2 Những vấn đề chính trị tư tưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tuyên truyền chính trị trên các tạp chí của học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh trước yêu cầu, nhiệm vụ mới (Trang 50 - 60)

- Tạp chí Khoa học chính trị:

2 Quán triệt tinh thần các nghị quyết, chỉ thị của Đảng

2.2. 2 Những vấn đề chính trị tư tưởng

Các bài viết về những vấn đề chính trị - tư tưởng chiếm tỷ lệ khá lớn

trong chuyên mục Nghiên cứu lý luận và thực tiễn (Lý luận chính trị) hoặc Nghiên cứu – Trao đổi (Giáo dục lý luận, Khoa học chính trị, Lý luận chính trị và truyền thơng): “Lý luận chính trị”: 33,7%; “Giáo dục lý luận: 34,2%; “Khoa học chính trị” 30%; “Lý luận chính trị và truyền thông”:23%. Tỷ lệ bài viết trên một chuyên mục của tạp chí như vậy cho thấy nội dung này có tính chất cập nhật thời sự so với các chuyên mục khác trên các tạp chí lý luận chính trị. Nội dung các bài trong chuyên mục này thường là những vấn đề rất nhạy cảm chính trị vầ là đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu lý luận

trên cả nước như: các dự báo về các khuynh hướng tư tưởng chủ yếu, an ninh thông tin; hoạt động tổng kết thực tiễn; những giá trị truyền thống văn hóa

của dân tộc… Đặc biệt có nhiều bài viết về việc thực hiện Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Các bài viết về nội dung này thường rất nhạy cảm về chính trị và là đề tài hấp dẫn đối với các nhà nghiên cứu lý luận trên cả nước.

Dự báo các khuynh hướng tư tưởng chủ yếu sẽ diễn ra trên thế giới và

ở Việt Nam từ nay đến năm 2020, phân tích những khuynh hướng tư tưởng

chủ yếu trên thế giới trong 1-2 thập kỷ đầu thế kỷ XXI như tư tưởng tư bản

chủ nghĩa phương Tây, các trào lưu của chủ nghĩa xã hội dân chủ, chủ nghĩa dân tộc hồi sinh là những bài viết có nhiều phát hiện, suy tư, có tính chất bút chiến. Các dạng bài này thường nằm trong chuyên mục Nghiên cứu lý luận và thực tiễn. Một số bài được độc giả lưu tâm, đơn cử như bài: Dự báo các khuynh hướng tư tưởng trên thế giới và ở nước ta trong những năm tới, PGS,TS Nguyễn Viết Thảo. Bài này nằm trong chuyên mục Nghiên cứu lý luận và thực tiễn của Tạp chí Lý luận chính trị, số 12-2008. Tác giả đưa ra

nhận định: “Tư tưởng cộng sản tiếp tục quá trình hồi phục, đổi mới và phát

triển trong bối cảnh cịn nhiều khó khăn, thách thức. Các giá trị nền tảng của

chủ nghĩa Mác - Lênin, trước hết là học thuyết giá trị thặng dư và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tiếp tục được chính sự vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại và thế giới đương đại khẳng định là đúng đắn” và dự báo: “Chủ nghĩa Mác -

Lênin sẽ được kết hợp với nhiều tư tưởng chính trị tiến bộ của các dân tộc, sẽ

được vận dụng theo nhiều cách thức, cơ chế khác nhau vào từng quốc gia cụ

thể”. Tác giả cịn nêu ra một số nét chính của đời sống tư tưởng Việt Nam

trong 1-2 thập kỷ tới: “Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục được kế thừa, bổ sung và phát triển. Xét từ cội nguồn lịch sử, tư tưởng cộng sản thâm nhập vào Việt Nam một cách tự nhiên, do nhu cầu, nhiệm vụ khách quan, sống còn của cách mạng giải phóng dân tộc quyết định. Trên thực tế,

suốt từ năm 1930 đến nay, hệ tư tưởng cộng sản đã được cuộc sống khẳng định là kim chỉ nam vạch đường cho quốc gia, dân tộc thoát khỏi thân phận

