1 Nghiên cứu vÒ chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tuyên truyền chính trị trên các tạp chí của học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh trước yêu cầu, nhiệm vụ mới (Trang 41 - 50)

- Tạp chí Khoa học chính trị:

2 Quán triệt tinh thần các nghị quyết, chỉ thị của Đảng

2.2. 1 Nghiên cứu vÒ chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Trên các tạp chí của Học viện, chuyên mục Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh được ban biên tập chú trọng nhất. Các bài viết trong chuyên mục này là những bài có tính lý luận – thực tiễn cao. Tác giả thường là những nhà khoa học chuyên ngành Lịch sử Đảng, Xây dựng Đảng,

Chủ nghĩa xã hội khoa học… Nội dung chủ đạo của chuyên mục Nghiên cứu

chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh trên các tạp chí này là trên cơ sở khẳng định bản chất cách mạng và khoa học Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam là độclập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh ngay từ

trong những văn kiện đầu tiên đã khẳng định nền tảng tư tưởng của Đảng là

chủ nghĩa Mác - Lênin, con đường cách mạng Việt Nam là tiến hành giải

phóng dân tộc trên lập trường của giai cấp cơng nhân và sau đó tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Trong chuyên mục Nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh của Tạp chí Lý luận chính trị, PGS,TS Nguyễn Đăng Thành khi

bàn về hai vấn đề lớn trong triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh đó là làm thế nào để giải phóng dân tộc và chọn con đường nào để giải phóng đất nước, đã khẳng định: “Ngay từ những năm 20 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh

đã khao khát “tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho đất nước tôi”, thông qua sự

trải nghiệm thực tiễn và việc nghiên cứu sâu sắc lý luận, Người đi đến kết

luận học thuyết chân chính nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác - Lê nin và “Chỉ có giải phóng giai cấp vơ sản thì mới giải phóng được dân tộc; cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới””[14,416]. Với lập luận chặt chẽ, lơgíc, tác giải đã làm rõ phương pháp luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta: “Thực

chất quan điểm coi chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng và phương pháp luận của Đảng Cộng sản Việt Nam là sự vận dụng chủ nghĩa Mác – Lê nin, chủ nghĩa xã hội khoa học vào thực tiễn cách mạng Việt Nam mà tư tưởng Hồ Chí Minh vừa là một yếu tố cấu thành nền tảng tư tưởng của Đảng, vừa là một biểu hiện thành công về lý luận cho sự

vận dụng đó (Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: nền tảng tư

tưởng và phương pháp luận của cách mạng Việt Nam, PGS,TS Nguyễn Đăng

Thành, Lý luận chính trị, số 10-2008). Hạt nhân của tư tưởng Hồ Chí Minh là

độc lập gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Chân lý ấy đã được thực tiễn cách

mạng Việt Nam khẳng định.

Khi đã tìm ra chân lý cho cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã dày

công xây dựng đội ngũ cán bộ phục vụ cho công cuộc cách mạng. Người chỉ giáo: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành cơng” và “để có được nghệ thuật

hoạt động chính trị trong lực lượng dân chúng thì điều chủ yếu nhất là phải

thật sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân… Trong Nhà nước ta, mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân, cán bộ, đảng viên, công chức là công bộc của dân. Nhân dân khéo dùng quyền dân chủ của mình có nghĩa là họ phải biết gắn quyền lợi với trách nhiệm và nghĩa vụ của mình” (Quan điểm Hồ Chí Minh

về nghệ thuật hoạt động chính trị, TS Nguyễn Hữu Đổng, Lý luận chính trị, số 7-2008). Tác giả nhắc lại lời dạy của Hồ Chủ tịch: “…đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống mà do tự rèn luyện của mỗi cá nhân và có sự giáo dục, lãnh đạo khéo léo của Đảng”, đạo đức cách mạng còn thể hiện rõ qua cơng tác phê bình và tự phê bình. TS Nguyễn Hữu Đổng khái quát: “nghệ thuật hoạt động chính trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh đã được làm rõ ở ba

vấn đề chủ yếu: mục đích, nội dung và vai trị của nó. Chính vì nghệ thuật

hoạt động chính trị có tác dụng to lớn đối với sự nghiệp cách mạng nên

Người đã chỉ dẫn cho cán bộ, đảng viên và mỗi người tham gia hoạt động

chính trị rằng, muốn hồn thành tốt các nhiệm vụ cách mạng địi hỏi phải có nghệ thuật trong hoạt động, muốn vậy phải học lý luận… Học qua trường,

lớp, sách báo, đặc biệt là báo của Đảng”. Tác giả kết luận: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về nghệ thuật hoạt động chính trị, trong đó nội dung cốt lõi là nghệ

ta hiện nay. Đó là chỉ dẫn để Đảng ta tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo

theo đúng hướng và đi vào chiều sâu, tức là đổi mới phương thức lãnh đạo có hiệu quả, nâng cao hơn năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, góp

phần xây dựng Đảng ta ngày càng vững mạnh, lãnh đạo toàn dân trong cơng cuộc đổi mới tồn diện, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển

như Đại hội X của Đảng đã khẳng định”.

