CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HĐND TỈNH HÀ TĨNH 2.1 Khái quát một số đặc điểm của tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 49)

2.1. Khái quát một số đặc điểm của tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là một trong sáu tỉnh nằm ở duyên hải Bắc Trung Bộ với tổng diện tích 5.997,18 km2, chiếm khoảng 1,8% tổng diện tích cả nước, phía bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây giáp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và phía đông giáp biển Đông, với hơn 137km

đường bờ biển, 143km đường biên giới Việt-Lào. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính trực thuộc bao gồm thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh, huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Vũ Quang, Nghi Xuân, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà (thành lập 2007); có 262 xã, phường, thị trấn (trong

đó có 235 xã, 12 thị trấn, 15 phường).

Hà Tĩnh có vị trí rất thuận tiện cho việc hợp tác, trao đổi và thương mại với các tỉnh và các nước khác trong khu vực như Lào, Campuchia, Thái Lan. Tỉnh có hệ thống giao thông rất cơ bản như: Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh,

đường sắt Bắc Nam, quốc lộ 8A, đường 12A chạy sang Lào. Ngoài ra, Hà Tĩnh cũng có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, cảng nước sâu Vũng Áng là trung tâm thương mại tạo thuận lợi trong việc trao đổi và hợp tác với các nước trong khu vực. [55, trg 19].

Hà Tĩnh có loại địa hình đặc trưng-khu vực miền núi, vùng đồng bằng và đồng bằng ven biển. Phần lớn đất đai của tỉnh là địa hình đồi núi, đất cằn, bạc màu, chủ yếu được sử dụng cho mục đích lâm nghiệp và nông nghiệp (21.167 ha đất nông nghiệp, 351.147 ha đất lâm nghiệp). Hà Tĩnh giàu trữ

lượng khoáng sản, bao gồm mỏ quặng sắt lớn nhất Việt Nam, chiếm 45% trữ

lượng quặng sắt quốc gia (mỏ quặng sắt Thạch Khê có trữ lượng 544 triệu tấn), quặng khoáng sản như titan, mangan, đá, cát... Hệ động vật, thực vật phong phú, nhất là ở Vườn quốc gia Vũ Quang. Ngoài ra ngư trường Hà Tĩnh

có nhiều sản phẩm quý, trữ lượng lớn có thể phát triển ngành hải sản toàn diện, từđánh bắt nuôi trồng và chế biến xuất khẩu. [55, trg 23-30]

Khí hậu ở Hà Tĩnh rất khắc nghiệt và là vùng đất thường gặp thiên tai nên rất khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong sản xuất nông- lâm, ngư nghiệp [35, trg 5-6, trg 10].

Sống trong điều kiện tự nhiên như trên, con người Hà Tĩnh luôn luôn lao động cần cù, chịu thương, chịu khó, đấu tranh không mệt mỏi với thiên nhiên để sinh tồn, ham học hỏi, sống giản dị, tiết kiệm, đoàn kết, gắn bó, tương thân, tương ái, có nghĩa, có tình.

Trong những năm qua, đặc biệt từ năm 2011 đến nay, nhìn chung Hà Tĩnh đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế - xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh đạt 9,5%, cao hơn mục tiêu đề ra (8%) và mức trung bình của cả nước (7,07%). Thu ngân sách tăng nhanh, năm sau cao hơn năm trước. Ngoài ra tỉnh còn đạt được mục tiêu đa dạng hóa hoạt động ngoài nông nghiệp và hướng tới công nghiệp – xây dựng. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tích cực. Công nghiệp và xây dựng tăng trưởng mạnh, đặc biệt một số

dự án lớn về công nghiệp đã và đang được triển khai tích cực. Dịch vụ và thương mại có bước tăng trưởng khá, thu hút 23% lượng lao động và đóng góp tới 1/3 tổng GDP. Cơ sở hạ tầng tầng được quan tâm đầu tư.

Văn hóa, xã hội có bước phát triển khá, tỉnh đã đạt được những thành công đáng kể trong giáo dục; hầu hết các trường tiểu học và trung học cơ sở

trong tỉnh đã đạt chuẩn quốc gia. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Các chương trình phúc lợi xã hội được mở rộng; công tác xóa đói giảm nghèo đạt được kết quả khá. Các hoạt động văn hóa, thể thao tiếp tục

được duy trì và phát triển. Thực hiện tốt các chính sách xã hội.

Tuy vậy, Hà Tĩnh vẫn đang còn là một tỉnh nghèo. Chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế vẫn còn thấp, cơ cấu kinh tế

chuyển dịch chậm, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn còn cao. Nông nghiệp năng suất thấp; Công nghiệp và xây dựng quy mô sản xuất còn nhỏ, công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn thấp. Kim ngạch xuất khẩu còn thấp. Hoạt động du lịch còn gặp nhiều khó khăn. Tỷ lệ hộ

nghèo và nguy cơ tái nghèo vẫn còn cao; khả năng tạo cơ hội việc làm trong tỉnh thấp; chất lượng giáo dục vẫn còn chênh lệch giữa các vùng miền; công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân còn nhiều hạn chế; văn hóa - thông tin – thể dục thể thao phát triển còn chậm, cơ sở hạ tầng còn thiếu và chưa

đồng bộ…

Thông qua việc xem xét và phân tích kỹ những điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của tỉnh Hà Tĩnh, để thấy được những thuận lợi, khó khăn trong việc HĐND tỉnh thực hiện các chức năng, quyền hạn của mình, nhất là việc hoạch

định các chính sách phát triển kinh tế-xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 47 - 49)