2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tuyên truyền chính trị trên các tạp chí của học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh trước yêu cầu, nhiệm vụ mới (Trang 83 - 87)

- Tạp chí Khoa học chính trị:

3. 2 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo chí

của báo chí

3.2.1 - Bối cảnh mới tác động đến hoạt động báo chí

Khoa học, cơng nghệ là tác nhân tạo ra những đổi thay to lớn, mạnh

mẽ, sâu sắc đến đời sống con người và đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Sự xuất hiện các nghề mới lấy tri thức làm cơ sở đã giúp cho nhiều quốc gia, dân tộc vươn lên nhanh chóng, tạo ra nhiều cơng nghệ mới, làm ra nhiều của cải có giá trị.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin và xu hướng tồn cầu hóa đã tạo ra nhiều cơ hội và cả những thách thức to lớn, trong đó, báo chí là một trong những lĩnh vực bị tác động nhiều nhất, rõ nhất. Cách thức thu nhận, trao đổi thơng tin trên báo chí; cách thức trao đổi, tác động, đấu tranh giữa các trào lưu, các khuynh hướng tư tưởng trên báo chí

diễn ra nhanh chóng, mạnh mẽ và xâm nhập vào nước ta ngày càng sâu rộng hơn. Cuộc đấu tranh ý thức hệ tiếp tục diễn ra dai dẳng, quyết liệt. Các thế lực cơ hội, phản động, thù địch tăng cường chống phá ta trên nhiều mặt, nhất là trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa, văn nghệ, báo chí… thực hiện âm mưu “Diễn biến hịa bình” ngày càng thâm độc, nham hiểm hơn.

Quá trình chuyển đổi cơ chế kinh tế, cơ cấu xã hội, sự hình thành các nhóm lợi ích đã tác động mạnh mẽ, sâu sắc đến các giai cấp và tầng lớp xã

Mặt khác, quá trình phát triển kinh tế - xã hội cũng là quá trình con người có nhu cầu cao hơn về dân chủ, tự do, về nhà nước pháp quyền. Xu hướng tư nhân hóa báo chí, xuất bản, dù khơng được pháp luật cho phép, vẫn đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, tinh vi hơn.

Tất cả những kiến giải trên đã tác động khơng nhỏ đến hoạt động báo

chí nước ta, buộc các cơ quan báo chí phải có những biện pháp cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo chí.

3.2.2 - Giải pháp về cơ chế chính sách

Báo chí là một bộ phận cấu thành rất quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên lĩnh vực này cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao chất lượng hiệu

quả hoạt động báo chí trong tình hình mới.Từng bước hồn thiện các quy chế của Đảng và Nhà nước. Nhấn mạnh vị trí, vai trị của báo chí như một cơng cụ tun truyền đắc lực và quan trọng. Trong đó, đề cao trách nhiệm chính trị và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực báo chí, cịn thiếu và chưa đồng bộ kể cả Luật báo chí cần bổ sung, hồn thiện để thời gian tới giúp cho cơng tác quản lý có nền nếp, khoa học hơn, khắc phục tình trạng chạy theo xử lý vụ việc.

Cơ chế chỉ đạo, quản lý, cung cấp thông tin phải chủ động và kịp thời hơn nữa.

Báo chí là một trong những binh chủng quan trọng trên mặt trận tư tưởng, văn hóa của Đảng, là cơng cụ sắc bén trong việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay,

trước những yêu cầu và nhiệm vụ mới của công tác tư tưởng, lý luận và báo chí thì việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tư tưởng nói

hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng trong từng cơ quan báo chí, xuất bản là một trong những nội dung quan trọng trong sự lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực này.

Coi trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo của tổ

chức đảng, trách nhiệm của đảng viên, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan chủ quan báo chí và cơ quan báo chí. Sắp xếp lại hệ thống

các cơ quan báo chí với phương châm phát triển phải đi đôi với lãnh đạo,

quản lý tốt.

Những cơ quan báo chí cịn chưa hấp dẫn, chưa thu hút đông đảo người

đọc, phải đề ra những giải pháp đổi mới, cải tiến cả nội dung và hình thức,

nâng cao tính hấp dẫn, tính thuyết phục. Bằng cách như vậy, sẽ nâng cao chất lượng chung của cả hệ thống, tạo ra sức mạnh tổng hợp của báo chí cả nước, ln giữ vững trận địa tư tưởng trong bối cảnh nước ta đang hội nhập ngày

càng sâu vào nền kinh tế quốc tế và sự bùng nổ thông tin trên thế giới.

3.2.3 - Một số đề xuất nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ báo chí, xuất bản chí, xuất bản

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nói đến báo chí,

trước hết phải nói đến những người làm báo chí”. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước và trong cả tiến trình phát triển đất nước, báo chí

cũng ln có một vị thế xã hội vơ cùng quan trọng, trong đó, cán bộ báo chí

giữ vai trò quyết định.

Việc nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ

báo chí, xuất bản trong các cấp ủy, chính quyền, đồn thể và của chính những người làm cơng tác báo chí, xuất bản. Đặc biệt là yêu cầu nâng cao chất

lượng mọi mặt của đội ngũ này trước yêu cầu mới của đất nước, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế là việc làm cấp bách. Từ việc nâng cao chất lượng đội ngũ để nâng cao chất

lượng, hiệu quả của hoạt động báo chí: đảm bảo tính tư tưởng, tính khoa học, tính giáo dục, tính văn hóa trong các ấn phẩm, sản phẩm của báo chí,

xuất bản.

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ trong các cơ quan báo chí, xuất bản. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ báo chí, xuất bản có đủ số lượng, cơ cấu hợp lý, bảo đảm các yêu cầu về phẩm chất và bản lĩnh chính trị, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, theo kịp bước đi của

báo chí, xuất bản hiện đại.

Xây dựng, bổ sung và thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với báo chí, xuất bản trước yêu cầu mới. Coi trọng định hướng phát triển, định hướng thông tin, công tác cán bộ, chủ trương cấp phép hoạt động báo chí, xuất bản và chính sách tài chính đối với hoạt động báo chí, xuất

bản. Xây dựng, bổ sung, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc Luật báo chí, Luật xuất bản.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới báo chí, xuất bản dựa trên định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước.

Tăng cường trách nhiệm, năng lực của cơ quan chủ quản và người

đứng đầu cơ quan báo chí, xuất bản. Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng và bố trí

những người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, trách nhiệm vào các vị trí

quan trọng như giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập ở

các cơ quan báo chí, xuất bản.

Xác định vai trị, trách nhiệm của tổ chức Hội Nhà báo, Hội Xuất bản trong việc bồi dưỡng nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nghề

nghiệp cho hội viên.

Đổi mới nội dung, phương pháp, nâng cao chất lượng giảng dạy, học

tập, nghiên cứu, thực hành của các học viện, nhà trường, các cơ sở đào tạo

báo chí, xuất bản; nâng cao chất lượng tuyển sinh đầu vào; xây dựng bộ giáo trình giảng dạy chuẩn, dùng chung cho các cơ sở đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tuyên truyền chính trị trên các tạp chí của học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh trước yêu cầu, nhiệm vụ mới (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)