Một số vấn đề đặt ra qua việc nghiên cứu về tuyên truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tuyên truyền chính trị trên các tạp chí của học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh trước yêu cầu, nhiệm vụ mới (Trang 80 - 83)

- Tạp chí Khoa học chính trị:

2 Quán triệt tinh thần các nghị quyết, chỉ thị của Đảng

3.1- Một số vấn đề đặt ra qua việc nghiên cứu về tuyên truyền

chính trị trên các tạp chí lý luận chính trị của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

Sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ, nhất là công nghệ thông tin giúp cho báo chí, xuất bản có những thay đổi to lớn, sâu sắc trên

nhiều mặt: kỹ thuật, công nghệ, phương thức sản xuất, phát hành. Xu hướng tích hợp truyền thơng, báo chí, xuất bản và cơng nghệ thông tin (đặc biệt là internet) làm cho nền báo chí, xuất bản ngày nay khác rất xa so với báo chí, xt bản truyền thống.

Q trình phát triển đất nước theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, vừa tạo thời cơ, thuận lợi, vừa đặt ra những khó khăn, thách thức cho cơng tác tư tưởng nói chung, cơng tác báo chí, xuất bản nói riêng. Vì lẽ đó, hoạt động báo chí, xuất bản ngày càng phải

đáp ứng những yêu cầu cao hơn, khó khăn, phức tạp hơn so với thời kỳ trước.

Trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới của sự nghiệp cách mạng, của công tác tư tưởng, lý luận và báo chí - bằng hoạt động nghiệp vụ của mình-

các tạp chí của Học viện đã có những nỗ lực, sáng tạo, đóng vai trị nịng cốt trong cơng tác giáo dục chính trị của Đảng, chú trọng tổng kết thực tiễn,

nghiên cứu lý luận, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần bổ sung, hồn thiện đường lối, chính sách của Đảng và

Nhà nước.

Với vai trò là nhịp cầu nối giữa lý luận và thực tiễn, giữa ý Đảng và

đề xuất, kiến nghị các giải pháp, giúp cho Đảng và Nhà nước kịp thời đề ra

chủ trương, đường lối phù hợp trong những giai đoạn cách mạng mới. Qua

mỗi năm, mỗi số tạp chí, các bài viết ngày càng thể hiện rõ những bước tiến từ cách lựa chọn chủ đề, chuyên mục, đến việc tổ chức, bố cục nội dung

thông tin, cung cấp cho độc giả những thơng tin mang tính khoa học và xã

hội; công tác cộng tác viên dần đi vào quy củ.

Tuy nhiên, phụ thuộc vào hoàn cảnh và phạm vi hoạt động của mỗi tạp chí, việc thơng tin lý luận chính trị trong thời gian qua không tránh khỏi những khiếm khuyết, bất cập, cho dù khơng mang tính điển hình. Đây cũng là vấn đề mà các tạp chí cần phải tập trung tìm ra phương hướng, giải pháp khắc phục trong thời gian tới, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những u cầu, địi hỏi bức thiết của cơng tác tư tưởng, lý luận trong thời kỳ mới.

* Những khó khăn, bất cập trong q trình thơng tin:

Khơng thể phủ nhận những đóng góp to lớn, quan trọng của các tạp chí của Học viện trong cơng tác tư tưởng, lý luận và báo chí của Đảng nhưng với những tồn tại, bất cập phát sinh trong q trình thơng tin cũng cần phải có cái nhìn thẳng thắn để nhận biết rõ các hạn chế và tìm giải pháp khắc phục.

Những hạn chế đó được thể hiện trên một số vấn đề sau:

- Khiếm khuyết dễ nhận thấy đó là, các bài viết trên các tạp chí lý luận chính trị của Học viện thiếu sắc bén, chậm đổi mới; nội dung và hình thức thể hiện chưa thật sự hấp dẫn bạn đọc. Tuy số lượng các bài viết, các chuyên mục

đã có sự thay đổi theo từng giai đoạn cách mạng nhưng chất lượng còn hạn

chế và chưa được đồng đều.

- Bài viết chưa thể hiện được tính nhạy cảm của báo chí; cịn thụ động trong việc thông tin và nắm bắt dư luận xã hội. Thiếu những bài viết hay, những bài viết mang tính chính luận có chất lượng cao, tinh xảo và mang tính chất trọng tâm của lý luận chính trị. Những hạn chế này một phần là bởi công tác cộng tác viên chưa được chú trọng. Cụ thể là công tác đặt bài, xây dựng

đội ngũ cộng tác viên chưa được ban biên tập tập trung chỉ đạo vì vậy việc

triển khai chưa đều tay.

- Thiếu vắng những bài nghiên cứu, giới thiệu những kinh nghiệm tốt, những điển hình tiên tiến trong sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học,

nghiên cứu thực tiễn.

- Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm báo và cộng

tác viên chưa được chú trọng, chưa bồi dưỡng được những cây bút chính luận tầm cỡ, được công chúng thừa nhận; chưa thật thường xuyên bám sát tình

hình lý luận và thực tiễn của đất nước. Tác phong làm việc cịn nặng về hành chính, chưa thật sự say mê với nghề.

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các tạp chí của Học viện chưa có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, nên hiệu quả tuyên truyền về lý luận chính trị chưa có được sức mạnh trong việc chủ động tạo dựng, chi phối thông tin và định hướng dư luận.

- Trang thiết bị kỹ thuật dùng trong tác nghiệp chưa đầy đủ và chưa

theo kịp với công nghệ hiện đại.

* Nguyên nhân của tồn tại, bất cập:

- Nước ta đang thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng nên chưa bắt nhịp được với cơ chế quản lý mới nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Những tư tưởng cũ, lạc hậu chưa được xóa bỏ hồn

tồn. Trong khi đó, một số lý luận mới, trào lưu tư tưởng mới được hình

thành, tình trạng đan xen giữa cái mới, cái tốt và cái chưa đúng gây tâm lý xáo trộn. Nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn chưa được tổng kết, đặc biệt có

những quan điểm, lý giải cịn chưa thật sự được thống nhất.

- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cơ quan chức năng (Ban Tuyên giáo

Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam) chưa

- Các buổi sinh hoạt trong Hội, Chi hội báo thường chỉ đề cập đến

những vấn đề chung về công tác tư tưởng - văn hóa, về các vấn đề thời sự nổi bật…, mà chưa có những nhận định có tầm chiến lược.

- Một số cán bộ, biên tập viên còn chưa thật sự thích ứng với cơng

nghệ thơng tin hiện đại, trình độ ngoại ngữ chưa được nâng cao vì vậy việc

xử lý thơng tin cịn nhiều lúng túng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng tuyên truyền chính trị trên các tạp chí của học viện chính trị hành chính quốc gia hồ chí minh trước yêu cầu, nhiệm vụ mới (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)