Hoạt động giám sát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 61)

Thực hiện quy định của Luật Tổ chức HĐND và UBND, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2004-2011 và từ năm 2011 đến nay đã được tăng cường và có nhiều đổi mới mang tính đột phá nên chất lượng

được nâng cao, góp phần đảm bảo các chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của HĐND tỉnh được thực hiện nghiêm túc.

* Hot động giám sát ca tp th HĐND ti k hp:

Do xác định đúng tầm quan trọng của kỳ họp, trong những năm qua hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Hà Tĩnh tại các kỳ họp đã có bước chuyển biến tích cực.

- Xem xét báo cáo của các cơ quan nhà nước.

Tại kỳ họp, HĐND xem xét báo cáo công tác của Thường trực HĐND tỉnh, UBND, TAND và VKSND cùng cấp. Để có căn cứ xem xét các loại báo cáo ngoài thông tin trong báo cáo, các đại biểu còn kết hợp với các nguồn thông tin khác như thông tin qua nghiên cứu báo cáo thẩm tra của các ban, thông tin qua việc giám sát ở cơ sở, tiếp xúc cử tri cũng như qua thư khiếu nại của công dân và phản ánh của dư luận xã hội.

Từ năm 2011 đến nay, các ban HĐND tỉnh đã quan tâm nâng cao chất lượng thẩm tra, các báo cáo thẩm tra đã tập trung phân tích, phản biện và đưa ra các kiến nghị thể hiện được rõ chính kiến của các ban HĐND tỉnh về các

báo cáo kết quả hoạt động cũng như các chính sách đề xuất trong tờ trình, đề

án của UBND tỉnh và các ngành liên quan; đồng thời là nguồn thông tin quan trọng để các đại biểu làm căn cứ thảo luận, quyết định. Vì vậy tại các kỳ họp gần đây, số lượng các đại biểu HĐND tham gia thảo luận tăng lên, ý kiến thảo luận, tranh luận khá sôi nổi và thiết thực hơn, nhất là phần thảo luận về những hạn chế, khuyết điểm và giải pháp trong thời gian tới, bước đầu khắc phục

được tính đại khái, hình thức; trung bình mỗi kỳ họp có khoảng 40 ý kiến phát biểu tại tổ, 15 ý kiến phát biểu tại hội trường. Ngoài các ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội trường, tại tổ về báo cáo công tác của các cơ quan hữu quan, các

đại biểu còn thực hiện việc đóng góp ý kiến thảo luận, góp ý bằng văn bản (qua phiếu đóng xin đóng góp ý kiến của Chủ tọa Kỳ họp) và gửi ý kiến qua hộp thư điện tử của Thư ký Kỳ họp để tổng hợp báo cáo Chủ tọa Kỳ họp.

- Việc chất vấn.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tiếp tục được đổi mới và cải tiến. Việc điều hành phiên chất vấn đã phát huy được tính dân chủ, tập trung trí tuệ

của đại biểu trong phát biểu, thảo luận, chất vấn. Trung bình mỗi kỳ họp có khoảng 12 câu hỏi chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, chất lượng, nội dung các câu hỏi chất vấn khá sâu sắc, nêu được trọng tâm vấn đề, những bức xúc, tồn tại có nhiều ý kiến của cử tri liên quan đến trách nhiệm giải quyết của các cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước liên quan.

Việc trả lời chất vấn của UBND tỉnh, các ngành khá thẳng thắn, rõ ràng, trúng vấn đề, đưa ra được hướng giải quyết và có lộ trình hợp lý. "Một số nội dung sau chất vấn chưa được giải quyết hoặc có biểu hiện sai phạm thì giao UBND tỉnh chỉđạo các cơ quan chức năng giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo HĐND tại kỳ họp sau, như việc làm hồ sơ thương binh giả (năm 2004), vụ

án tranh chấp kinh tế giữa công ty Tiên Sơn với công ty Châu Tuấn (năm 2007), việc thất thoát ngân sách tại công ty Xuất nhập khẩu tỉnh (năm 2009)"....[25, trg 14]. Giữa hai kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh đã yêu cầu

UBND tỉnh tiếp tục theo dõi, kiểm tra, đôn đốc và tổng hợp báo cáo kết quả

việc thực hiện trả lời chất vấn của các cơ quan chức năng để báo cáo tại Kỳ

họp gần nhất của HĐND tỉnh.