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn

luyện đã đưa con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến vinh quang. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân ta đã làm nên Cách mạng Tháng Tám, lập nên

nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa. Trở thành đảng cầm quyền, Đảng ta tiếp

tục lãnh đạo dân tộc tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, giành thắng lợi vang dội, thực hiện độc lập, thống nhất đất nước, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. PGS Mai Trung Hậu – Tiến sĩ

Ngô Hoan bằng những lập luận, lý giải, chứng cứ đã nêu bật được nguyên

nhân của những thắng lợi to lớn của cách mạng Việt Nam là do “… đảng

cộng sản khi đã trở thành đảng cầm quyền có giữ được bản chất cách mạng và khoa học hay không”. Bản chất cách mạng và khoa học thể hiện ở chỗ

phải thật sự nắm vững và thấm nhuần hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của Chủ nghĩa Mác – Lê nin để xây dựng Đảng thành “một đảng to lớn, mạnh

mẽ, chắc chắn, trong sạch, cách mạng triệt để. Đó là một đảng tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với giai cấp, với dân tộc. Một đảng biết vận

dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin vào thực tiễn cách mạng

để đề ta đường lối cách mạng đúng đắn trong từng giai đoạn lịch sử và có một đội ngũ cán bộ kiên cường, dũng cảm, liêm chính, năng động, sáng tạo, quan

hệ mật thiết với nhân dân, lãnh đạo nhân dân thực hiện đường lối của đảng…

Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện là

có lúc phạm phải sai lầm do chủ quan, duy ý chí khi đề ra đường lối và chính sách… Đảng đã thẳng thắn tự phê bình và phê bình một cách cơng khai,

nghiêm túc và khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện để xây dựng chủ

nghĩa xã hội cho phù hợp với đặc điểm cách mạng của nước ta. Đảng chủ

trương đổi mới có nguyên tắc, đổi mới không xa rời chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà là vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sống động hơn, có hiệu quả hơn với một lập trường cách mạng kiên định “dĩ bất biến, ứng vạn biến”. Nhờ đó mà đất nước đã sớm thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chuyển sang giai đoạn mới – đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,

hiện đại hóa, đã đạt được những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử” (Nhiệm

vụ xây dựng Đảng và công tác tư tưởng của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí

Minh, PGS Mai Trung Hiếu - TS Ngơ Hoan, Lý luận chính trị, số 12-2008).

Xét cho cùng, đường lối đúng hay sai phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ tốt hay xấu. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng cầm quyền, trước hết là năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đội ngũ

cán bộ lãnh đạo cấp cao, vì đội ngũ này có vị trí và vai trị rất quan trọng

trong việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng, trong công tác lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước… Đồng thời cũng coi trọng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở, làm cho các tổ chức đảng ở cơ sở thật sự là cầu nối giữa Đảng và nhân dân, thật sự là “linh hồn”

của phong trào cách mạng ở địa phương, là “đầu tầu” dắt dẫn quần chúng

thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, cần quán triệt công tác huấn luyện cán bộ, đảng viên là công việc gốc của Đảng. Do đó,

cơng tác tư tưởng của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay phải tiến

kết hợp hai nhiệm vụ xây và chống, đặc biệt trong đấu tranh chống những

quan điểm tư tưởng sai trái, những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc vu cáo, lừa bịp của các thế lực thù địch nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, ly

gián giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân… Tu dưỡng đạo đức cách mạng bằng cách học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trước hết là thực hành cần, kiệm, liêm, chính trong điều kiện Đảng cầm quyền; rèn luyện bản

lĩnh chính trị và năng lực tổ chức thực tiễn. Kết hợp với tuyên truyền cổ vũ phong trào thi đua yêu nước, noi gương người tốt việc tốt bằng cách đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức sống động có sức hấp dẫn, sát với từng đối tượng, mang lại hiệu quả cao, kết hợp công tác tuyên truyền trên các phương tiện truyền thống đại chúng với các hình thức tuyên truyền khác, nhất là hình thức báo cáo viên.

