Tiêu chí đánh giá hiệu quả giám sát và quyết định của HĐND cấp tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 44 - 47)

cấp tỉnh

Để đánh giá hiệu quả giám sát, quyết định của HĐND cấp tỉnh, cần căn cứ vào một số tiêu chí như sau:

- Chuyển biến của tình hình kinh tế - xã hội sau khi có hoạt động giám sát và nghị quyết của HĐND tỉnh:

HĐND tỉnh hàng năm phải căn cứ vào những dự báo của tình hình kinh tế, xã hội địa phương để xây dựng chương trình giám sát, ban hành nghị quyết của mình. Thông qua giám sát, ban hành nghị quyết, HĐND tỉnh không những có quyền kiến nghị với UBND tỉnh, với các ngành có liên quan mà còn có thể

kiến nghị với Trung ương về việc đưa ra những chủ trương, chính sách cho phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời hoạch định chính sách, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mình. Do vậy, muốn biết hoạt động giám sát, quyết định của HĐND có mang lại hiệu quả hay không chúng ta phải có những biện pháp so sánh tình hình kinh tế, xã hội của địa phương trước và sau khi có hoạt động giám sát, quyết

định của HĐND.

- Mức độ đạt được của mục đích, yêu cầu giám sát và ban hành nghị

quyết:

Cũng giống như các hoạt động khác, khi tiến hành giám sát, quyết định các vấn đề của địa phương, HĐND tỉnh phải xác định đúng mục đích, yêu cầu

của từng chương trình giám sát và từng nghị quyết. Mục đích của giám sát là việc bảo đảm hoạt động đúng đắn, minh bạch, liên tục của từng cơ quan nhà nước, của từng cá nhân có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước nói chung trên cơ sở tuân thủ thường xuyên nghiêm chỉnh pháp luật quy

định về nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn của họ. Mục đích của các nghị quyết HĐND tỉnh là cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; điều chỉnh các mối quan hệ kinh tế, xã hội của địa phương, nhằm thúc đẩy và phát triển nó.

- Các kết quả cụ thể đạt được do tác động trực tiếp của hoạt động giám sát và sự điều chỉnh, quy định của nghị quyết HĐND tỉnh:

Một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá hiệu quả giám sát, quyết định của HĐND là phải căn cứ vào những kết quả thực tế do tác động giám sát và các nghị quyết mang lại. Muốn vậy, kết thúc mỗi cuộc giám sát cũng như kết thúc mỗi gian đoạn thực hiện nghị quyết, HĐND phải xác định

được các kết quả đạt của cuộc giám sát, nghị quyết đó. Đây là tiêu chí phức tạp nhất, vì HĐND tỉnh có phạm vi giám sát và quyết định rộng, những biến

đổi do sự tác động giám sát, quyết định của HĐND nhiều khi không chỉ phát sinh trực tiếp từ đối tượng bị giám sát, đối tượng chịu sự điều chỉnh của nghị

quyết mà còn ảnh hưởng tích cực đến các đối tượng liên quan.

Khi xem xét những kết quả thực tế do giám sát, quyết định của HĐND cần tính tới cả những biến đổi tích cực và biến đổi không tích cực.

Tóm lại, trên cơ sở xác định chính xác những kết quả cụ thể đạt được do hoạt động giám sát, quyết định của HĐND mang lại, kết hợp với các tiêu chí khác có thể đánh giá mức độ hiệu quả giám sát, quyết định của HĐND.

Tiểu kết

Từ những phân tích, đánh giá trên, cho thấy, tổ chức và hoạt động của HĐND nói chung và HĐND cấp tỉnh nói riêng nói riêng mặc dù đã được Hiến pháp và các văn bản luật quy định khá cụ thể; song đối chiếu với đặc thù của cơ quan dân cử, tổ chức và hoạt động của HĐND cấp tỉnh vẫn còn nhiều điểm cần được quy định cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ hơn, nhằm có hành lang pháp lý cho HĐND tỉnh nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động.

Qua nghiên cứu thực tiễn, có thể thấy rằng, ở HĐND cấp tỉnh những địa phương có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hợp lý sẽ nâng cao chất lượng của HĐND và đại biểu HĐND; cơ cấu tổ chức đủ mạnh sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, quyết định. Đồng thời phương thức hoạt động khoa học, toàn diện sẽ

góp phần thực hiện đầy đủ các chức năng của HĐND cấp tỉnh, nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát, quyết định; Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

được đổi mới, kiện toàn, hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả sẽ

góp phần tham mưu HĐND tỉnh nâng cao chất lượng thực hiện chức năng giám sát, quyết định.

Chính vì vậy yêu cầu đặt ra là phải đổi mới HĐND về cả cơ cấu, tổ

chức nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, góp phần tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, làm cho HĐND thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới tổ chức và hoạt động của hội đồng nhân dân tỉnh hà tĩnh (Trang 44 - 47)