Qua hoạt động chất vấn đã cung cấp được nhiều thông tin quan trọng cho đại biểu, hội đồng và cử tri; có tác dụng tích cực cho kỳ họp của HĐND; làm sáng rõ được nhiều vấn đề dư luận xã hội quan tâm, cử tri thắc mắc do các cơ quan chức năng giải quyết kéo dài, gây bất bình trong nhân dân.

- Lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND bầu.

Trước năm 2003, do chưa có văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hướng dẫn nào quy định cụ thể hình thức, phương thức, thủ tục thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm nên HĐND tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và HĐND cấp tỉnh cả nước nói chung chưa sử dụng hình thức giám sát này tại kỳ

họp. Tại kỳ họp giữa năm 2013, thực hiện theo Nghị quyết số 35/2012/QH13 ngày 21/11/2012 của Quốc hội và Nghị quyết số 561/2013/UBTVQH13 ngày 16/01/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, HĐND tỉnh đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với 15 người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu, gồm Chủ

tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực, Trưởng các ban HĐND tỉnh; Chủ

tịch, các Phó Chủ tịch, các Ủy viên UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016. Việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành một cách thận trọng, nghiêm túc, dân chủ, công khai và minh bạch, theo đúng nội dung, quy trình, thủ tục được quy định trong Nghị quyết của Quốc hội và hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Việc đánh giá mức độ tín nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh đối với những người giữ chức vụ do HĐND tỉnh bầu đã phản ánh đúng những kết quả đạt

được cũng như những hạn chế, thiếu sót của các chức danh trong việc thực hiện nhiệm vụ được HĐND tỉnh giao và rèn luyện, tu dưỡng phẩm chất, đạo

* Hot động giám sát ca Thường trc HĐND tnh:

Thực hiện Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003 và Quy chế hoạt

động của HĐND năm 2005, hoạt động giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều đổi mới tích cực, thể hiện trước hết ở việc chuẩn bị nội dung phục vụ kỳ họp; điều hành các kỳ họp khá chu đáo và nghiêm túc. Chính hoạt động này đã góp phần quan trọng đảm bảo việc giám sát tại kỳ họp đi vào trọng tâm, dành thời gian cần thiết để giải quyết những vấn đề quan trọng về kinh tế, xã hội cũng như ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi tới kỳ họp. Từ đó nâng cao chất lượng hiệu quả giám sát, tránh được tràn lan, thiếu hiệu lực, hiệu quả.

- Để thực hiện vai trò chỉđạo, điều hoà, phối hợp hoạt động của các ban, Thường trực HĐND tỉnh đã chú trọng và luôn quan tâm theo sát hoạt động giám sát của các Ban, như tham dự đầy đủ các cuộc họp để bàn bạc chương trình, chuẩn bị kế hoạch giám sát, đóng góp ý kiến về những lĩnh vực cần quan tâm theo dõi; thống nhất kế hoạch làm việc của từng ban và công tác phối hợp giữa các ban. Thường xuyên theo dõi và chỉ đạo quá trình thực hiện công tác giám sát. Định kỳ hàng tháng Thường trực HĐND tỉnh tổ chức giao ban với các ban HĐND để nắm bắt thông tin, kết quả giám sát; xem xét bàn biện pháp xử lý các vấn đề phát hiện qua giám sát, hoặc kiến nghị yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền giải quyết những vấn đềđược phát hiện một cách kịp thời.

