Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN: TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIAO NHẬN LÔ HÀNG HẠT ĐIỀU XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI – CTCP – HAPRO (Trang 56 - 61)

CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA

2.4. Phân tích đánh giá hoạt động kinh doanh dịch vụ của công ty

2.4.1. Những kết quả đạt được

Trong vòng 15 năm xây dựng và phát triển, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã đạt được những thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại nội địa, cụ thể:

- Thứ nhất, Tổng công ty thương mại đã xây dựng được thương hiệu lớn mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩu và thương mại nội địa, đặc biệt là giải thưởng Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2018 với 3 mặt hàng chủ lực là điều, tiêu, gạo.

- Thứ hai, Hapro đã phát triển được thị trường xuất khẩu với hơn 70 quốc gia và khu vực trên thế giới. Đây là nỗ lực của cả một tập thể với cả quá trình dài để đưa thương hiệu Hapro mang tầm quốc tế.

- Thứ ba, Hapro đã chú trọng tới chất lượng đầu vào, quy trình sản xuất, kiểm soát chất lượng bởi Tổng công ty luôn đề cao phương châm chất lượng là chìa khóa quan trọng trong sự thành công mở cửa thị trường thương mại quốc tế. Nghiệp vụ mua hàng luôn được quan tâm hàng đầu trong công tác xuất khẩu. Nông sản được thu mua từ những địa phương có chất lượng sản phẩm tốt nhất và vào vụ mùa có năng suất cao, chẳng hạn như mặt hàng điều sẽ được chọn mua tại Bình Phước, Đăk Lăk, Kon Tum, Đồng Nai và thu lượm từ tháng hai đến tháng tư hàng năm. Trong trường hợp chất lượng sản phẩm nội địa không đáp ứng được yêu cầu của người mua, Hapro luôn chủ động tìm kiếm nguồn nguyên liệu từ các nước khác trên thế giới. Hapro cũng đã xây dựng những nhà máy để sản xuất, chế biến sản phẩm. Sản phẩm trước khi giao sẽ được kiểm định chất lượng bởi Vinacontrol và theo những điều khoản trong hợp đồng.

2.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội vẫn còn gặp một số khó khan:

- Thứ nhất, sau cổ phần hóa Tổng công ty còn gặp rất nhiều khó khăn. Việc chuyển đổi sang mô hình mới sẽ không tránh khỏi sự lạ lẫm, bỡ ngỡ, tâm lý lo lắng,

hoang mang đối với đội ngũ lãnh đạo và cán bộ nhân viên. Điều này thực sự không dễ dàng, và thậm chí có phần áp lực làm sao để hoạt động hiểu quả, đạt được những

mục tiêu đạt ra. Và đây cũng là một phần lý do cho việc kết quả kinh doanh của Tổng công ty năm 2019 có phần giảm sút so với những năm trước đó.

- Thứ hai, quy trình mua hàng nội địa, ký kết và thực hiện hợp đồng ngoại thương cũng như quy trình xúc tiến thương mại khá đầy đủ, chi tiết nhưng thực tế áp dụng thường không đúng điều này có thể sẽ dẫn đến những rủi ro trong quá trình xuất khẩu và khó truy cứu trách nhiệm khi có sự cố xảy ra.

- Thứ ba, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tổng công ty là nông sản, là nhóm hàng có những đặc điểm mang tính rủi ro lớn về chất lượng, bảo quản và giá cả…

- Thứ tư, thị trường xuất khẩu của Tổng công ty rộng nhưng một số thị trường còn chiếm tỷ trọng thấp, điều này đòi hỏi Tổng công ty cần nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng cũng như năng lực cạnh tranh để có thể đạt được hoạt động kinh doanh tốt nhất và xâm nhập vào những thị trường tiềm năng.

Tóm lại, trong những năm vừa qua Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đã có những chuyển biến tích cực trong các hoạt động kinh doanh thương mại, xuất nhập khẩu. Tuy gặp phải nhiều khó khăn, thử thách trong bối cảnh dịch bệnh Covid- 19 diễn biến phức tạp nhưng Tổng Công ty vẫn luôn đề xuất ra những phương án sản xuất, kinh doanh tối ưu và đem lại hiểu quả giúp công ty giữ vững vị thế ở thị trường trong nước, cũng như xây dựng các kế hoạch tìm kiếm mới nhằm mở rộng thị trường xuất nhập khẩu sang nhiều quốc gia lớn mạnh.

CHƯƠNG III: TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIAO NHẬN HẠT ĐIỀU XUẤT KHẨU TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

Một phần của tài liệu ĐỒ ÁN: TỔ CHỨC CÔNG TÁC GIAO NHẬN LÔ HÀNG HẠT ĐIỀU XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI – CTCP – HAPRO (Trang 56 - 61)