bối cảnh chủ nghĩa xã hội trên thế giới lâm vào khủng hoảng, đổ vỡ nặng nề từ cuối thập kỷ 80 đến nay, chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được đổi mới kịp thời, có hiệu quả cả về lý luận và thực tiễn, đã vượt qua thách thức lịch sử, trụ vững, phát triển và thể hiện nhiều tiềm năng trong tương lai. Chính những hiện thực tốt đẹp này là những nhân tố hàng đầu đảm bảo cho chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục củng cố vai trị, vị trí chủ đạo trong đời sống tư tưởng đất nước trong những năm tới”; tác giả nhận định: “ Bức tranh tư tưởng Việt Nam trong những thập kỷ tới sẽ ngày càng đa dạng hơn và có sự phức tạp nhất định… Cuộc đấu tranh giữa các khuynh hướng tư tưởng,

mặc dù ít có khả năng gây ra xung đột tư tưởng, nhưng có thể diễn ra một

cách gay gắt. Một khi chủ động, kịp thời nắm bắt các khuynh hướng tư tưởng khác nhau, cả trên quy mô thế giới và ở đất nước ta, đó là điểm khởi đầu cho cơng tác tư tưởng ở trình độ cao hơn.

An ninh thông tin quốc gia ở nước ta hiện nay đang đứng trước những

thách thức to lớn. Xu thế “tồn cầu hóa thơng tin” và âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch chống phá chúng ta trên lĩnh vực tư tưởng, báo chí đang đặt ra những thách thức trong định hướng XHCN trong hoạt động

báo chí ở nước ta hiện nay.

Lý giải về vấn đề này ThS Nguyễn Sĩ Trung cho rằng: “Đối với nước ta, việc định hướng XHCN về hoạt động báo chí trong điều kiện tồn cầu hịa thơng tin hiện nay đang gặp nhiều thách thức mới gay gắt, quyết liệt hơn rất nhiều so với trước. Quá trình hội nhập sâu và trực tiếp vào đời sống kinh tế quốc tế cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, nhất là internet ngày càng phổ biến. Sự cọ xát và đấu tranh tư tưởng bằng thông tin diễn ra hằng

ngày. Các trào lưu, các khuynh hướng tư tưởng sẽ xâm nhập vào nước ta qua các phương tiện thông tin đại chúng và tác động trực tiếp vào tư tưởng, tâm

âm mưu “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch - thách thức lớn của định hướng XHCN trong hoạt động báo chí ở nước ta hiện nay, ThS Nguyễn Sỹ Trung, Lý luận chính trị và truyền thông, số 7-2008). Cùng với sự bùng nổ của blog đã có một hình thức truyền hình mạng. Mạng này truyền đến hàng trăm triệu đến hàng tỷ người xem qua internet bằng hình thức tiếp nhận mọi hình ảnh, đoạn phim ngắn với số lượng “phóng viên” của loại “đài truyền

hình” mới này hầu như là vơ hạn. Ở nước ta hiện đã manh nha mạng chia sẻ hình ảnh này. Theo tác giả Nguyễn Sỹ Trung thì “nền truyền thơng thứ hai” này diễn ra nhanh chóng và “nếu khơng có các giải pháp để chủ động sử

dụng, chi phối “nền truyền thơng thứ hai”, thì tác động của nó sẽ vượt cả tác

động của nền truyền thơng chính thống”. Bên cạnh đó là sự ra đời các tác

phẩm báo chí tương tác: “Một bài báo khi đăng trên mạng, mọi người đều có khả năng bổ sung, đưa ý kiến của mình vào bài viết đó để tạo thành một tác phẩm báo chí là trí tuệ chung của mọi người. Dấu ấn của tác giả khơng cịn nữa…”. Tác giả chỉ rõ: “Mưu toan của chúng là tiến công vào nền tảng tư tưởng - văn hóa, nhằm “diễn biến” từ bên trong xã hội ta, từ đó dẫn đến

những diễn biến khác” và “Rõ ràng là, các thế lực thù địch đang triệt để khai

thác thông tin báo chí nhằm phá hoại cơng cuộc đổi mới, xây dựng CNXH do

Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Chúng không từ bỏ một âm mưu thâm độc

nào, một thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt nào để chống phá chúng ta”.