- Theo chức năng, nhiệm vụ của mình, Thường trực HĐND tỉnh đã tổ

chức tốt các cuộc giám sát chuyên đề, giám sát thường xuyên giữa hai kỳ họp. Trung bình mỗi năm, Thường trực HĐND tỉnh tổ chức 1 cuộc giám sát chuyên

đề và hàng chục cuộc làm việc, giám sát, khảo sát với các địa phương, đơn vị. Một số cuộc giám sát chuyên đềđạt kết quả tốt như: Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đất đai, kết quả thu và sử dụng tiền cấp quyền, thuế chuyển quyền sử dụng đất; Việc quản lý, tiếp nhận, phân bổ, sử dụng tiền, hàng cứu

trợ, hỗ trợ cho nhân dân do thiên tai năm 2007, 2008 và hỗ trợ người nghèo ăn tết năm 2009; Việc thực hiện công tác quản lý và sử dụng đất giao hoặc cho các doanh nghiệp thuê sử dụng; Việc thực hiện Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về

nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg và Quyết định 67/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ...

Qua giám sát Thường trực HĐND tỉnh đã phát hiện ra nhiều bất cập, tồn tại, yếu kém của các đơn vị, các ngành, các cấp trên các lĩnh vực được giám sát, đưa ra những kiến nghịđề nghị Trung ương hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, yêu cầu các ngành chức năng có giải pháp khắc phục hạn chế, tồn tại.

Ngoài ra, để xử lý những vấn đề quan trọng của địa phương phát sinh giữa hai kỳ họp do Ủy ban nhân dân tỉnh trình, đối với những vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, những vấn đề liên quan rộng đến các lĩnh vực, đối tượng, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với các ban HĐND tỉnh tổ chức các

đoàn khảo sát, giám sát đểđưa ra kết luận, kiến nghị làm cơ sở cho việc thống nhất quyết định.

- Về việc tiếp nhận, xem xét xử lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân:

Theo quy định của Luật Tổ chức HĐND và Ủy ban nhân dân năm 2003 và Quy chế hoạt động của HĐND năm 2005, Thường trực HĐND, đại biểu HĐND có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến, kiến nghị, đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, nghiên cứu và hướng dẫn công dân gửi khiếu nại, tố cáo đến

đúng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết hoặc trực tiếp chuyển đơn thư tiếp nhận được đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền

để xem xét, giải quyết. Do vậy, những năm trước đây, hoạt động tiếp nhận, xử

lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân của Thường trực HĐND tỉnh vẫn còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Trong những năm gần đây, nhằm

nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này, đặc biệt là từ khi có Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Thường trực HĐND tỉnh đã hết sức quan tâm việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Ngoài tham gia tiếp dân định kỳ (vào ngày 15 hàng tháng) với Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh tại trụ sở tiếp dân tỉnh; hàng quý, Thường trực HĐND tỉnh đã trực tiếp thành lập

đoàn xuống cơ sở để tiếp dân; ban hành quy chế tiếp dân công khai, dân chủ; bố trí cán bộ tiếp nhận và xử lý kịp thời đơn thư của công dân. Công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị đều được cán bộ đón tiếp, hướng dẫn, giải thích

đầy đủ, đúng pháp luật với thái độ nhiệt tình, có trách nhiệm. Đối với những nội dung khiếu nại tố cáo có cơ sở xem xét, ban tiến hành tiếp nhận đơn, hồ sơ để chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, đồng thời đôn đốc họ phải sớm trả lời công dân theo quy định pháp luật. Trung bình mỗi năm, Thường trực HĐND tỉnh nhận được khoảng 140 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tập trung vào các nội dung: Tố cáo về năng lực, phẩm chất cán bộ; khiếu nại về tranh chấp quyền sử dụng đất; đền bù giải phóng mặt bằng; chế độ, chính sách cho người có công với nước....Nhìn chung, đơn thư được phân loại, xử lý và chuyển đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết kịp thời. Thường trực HĐND tỉnh đã phân công Ban Pháp chế và cán bộ tham mưu xử lý đơn thư thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc giải quyết của các cơ

quan chức năng, thông báo kết quả giải quyết đến tận đối tượng.

Ngoài ra, mỗi năm Thường trực HĐND tỉnh tổ chức 4 cuộc tiếp dân tại huyện, cùng với các sở, ban, ngành chức năng trực tiếp giải quyết những đơn thư khiếu nại, tố cáo phức tạp của công dân, trung bình mỗi kỳ giải quyết dứt

điểm 2-3 đơn thư. "Đây là một hình thức tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo mới được áp dụng trong thời gian gần đây theo Đề án tăng cường mối liên hệ giữa đại biểu dân cử với cử tri của HĐND tỉnh, được địa phương, cơ sở và nhân dân đồng tình cao". [24, trg 15].

