Các giải pháp cải thiện chất lượng giao nhận hàng hóa trên cơ sở kịch bản

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN: TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIAO NHẬN LÔ HÀNG HẠT ĐIỀU XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI – CTCP – HAPRO (Trang 103 - 106)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA

3.5. Các giải pháp cải thiện chất lượng giao nhận hàng hóa trên cơ sở kịch bản

giao nhận hàng hạt điều xuất khẩu

Để khắc phục nhược điểm trong đồ án này, giải pháp được đưa ra là:

- Giải pháp về thị trường: Trong trường hợp Hapro hướng đến mục tiêu mở rộng thị trường xuất khẩu trọng điểm, cần củng cố các mối liên hệ với các đại sứ quán, cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại các nước, từ đó thúc đẩy đưa hàng hóa vào thị trường quốc tế; tăng cường giới thiệu và chào bán các sản phẩm nông sản thế mạnh của Việt Nam. Đồng thời, Hapro nên ưu tiên mở văn phòng đại diện của Tổng Công ty tại các nước xuất khẩu chủ yếu để dễ dàng giao thương, đàm phán hợp đồng với đối tác.

- Giải pháp về phương tiện vận tải:

+ Hiện tại Hapro đã lựa chọn được hãng vận tải nội địa phù hợp với các tiêu chí mà phía công ty đặt ra, tuy nhiên với số lượng lớn hàng hóa xuất khẩu đi nước ngoài, Hapro nên xây dựng một đội ngũ vận chuyển nội địa riêng của Tổng Công ty, điều đó sẽ giúp chủ động hơn trong các hoạt động vận chuyển, góp phần tạo được danh tiếng với các đối tác.

+ Đối với xuất khẩu mặt hàng hạt điều nhân trắng, để tránh các rủi ro có thể gây ra trong quá trình vận chuyển làm hư hỏng hàng hóa, nên lựa chọn đi container lạnh thay vì container khô. So với các loại container khác, container lạnh có hệ thống điều chỉnh nhiệt độ, dải nhiệt dài từ -30 độ C đến 30 độ C, container lạnh đáp ứng hoàn toàn nhiệt độ bảo quản tối ưu của hầu hết các loại hàng hóa; giúp hàng hóa được duy trì ở môi trường tốt nhất, đảm bảo chất lượng tuyệt đối trong thời gian lưu trữ.

KẾT LUẬN

Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm có lợi cho sức khỏe tăng mạnh thì hạt điều - một trong những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ lợi ích mang lại đối với sức khỏe con người đang được tiếp tục thúc đẩy tiêu thụ trên toàn cầu. Trên cơ sở đó, qua quá trình tìm hiểu thực tế tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) và dựa theo nhu cầu tiêu dùng của xã hội hiện nay, đồ án tốt nghiệp này đã lựa chọn đề tài: “Tổ chức công tác giao nhận lô hàng hạt điều xuất khẩu bằng đường biển tại Tổng Công ty Thương mại Hà Nội - CTCP – HAPRO”.

Đồ án đã phân tích quy trình giao nhận, thực hiện các thủ tục hải quan và đặt ra kịch bản giải quyết phương án giao nhận xuất khẩu mặt hàng hạt điều nhân trắng dựa trên hệ thống và cơ chế giao nhận hiện nay của Hapro. Tuy còn gặp nhiều vướng mắc, song đồ án đã giải quyết được các vấn để của hợp đồng xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển tại Hapro: tìm kiếm đối tác, mở rộng thì trường tại Mỹ, các công việc giao nhận hàng hóa trên cơ sở điều kiện giao hàng FOB và thực hiện thủ tục hải quan, tính toán chi phí. Vậy, trong trường hợp giả định phương án khả thi, Hapro có thể mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản nói chung, mặt hàng điều nói riêng và thu hút ngày càng nhiều khách hàng đến với công ty hơn trong tương lai.

Qua quá trình học tập tại trường và tìm hiểu thực tế cùng với sự hướng dẫn của Th.S Phạm Quang Hạnh cũng như các cô chú, anh chị cán bộ của Công ty, em đã có điều kiện nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, thời gian tìm hiểu thực tế không nhiều nên những nội dung trong đồ án của em có thể còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của các thầy cô để đồ án tốt nghiệp của em có thể được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em xin được gửi lời cảm ơn cùng tấm lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn tận tình của Th.S Phạm Quang Hạnh cùng toàn thể các cô chú cán bộ nhân viên phòng XNK của Chi nhánh XNK phía Bắc trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Kate Vitasek (2007), Supply Chain & Logistics Glossary, bản dịch của SCM. 2. LS Võ Nhật Thăng/Nguyễn Tương/Ngô Khắc Lễ (Thành viên Ban Pháp luật – VLA), Vai trò của đại lý giao nhận và người cung cấp dịch vụ logistics.

3. Tổng Công ty Thương mại Hà Nội – CTCP (2020), Báo cáo thường niên.

4. Bộ Giao thông vận tải (1997), Quyết định 2106/QĐ-GTVT về việc ban hành thể lệ bốc dỡ, giao nhận và bảo quản hàng hoá tại cảng biển Việt Nam.

5. Đinh Hà Uyên Thư (2020), Cơ sở lý luận về quy trình giao nhận vận tải tại các công ty logistics.

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN: TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIAO NHẬN LÔ HÀNG HẠT ĐIỀU XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI – CTCP – HAPRO (Trang 103 - 106)