diện cho các cơ sở (đại biểu cơ cấu là lãnh đạo cấp xã, thị trấn, doanh nghiệp...).

- Một số ít đại biểu HĐND tỉnh chưa thực hiện tốt nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu, nhất là trong hoạt động giám sát và quyết định các vấn đề

quan trọng của địa phương tại kỳ họp; chưa phát huy cao vai trò, trách nhiệm của mình trước cử tri, chưa sâu sát, gần gũi để lắng nghe ý kiến, kiến nghị của nhân dân.

* V hot động giám sát:

- Hoạt động giám sát tại kỳ họp chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đề ra. HĐND họp mỗi năm hai kỳ, thời gian dành cho các kỳ họp ngắn (thường 3-4 ngày) trong khi đó việc chuẩn bị nội dung để thảo luận và quyết định tại kỳ

nghiên cứu trước, khối lượng báo cáo thuyết trình còn quá nhiều so với thời gian tiến hành kỳ họp, trong khi thời gian giành cho thảo luận chưa tương xứng. Số lượng đại biểu tham gia chất vấn còn ít, đang chủ yếu là đại biểu chuyên trách, nội dung cấu hỏi chất vấn còn đơn điệu, nghèo thông tin, chưa tập trung vào những vấn đề nổi cộm, nóng bỏng của thực tiễn cuộc sống.

- Việc điều hoà phối hợp giữa các Ban của Thường trực HĐND trong hoạt động giám sát nhiều khi chưa chặt chẽ, dẫn đến kết quả giám sát của HĐND chưa cao. Công tác tiếp dân đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết đơn thư

khiếu nại, tố cáo của công dân chưa duy trì thường xuyên; cơ sở vật chất cũng như việc bố trí cán bộ tiếp dân chưa được quan tâm đúng mức. Thường trực HĐND tổ chức các đoàn xuống giám sát ở cơ sở còn quá ít so với yêu cầu; đặc biệt các kiến nghị, đề xuất của Thường trực nhiều khi chưa được các ngành liên quan xem xét, giải quyết kịp thời song vẫn chưa có biện pháp xử lý, làm

ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và uy tín của Thường trực HĐND.

- Việc xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát của các ban HĐND chưa đồng bộ, đôi khi còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các Ban nên không tránh khỏi sự chồng chéo. Việc bố trí thời gian giám sát chưa phù hợp với tình hình thực tế công tác của từng thành viên, nên chất lượng các cuộc giám sát thường chưa cao. Chưa có nhiều đợt giám sát đột xuất các vấn đề bức xúc

được cử tri và nhân dân quan tâm mà chủ yếu tập trung vào những vấn đềđịnh kỳ thường xuyên. Một số cuộc kiểm tra, giám sát của các Ban chưa mang lại hiệu quả thiết thực.

- Hoạt động giám sát của cá nhân các đại biểu HĐND tỉnh đang còn ít và chưa đi vào quy củ. Một sốđại biểu do chưa hiểu sâu sắc Hiến pháp, pháp luật, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; chưa nắm được tình hình thực tế ởđịa phương hoặc còn ngại va chạm nên việc tiếp xúc cử tri ở chỗ này, chỗ khác vẫn còn mang tính hình thức. Có đại biểu còn lúng túng khi tiếp cận,

trao đổi ý kiến với cử tri. Nhất là khi báo cáo kết quả kỳ họp trước cử tri hoặc khi tiếp dân, đôn đốc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân...

* V quyết định các vn đề quan trng ca địa phương:

- Một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh chưa quan tâm đúng mức công tác xây dựng báo cáo, đề án trình kỳ họp HĐND tỉnh. Một sốđề án chuyên đề trình HĐND chưa được chuẩn bị chu đáo, còn làm nóng vội, thiếu cơ sở pháp lý và chưa phù hợp với tình hình, thực tiễn địa phương.

- Việc tổ chức các kỳ họp bất thường, kỳ họp chuyên đề còn ít, do vậy số lượng nghị quyết chuyên đề chưa nhiều, một số lĩnh vực kinh tế, xã hội chưa được nghị quyết HĐND tỉnh điều chỉnh.