Trước sự bùng nổ về thông tin và công nghệ làm báo ngày càng tiên tiến, hiện đại, các thế lực thù địch ráo riết tuyên truyền nhằm chống phá thành quả của cách mạng nước ta đặt ra cho hoạt động báo chí nước ta khơng ít khó khăn, thách thức. Thực tế đặt ra đó địi hỏi chúng ta phải khơng ngừng nâng

cao cảnh giác và suy nghĩ nghiêm túc về những vấn đề quan trọng được rút ra như những bài học từ gần một thế kỷ phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo, định hướng của Đảng.

Trong nhóm chuyên mục này cịn có nhiều bài viết kháccủa các tác giả:

Về các khái niệm:lý luận, học thuyết, chủ nghĩa, triết lý, chủ thuyết, TS Phạm

Xuân Nam, Lý luận chính trị, số 3-2009; Quan điểm của Đảng về động lực

cơ bản trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, ThS Đặng Quang Định, Lý

luận chính trị, số 10-2008; Phát triển kinh tế nhanh và bền vững - từ góc nhìn

phương pháp luận, Phạm Thị Hồng Điệp, Lý luận chính trị, số 5-2008; Tăng trưởng kinh tế và phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam - Nhìn từ góc độ lý luận

và thực tiễn, Mai Chiếm Hiếu, Khoa học chính trị, số 2-2008; Về một số nghịch lý xuất hiện trong quá trình phát triển giai cấp cơng nhân thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, PGS,TS Nguyễn Đăng Thành, Lý luận

chính trị, số 2-2007; Khả năng định hướng nền kinh tế thị trường theo con đường xã hội chủ nghĩa, GS Đỗ Thế Tùng, Lý luận chính trị, số 1-2008; Văn

hóa với tư cách nền tảng tinh thần: từ quan niệm duy vật lịch sử của C.Mác

đến tư tưởng Hồ Chí Minh, TS Trần Thị Minh, Lý luận chính trị và truyền thơng, số 5-2008; Cơng bằng xã hội trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, ThS Nguyễn Xuân Phong, Lý luận chính trị và truyền thông, số 7-2008; Thời đại

ngày nay - tiếp cận từ quan điểm mác xít, PGS,TS Nguyễn Hồng Giáp, Lý luận chính trị và truyền thơng, số 7-2008.

Cơng tác tư tưởng liên quan đến công tác lý luận và giáo dục lý luận,

liên quan đến thực tiễn và công tác tổng kết thực tiễn, liên quan đến thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Hơn bao giờ hết, lúc này công tác tư tưởng phải gắn liền với kết quả nghiên cứu lý luận.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn

coi trọng tổng kết những bài học để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của

Đảng. Tổng kết thực tiễn là một trong những hoạt động có tầm quan trọng

động thực tiễn tiếp theo. Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng tổng kết thực

tiễn, Người xem việc tổng kết thực tiễn là một biện pháp cơ bản để thực hiện nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, thông qua tổng kết thực tiễn mà nâng cao trình độ lý luận, khắc phục bệnh chủ quan, giáo điều, bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa. Chỉ có tổng kết thực tiễn mới cho phép chúng ta nắm bắt những vấn đề thực tiễn đặt ra và đánh giá được mức độ đúng, sai của lý luận, của chủ trương, đường lối, chính sách, qua đó mà kịp thời sửa chữa sai sót,

hạn chế; bổ sung, hồn thiện chủ trương, đường lối, chính sách cho phù hợp với yêu cầu do thực tiễn đặt ra.

