3 Vị trí, vai trị của công tác tuyên truyền chính trị; chức năng tuyên truyền chính trị của báo chí nói chung và tạp chí chính trị nói riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tuyên truyền chính trị trên các tạp chí của học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh trước yêu cầu, nhiệm vụ mới (Trang 27 - 33)

1. 2 Yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của đất nước trong bối cảnh hội nhập sâu rộng với thế giới và chức năng tuyên truyền chính trị của các

1.2. 3 Vị trí, vai trị của công tác tuyên truyền chính trị; chức năng tuyên truyền chính trị của báo chí nói chung và tạp chí chính trị nói riêng

tun truyền chính trị của báo chí nói chung và tạp chí chính trị nói riêng

"Tun truyền" theo nghĩa rộng là việc truyền bá những kiến thức, những giá trị tinh thần đến đối tượng, nhằm biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối

tượng hành động theo những định hướng, những mục tiêu đề ra.

Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng: “Tun truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục tiêu đó

thì tun truyền thất bại”

* Vị trí, vai trị cơng tác tun truyền trong công tác tư tưởng:

Công tác tư tưởng là hoạt động tác động vào ý thức của con người

nhằm hình thành và củng cố hệ tư tưởng chính trị lãnh đạo xã hội. Bất cứ chế

độ xã hội nào cũng cần thiết phải tiến hành công tác tư tưởng. Đối với chế độ

xã hội xây dựng theo định hướng xã hội chủ nghĩa, công tác tư tưởng càng

cần thiết và có ý nghĩa hết sức quan trọng. Bởi nó tác động tích cực vào đời sống tinh thần của con người, xây dựng và khơng ngừng hồn thiện một hệ ý thức xã hội tiến bộ, tích cực, làm cơ sở cho việc động viên, phát huy những tiềm năng, sức mạnh to lớn của nhân dân vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Mục đích của cơng tác tư tưởng của Đảng ta là bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ quan điểm, đường lối của

Đảng và pháp luật của Nhà nước, bảo vệ văn hóa, đạo đức truyền thống tốt

đẹp của dân tộc, động viên toàn Đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi

nhiệm vụ chính trị của Đảng là sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, tiến tới thành một nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại, vì mục tiêu

dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Chính vì vậy, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa

X của Đảng đã khẳng định:

Công tác tư tưởng là nhiệm vụ của toàn Đảng, của tất cả đảng viên,

trị với sự tham gia đóng góp của nhân dân, trong đó nịng cốt là đội ngũ

chuyên trách làm công tác tư tưởng, lý luận, báo chí của Đảng…Đối với báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn

đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của

Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải bảo đảm tính tư

tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt

động báo chí [9].

Tuyên truyền là một trong những bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng, có nhiệm vụ phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng, chủ trương, đường lối

của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến quần chúng nhân dân.

Tuyên truyền góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức, hình thành và củng cố niềm tin, giáo dục lý luận, đạo đức, lối sống, lẽ sống. Công tác tuyên truyền uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan

điểm, hành động sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần xây dựng con người

mới, cuộc sống mới.

* Chức năng tuyên truyền chính trị của báo chí nói chung và tạp chí chính trị nói riêng:

Tun truyền chính trị là nội dung chủ yếu của công tác tuyên truyền. Tuyên truyền chính trị tập trung vào việc phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng của

Đảng. Hoạt động báo chí là một thành tố quan trọng của công tác tuyên

truyền úng đắn dư luận xã hội, góp phần đưa cách mạng nước ta giành được những thắng lợi vĩ đại. Định hướng xã hội chủ nghĩa trong hoạt động báo chí là vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng trong tồn bộ cơng tác tư tưởng - văn hóa của Đảng và cách mạng nước ta. Có tác động và ảnh hưởng sâu sắc đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm và hành động của các tầng lớp nhân dân, đến

con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của đất nước. chính trị, là công cụ thông tin đặc biệt để tiến hành cơng tác chính trị - xã hội, nhất là trong thời đại

“bùng nổ thông tin” hiện nay. Báo chí khơng chỉ là kênh cung cấp thơng tin

đơn thuần, mà hơn thế nó cịn phải là kênh thơng tin mang tính thời sự về mọi

mặt của đời sống chính trị - xã hội; là kênh tuyên truyền tập thể, cổ động tập thể, tổ chức tập thể đồng thời thẩm định và phản biện cuộc sống. Dưới sự

lãnh đạo và định hướng của Đảng, hoạt động báo chí nước ta phát triển mạnh mẽ, làm tốt chức năng thông tin và định hướng thông tin.

C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra quan niệm mang tính tổng kết về vai trị thơng tin chính trị - xã hội của báo chí:

Điều đáng chú ý nhất của một tờ báo là ở chỗ nó can dự hàng ngày vào

phong trào và có khả năng là người phát ngơn trực tiếp của phong trào, nó phản ánh đầy đủ tồn bộ những sự kiện đang diễn ra hàng ngày, là mối tác

động qua lại sinh động không những giữa nhân dân với báo chí hàng ngày

của nhân dân - tất cả những điều đó tất nhiên sẽ mất đi khi ta xét đến tạp chí. Thế nhưng, tạp chí lại có ưu điểm là nó cho phép xem xét các sự kiện trên

một bình diện bao quát hơn và chỉ đi sâu vào sự kiện quan trọng nhất. Tạp chí cho phép nghiên cứu một cách tỷ mỷ và khoa học những quan hệ kinh tế tạo nên cơ sở của tồn bộ phong trào chính trị [21,120].

Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Báo chí là một ngành quan trọng của văn hóa”; “Báo chí là cơ quan của dư luận”. Vì thế, ngay từ những năm tháng

đầu tiên tham gia hoạt động cách mạng ở Pháp, Người đã sáng lập ra báo

Người cùng khổ và sau đó là báo Thanh niên. Báo Thanh niên đã kết hợp một

cách nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Mác - Lênin trong nội dung tuyên truyền vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng cho cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

Bàn về vai trị của báo chí và người làm báo trong công cuộc đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, Hồ Chí Minh khẳng

trừ tà, mà anh em văn hóa và trí thức phải làm cũng như là những chiến sĩ anh dũng trong công cuộc kháng chiến để giành lại quyền thống nhất và độc lập cho Tổ quốc”[14,80]. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của đất nước bắt

đầu Người tiếp tục giao nhiệm vụ mới cho hoạt động báo chí: “Các báo phải

khuyến khích những người tốt, việc tốt và thẳng thắn phê bình những điều

xÊu như: lười biếng, tham ô, lãng phí, quan liêu. Đó là một việc rất cần

thiết”[14, 95].

Báo chí cách mạng khơng chỉ là phương tiện thông tin thuần túy mà cịn có chức năng tuyên truyền, cổ động, tập hợp và tổ chức quần chúng đấu tranh cách mạng, giáo dục và hướng dẫn hành động của các tầng lớp nhân

dân. Chính vì vậy mà các lãnh tụ tiền bối của Đảng Cộng sản như C.Mác,

Ph.Ăng ghen, V.I.Lênin đều là những người sáng lập và hoạt động tích cực

trong lĩnh vực báo chí. V.I.Lênin đã viết bài “Bắt đầu từ đâu?” trên tờ Tia lửa do Ông sáng lập, để chỉ ra rằng phải bắt đầu từ việc lập ra một tờ báo chính

trị mác - xít để tiến tới thành lập đảng cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, cũng

chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu từ việc ra tờ báo cách

mạng Báo Thanh niên (năm 1925) và xuất bản cuốn Đường Kách mệnh (năm 1927). Ngay tại Hội nghị thành lập Đảng, ngày 3-2-1930, cùng với việc thông qua các văn kiện quan trọng của Đảng (như Chính cương vắn tắt, Sách

lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng, Điều lệ tóm tắt của các đồn thể

quần chúng), Đảng ta quyết định “xuất bản một tạp chí lý luận chung của

toàn Đảng”. Theo quyết định này, Ban Chấp hành Trung ương lâm thời của

Đảng đã xuất bản Tạp chí Đỏ (nay là Tạp chí Cộng sản), số đầu tiên ra ngày

5-8-1930.

Trải qua chặng đường lịch sử vẻ vang của dân tộc, các tạp chí lý luận chính trị của Đảng phát triển và trưởng thành cả về số lượng và chất lượng;

có tác dụng hướng dẫn nhận thức, hướng dẫn công tác cho cán bộ, đảng viên. Các tạp chí lý luận chính trị đã thể hiện rõ nét là những tạp chí lý luận và

chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Các tạp chí lý luận chính trị của Đảng có trách nhiệm tun truyền, giải thích những vấn đề lý luận và thực tiễn của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ta. Dựa trên lập trường của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở, kết hợp chặt chẽ lý luận Mác - Lênin với thực tiễn cách mạng Việt Nam để tuyên truyền đường lối, chính sách và các quan điểm của

Đảng một cách sâu sắc.

Tính lý luận của các tạp chí này thể hiện ở chỗ, nó ln ln vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để phân tích, làm sáng tỏ đường lối, nhiệm vụ chính trị của Đảng; từ đó, góp phần tổng kết thực tiễn,

bổ sung, phát triển lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, từng bước hồn thiện chủ trương, đường lối của Đảng. Nó đi đầu trong cuộc đấu tranh

chống các trào lưu lý luận sai trái, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ đường lối, quan điểm đúng đắn của Đảng. Đây cũng chính là điểm khác biệt cơ bản giữa tạp chí lý luận chính trị

với các báo hằng ngày, đồng thời là một tiêu chí quyết định để đánh giá chất lượng bài của tạp chí. Lý luận ở đây được gắn liền với đường lối chính trị,

thấm sâu vào thực tiễn; lý luận để phân tích, cắt nghĩa, giải thích những vấn

đề thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, từ đó lại bổ sung lý luận, đúc

kết, khát quát thành lý luận. Tính lý luận của tạp chí lý luận chính trị tốt ra chủ yếu từ sự phân tích thực tiễn nhằm làm sáng tỏ đường lối, quan điểm của

Đảng, gợi mở những suy nghĩ, tìm tịi, bổ sung, hồn thiện quan điểm, đường

lối của Đảng. Nói cách khác, lý luận gắn liền với chính trị và làm cơ sở cho chính trị.

Tính chính trị của tạp chí lý luận chính trị biểu hiện ở chỗ, nó ln ln lấy việc tuyên truyền, giải thích đường lối quan điểm của Đảng, phục vụ cho nhiệm vụ chính trị làm mục đích. Tính chính trị là linh hồn, là cốt lõi của nội dung tạp chí.

Tính lý luận và tính chính trị là hai mặt cơ bản trong chức năng của các tạp chí lý luận chính trị. Nó khác với nhiều tạp chí chuyên ngành ở chỗ: tạp chí lý luận chính trị đề cập những vấn đề lý luận - thực tiễn, gắn với đường

lối chính trị; hoặc truyên truyền cho đường lối chính trị một cách có lý luận. Hai mặt lý luận và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau, đan xen với nhau,

gắn bó và tác động lẫn nhau, cái này làm tiền đề cho cái kia. Lý luận là cơ sở của chính trị và chính trị là linh hồn của lý luận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tuyên truyền chính trị trên các tạp chí của học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh trước yêu cầu, nhiệm vụ mới (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)