- Công tác cung cấp thông tin, chuẩn bị các nội dung để đại biểu thảo luận và quyết định tại kỳ họp một số kỳ họp chưa được quan tâm đúng mức. Chất lượng một số báo cáo thẩm tra của các ban HĐND tỉnh chưa cao, nội dung phản biện chưa sâu sắc, chưa phát hiện được một số bất hợp lý trong các

đề án, báo cáo của UBND tỉnh. Một số kỳ họp đại biểu thiếu thông tin về các nội dung liên quan mà kỳ họp đặt ra.

- Năng lực quyết định của một sốđại biểu còn hạn chế, chủ yếu là biểu quyết hình thức, chưa tập trung đầu tư sức lực, trí tuệ để nghiên cứu, thảo luận, quyết định các vấn đề quan trọng của tỉnh, do vậy chưa thể hiện được vai trò đại diện của mình trước cử tri và nhân dân.

* V t chc, hot động ca Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tnh:

- Số lượng biên chế của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh còn ít so với yêu cầu nhiệm vụ. Cơ cấu tổ chức, bộ máy mặc dù đã được kiện toàn,

đổi mới song chưa thực sự hoàn thiện, cần phải tiếp tục điều chỉnh hợp lý hơn. - Việc tham mưu cho Thường trực HĐND tỉnh, các ban HĐND tỉnh một số nội dung chưa kịp thời, chất lượng chưa cao, nhất là trong việc chuẩn bị nội dung cho các kỳ họp, các cuộc giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh.

b. Nguyên nhân:

* Nguyên nhân khách quan:

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức, hoạt động của HĐND các cấp và cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐND mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng chưa thực sự đồng bộ và hoàn thiện. Hiện nay, chỉ mới có Luật bầu cử đại biểu HĐND năm 2003, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005 (ban hành kèm theo Nghị

quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 2/4/2005 của Ủy ban Thường vụ

Quốc hội) và một số Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định và điều chỉnh các nội dung liên quan đến tổ chức, hoạt động của HĐND và cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐND. Như đã phân tích ở phần 1.1 của Đề tài, hoạt động của HĐND rất rộng và bao hàm trên tất cả các lĩnh vực, cần thiết phải có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh tương xứng, đúng tầm với các nội dung hoạt động. Mặt khác trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành vẫn còn nhiều bất cập, kẽ hở, chưa quy định cụ thể, toàn diện về cơ cấu tổ chức, vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, Thường trực HĐND, các ban HĐND, các tổ đại biểu, đại biểu HĐND cũng như hoạt động giám sát và hoạt động quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương. Do vậy, nhìn chung, hoạt động của HĐND các cấp nói chung và HĐND cấp tỉnh nói riêng đang còn thiếu một hành lang pháp lý để

phát huy tối đa chức năng, nhiệm vụ, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của mình.

* Nguyên nhân ch quan:

Mt là, số lượng, chất lượng đại biểu HĐND tỉnh tuy đã được nâng lên

một bước, nhưng chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi thực tế. Một số ít

đại biểu còn hạn chế về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và kỹ năng hoạt động. Công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chưa thường xuyên, mới tập trung trong thời gian đầu nhiệm kỳ.

Do đại biểu HĐND tỉnh phần lớn làm việc theo chế độ kiêm nhiệm nên có rất ít thời gian để làm nhiệm vụđại biểu nói chung, nhất là trong hoạt động giám sát. Trong hoạt động giám sát giám sát vẫn còn tâm lý nể nang, né tránh, ngại va chạm, dĩ hoà vi quý.

Hai là, cơ cấu tổ chức của HĐND tỉnh Hà Tĩnh chưa tương xứng yêu

cầu khách quan của hoạt động HĐND trên cả hai chức năng giám sát và quyết

định. Trên cơ sở Hiến pháp năm 1992, Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003, Hà Tĩnh đã từng bước đổi mới nâng cao hiệu quả tổ chức và hoạt động của HĐND tỉnh, tuy vậy do quy định của luật chưa chặt chẽ và hoàn thiện, cho nên cơ cấu, tổ chức của HĐND tỉnh vẫn còn bất cập, chưa tương xứng với nhiệm vụ, nên hiệu quả hoạt động chưa cao, đã và đang là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, quyết định của HĐND tỉnh Hà Tĩnh còn yếu kém.

Cách thức chỉ đạo, điều hành các kỳ họp tuy đã có đổi mới nhưng chưa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 67 - 75)