Tổng kết bài học về lãnh đạo còn nhằm làm rõ những đặc điểm, đặc

trưng, những vấn đề có tính quy luật của cách mạng Việt Nam và làm sáng tỏ trong nhận thức lý luận về những vấn đề chiến lược của cách mạng Việt

Nam: độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tổng kết bài học từ thực tiễn lịch sử còn đề điều chỉnh nhận thức, bổ sung và phát triển cương lĩnh, đường lối

trong chặng đường sắp tới và dự báo có sơ sở khoa học cho sự phát triển

trong tương lai. Sự tổng kết kinh nghiệm, bài học từ lịch sử, từ sự lãnh đạo của Đảng để làm sáng tỏ hơn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc. Bởi, “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong cơng việc thực tế. Khơng có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà

đi”[17,233-234]. Văn kiện Đại hội IX của Đảng nêu rõ: “Đẩy mạnh tổng kết

thực tiễn và nghiên cứu lý luận, thảo luận dân chủ, sớm làm rõ và kết luận những vấn đề mới, bức xúc nảy sinh từ thực tiễn, từng bước cụ thể hóa, bổ

sung, phát triển đường lối, chính sách của Đảng”[5,206-241]. Đại hội X của Đảng tiếp tục đề ra nhiệm vụ: “Thường xuyên tổng kết thực tiễn để phát triển

lý luận; dự báo tình hình và xu thế phát triển của thế giới, khu vực và trong nước; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước”[8,99]. Như vậy, tổng kết thực tiễn phải

được xem như một mắt khâu cơ bản, quan trọng trong mọi hoạt động lãnh đạo, quản lý. Vì vậy, học tập, rèn luyện nâng cao năng lực tổng kết thực tiễn

phải trở thành một yêu cầu bắt buộc quan trọng đối với các cán bộ lãnh đạo, quản lý. Quan điểm trên được thể hiện ở nhiều bài viết: Vai trò của tư duy biện chứng đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở nước ta hiện nay, ThS Hoàng Thúc Lân, Lý luận chính trị và truyền thông, số 4-2009; Quan

điểm của Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận cho cán bộ, đảng viên,ThS Lê Đình Năm, Lý luận chính trị và truyền thơng, số 7-2008; ThS Hoàng Thúc

Lân, Giảng dạy chủ nghĩa xã hội khoa học với việc nâng cao niềm tin của sinh viên về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Lý luận chính trị và

truyền thông, số 11-2008; Bản lĩnh chính trị và trình độ trí tuệ của Đảng

trong giai đoạn hiện nay, PGS,TS Đặng Đình Phú, Lý luận chính trị, số 2-

2008; Quá trình nhận thức của Đảng về công bằng xã hội, ThS Nguyễn Xuân Phong, Lý luận chính trị, số 4-2008; Góp phần tổng kết những bài học về sự

lãnh đạo của Đảng trong quá trình cách mạng, GS,TS Nguyễn Trọng Phúc,

Lý luận chính trị, số 11-2008…

Trong hệ giá trị truyền thống Việt Nam, các giá trị đạo đức chiếm vị trí cốt lõi, nổi bật… Các giá trị đạo đức truyền thống là kết quả và là động lực to lớn của quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước của dân tộc, là kết quả của quá trình tiếp thu sáng tạo tinh hoa của nhiều trào lưu tư tưởng,văn hóa của thế giới, đặc biệt là từ khi có chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. GS Vũ Khiêu khẳng định các giá trị đạo đức truyền thống cao đẹp của dân tộc ta bao gồm: “lịng

u nước, truyền thống đồn kết, lao động cần cù và sáng tạo; tinh thần nhân

đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người, trong đó yêu nước là bậc thang

cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc”. Nghị quyết Hội nghị

tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã khẳng định: “Bản sắc dân tộc bao gồm

những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng động các dân tộc Việt Nam

được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ

nước. Đó là lịng u nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - Tổ quốc; lịng

nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống”[4,56].

Cả nước ra sức thi đua hưởng ứng Cuộc vận động Học tập và làm theo

tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh bởi Người chính là tấm gương tiêu biểu cho sự tiếp nối biện chứng giữa đạo đức truyền thống và đạo đức

cách mạng, dân tộc và quốc tế. Trong Chuyên mục kỷ niệm 119 năm ngày sinh, 40 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài Học tập và

làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh: Niềm tin của dân và vai trò nêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tuyên truyền chính trị trên các tạp chí của học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh trước yêu cầu, nhiệm vụ mới (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)