Khái quát lại các học thuyết của Mác, Ăngghen, Lênin về quy luật phát triển của lịch sử loài người, chỉ ra “học thuyết khoa học và cách mạng của Mác được Lênin phát triển khơng chỉ giải phóng giai cấp vơ sản, mà cịn giải phóng nhân dân lao động và toàn thể loài người”, đồng thời nêu bật lên việc “Đặt lên hàng đầu mục tiêu, nhiệm vụ giải phóng dân tộc, Đảng Cộng sản

Việt Nam và Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học

thuyết cách mạng của Mác”. Chính “Đường lối cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng đã được phát triển hoàn chỉnh bởi các Nghị quyết Hội nghị Trung

ương (11-1939, 11-1940 và 5-1941) và với sự lãnh đạo cương quyết, kịp thời

và khôn khéo của Đảng và Hồ Chí Minh, Cách mạng Tháng Tám năm 1945

đã thắng lợi vẻ vang. Tiếp đó, đường lối giải phóng dân tộc, đường lối chiến

tranh nhân dân cách mạng của Đảng và Hồ Chí Minh đã giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, giành độc lập và thống nhất hồn tồn. Chính chủ nghĩa Mác đã khơi dậy chủ nghĩa

dân tộc và tinh thần yêu nước Việt Nam, phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân, phát triển khối đại đoàn kết toàn dân tộc giành độc lập và phát triển

đất nước. Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã thật sự đại biểu cho

tinh thần và sức mạnh của dân tộc, trong đó có sức mạnh của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động”. Đảng và Nhà nước Việt Nam trong khi kiên

định xây dựng đất nước theo con đường của chủ nghĩa xã hội đã có những

phát triển sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, bởi theo các ông “trong các nước khác nhau, những biện pháp ấy dĩ nhiên sẽ khác nhau rất nhiều”[21,627]. PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc đã nêu lên các chặng đường đi

lên chủ nghĩa xã hội của nước ta qua các kỳ Đại hội của Đảng Cộng sản Việt Nam và tổng kết: “Trải qua hơn 20 năm đổi mới trên nền tảng chủ nghĩa

Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, với sự sáng tạo, phù hợp với thực tiễn, Việt Nam đã tiến những bước dài với những biến đổi sâu sắc, những thành

tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử. Cùng với những thành tựu về tăng trưởng, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, thực hiện chính sách xã hội, cải thiện đáng kể

đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, giữ vững ổn định chính trị và

tăng cường sức mạnh quốc phòng, an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại, chúng ta còn đạt được thành tựu quan trọng về lý luận, “nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn”[8,68], trước hết là về mục tiêu và mơ hình của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. Tác giả đưa ra mơ hình 8 đặc trưng của chủ nghĩa xã hội Việt Nam mà Đại hội X

đã xác định: “xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do

nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải

phóng khỏi áp bức, bất cơng, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, phát

triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đồn kết,

tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng; có

quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới” và nhấn mạnh: “Đảng và Nhà nước Việt Nam trong khi kiên trì xây dựng đất nước

theo con đường chủ nghĩa xã hội đã luôn luôn nêu cao bản chất hịa bình, hữu nghị, chủ nghĩa quốc tế cao cả của chủ nghĩa xã hội. Thực hiện đường lối đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới vì một thế giới hịa bình, hợp tác và phát triển. Đó cùng chính là tư tưởng nhân văn, nhân ái cao cả của Mác, Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh phấn đấu vì cuộc sống tốt đẹp của tất cả các dân tộc, của toàn nhân loại” (Chủ nghĩa Mác - Lênin với quá trình

phát triển và thắng lợi của cách mạng Việt Nam, PGS,TS Nguyễn Trọng Phúc, Lý luận chính trị, 8-2008)

Chuyên mục Nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh hoặc Nghiên cứu - Trao đổi được duy trì tương đối đều ở các kỳ, mỗi

kỳ có từ 1 đến 3 bài, chuyên mục này được coi là “chuyên mục đinh” của các tạp chí của Học viện, tác giả đều là những nhà khoa học ở trong và ngoài Học viện với các chuyên ngành triết học, lịch sử, chủ nghĩa xã họi khoa học, kinh tế chính trị. Cụ thể có các bài: Về nhận thức, bổ sung, phát triển các luận

điểm trong chủ nghĩa xã hội khoa học, PGS,TS Nguyễn Đức Bách, Lý luận

chính trị, số 7-2008; Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nguồn gốc và

bản chất của Nhà nước, GS Vũ Hữu Ngoạn, Lý luận chính trị, số 3-2007; Tư tưởng của Lênin về kế thừa chủ nghĩa tư bản trong xây dựng chủ nghĩa xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tuyên truyền chính trị trên các tạp chí của học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh trước yêu cầu, nhiệm vụ mới (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)