Nhờ có sự chỉ đạo và phối hợp thường xuyên của Thường trực HĐND trong công tác tiếp dân, giải quyết đơn thư khiếu nại của công dân, nên phần lớn các kiến nghị, đơn thư khiếu nại tố cáo được các ngành chức năng giải quyết kịp thời, tình trạng tồn động và gửi đơn thư vượt cấp giảm đáng kể. Kết quả đó đã góp phần rất lớn vào việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tạo được niềm tin cho cử tri đối với các hoạt động của HĐND.

* Hot động giám sát ca các ban HĐND:

Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND tỉnh và chương trình kế hoạch hoạt

động cụ thể của HĐND, các ban HĐND tỉnh đã xây dựng chương trình, kế

hoạch giám sát đối với các lĩnh vực phụ trách của mình; xác định rõ đối tượng, phạm vi, hình thức và vấn đề trọng tâm cần tập trung giám sát; huy động lực lượng và yêu cầu các đơn vị được giám sát phải chuẩn bị báo cáo bằng văn bản theo yêu cầu nội dung cần kiểm tra, theo dõi. Bởi vậy đã tạo được bước chuyển tích cực trong hoạt động kiểm tra giám sát của HĐND; khắc phục

được tình trạng phiến diện, tràn lan, tốn nhiều thời gian công tác mà không thu

được kết quả giám sát trên thực tế.

Từ năm 2004 đến nay, Ban Kinh tế Ngân sách HĐND tỉnh đã tổ chức

được 12 cuộc giám sát chuyên đề, Ban Văn hóa Xã hội 9 cuộc, Ban Pháp chế

9 cuộc, tập trung vào các nội dung: Các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh; công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường; Công tác

đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn mới; Công tác tuyển dụng, bố trí, luân chuyển cán bộ, công chức, viên chức; công tác tiếp dân và giải quyết

đơn thư tố cáo, khiếu nại của công dân; việc thực hiện các chính sách pháp luật về giáo dục, đào tạo, y tế, chính sách đối với hộ nghèo, người lao động. v.v...

Ngoài ra, hàng năm các ban HĐND tỉnh tổ chức hàng chục cuộc giám sát thường xuyên giữa hai kỳ họp liên quan đến lĩnh vực ban phụ trách.

Qua kiểm tra, giám sát, các ban của HĐND tỉnh không chỉ phát hiện ra các sai sót của các cơ quan ban ngành, mà còn đưa ra các kiến nghị đề xuất, những giải pháp giúp các đối tượng bị giám sát kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những lệch lạc của mình trong việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Thông qua hoạt động giám sát, các thành viên trong các Ban có điều kiện tiếp cận với cơ sở, nắm bắt được tình hình thực hiện nghị

quyết của HĐND cũng như các vấn đề thực tiễn diễn ra trong cuộc sống. Từ đó có những thông tin, căn cứ chính xác để tiếp tục thực hiện hoạt động giám sát tại kỳ họp có hiệu lực, hiệu quả hơn.

* Hot động giám sát ca đại biu HĐND tnh:

Nhìn chung, các đại biểu dự kỳ họp đầy đủ và tích cực hơn trong việc tham gia thảo luận các báo cáo, có nhiều ý kiến phát biểu và thảo luận một cách dân chủ, thiết thực hơn. Trung bình mỗi kỳ họp có khoảng 40 ý kiến phát biểu tại tổ, 15 ý kiến phát biểu tại hội trường; ngoài các ý kiến phát biểu trực tiếp tại hội trường, tại tổ về báo cáo công tác của các cơ quan hữu quan, các

đại biểu còn thực hiện việc đóng góp ý kiến thảo luận, góp ý bằng văn bản và gửi ý kiến qua hộp thư điện tử. Các đại biểu đã vận dụng đường lối, chính sách, pháp luật Nhà nước, hoàn cảnh thực tế ở địa phương để phân tích đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 53 - 61)