Giọng điệu lạnh lùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết ếch của mạc ngôn (Trang 88 - 90)

Chƣơng 3 : Ngôn ngữ và giọng điệu

3.2. Giọng điệu

3.2.2. Giọng điệu lạnh lùng

Không chỉ thành công trong việc sử dụng giọng điệu bỡn cợt, viết về cái xấu, cái ác, cái chết, Mạc Ngôn thường dùng một thứ giọng điệu lạnh lùng, vô âm sắc, tẩy trắng mọi cảm xúc. Chính giọng điệu này đã gây nên sự bất đồng rất lớn trong giới phê bình.

Đàn hương hình, qua điểm nhìn của đao phủ Triệu Giáp - cỗ máy giết người của triều Thanh - cái ác được miêu tả một cách lạnh lùng vừa cho thấy sự tàn nhẫn và hiểm ác của pháp luật phong kiến vừa cho thấy tâm lý ―hạnh tai lạc họa‖ đáng sợ của bách tính Trung Hoa.

Báu vật của đời, tất cả cái chết trong tác phẩm đều được tả chân với giọng điệu lạnh lùng, không hề có một cảm xúc nào, dù là thương cảm, buồn đau hay ghê sợ của người kể chuyện. Từ cái chết của những đứa trẻ vô tội: ―Tư Mã Phượng và Tư Mã Hoàng mỗi đứa bị một phát đạn vào đầu, viên đạn từ trán chui ra gáy, lỗ đạn không sai nhau mảy may‖ [18, tr.351],

Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn, không chỉ có cái chết của con người mà còn có những cái chết lớn hơn, đó là cái chết của lý tưởng, của niềm tin nối tiếp nhau diễn ra và cuối cùng làm nên những cái kết không có hậu cho tất cả các tác phẩm. Những cái chết ấy cũng được miêu tả với giọng điệu lạnh lùng một cách nhất quán.

Hơn 100 năm lịch sử Trung Hoa trong Đàn hương hình, Báu vật của đời, Sống đọa thác đày, Thập tam bộ, Cây tỏi nổi giận, 41 chuyện tầm phào,

Ếch...trôi qua trong chiến tranh, thù oán, chém giết, cưỡng hiếp, đấu tố, bất công, lọc lừa, đói rét. Rất nhiều lần tác giả thắp lên trong tác phẩm những ngọn lửa niềm tin nhưng rồi ngọn lửa nào cũng vụt tắt. Mỗi một nhân vật đều mang lại cho người đọc một niềm hy vọng, nhưng cuối cùng không một ai có thể vươn lên, có khả năng làm đổi thay vận mệnh của cá nhân, gia đình và dân tộc. Kim Đồng – đứa con trai duy nhất mà bà Lỗ phải rất nhiều lần mạo hiểm với số phận cuối cùng mới có được, người đàn ông trụ cột duy nhất của nhà Thượng Quan lại là một kẻ vô dụng suốt đời bám lấy bầu vú mẹ, bạc nhược về thể xác lẫn tinh thần.

Trong Ếch, đó là bi kịch bác sĩ Vạn Tâm phải sống trong niềm ân hận và sự ám ảnh về hai ngàn tám trăm thai nhi vĩnh viễn không thể trở thành người. Cuối tác phẩm cô hiện lên như một kẻ chiến bại sau những ngày chiến thắng oanh liệt. Bàn tay nhuộm đỏ máu của cô đã biến cô từ một người không biết sợ bất cứ thứ gì thành một tâm hồn mềm yếu suốt đời bị ám ảnh bởi âm thanh của tiếng ếch kêu và ảo giác đàn ếch tìm đến để báo thù.

Với quan niệm phải sống để nếm trải nỗi đau mài mòn, gặm nhấm tâm hồn, cô quyết định gắn bó đời mình với nghệ nhân Hách Đại Thủ nặn ra những con búp bê bằng đất sét. Đây cũng chính là một hình thức để chuộc tội. Nhưng mỗi đứa trẻ, mỗi con người chỉ có một linh hồn, một khi linh hồn đã bị hủy diệt thì làm thế nào để chuộc tội? Cô luôn tâm niệm rằng: ―Một kẻ có tội không có quyền được chết. Hắn phải sống để nhận sự trừng phạt giày vò. Phải làm cho hắn như một con cá nướng trên lửa, lật qua lật lại, giống như sao thuốc, lật đi lật lại mà sao. Phải dùng cách ấy để trả nợ cho những tội lỗi của mình, trả nợ xong mới có thể yên tâm mà chết‖.[25, tr. 558].

Có đôi lúc, ngôn ngữ của Mạc Ngôn trở nên sắc lạnh, tàn nhẫn, ông không ngại ngần so sánh ―âm đạo của phụ nữ chẳng khác nào cái phao câu

của gà‖ [25, tr. 36], ―dù thế nào thì mẹ cháu cũng không thể sinh nở được nữa, sinh nữa thì e là tử cung của bà ấy sẽ tòi ra ngoài luôn đấy‖ [25, tr.93], ―nên đem lông chỗ ấy của chị ra mà thắt cho tôi thì đúng hơn – Vương Cước chỉ vào đũng quần của chủ tịch phụ nữ, chửi một cách thô lỗ‖ [25, tr. 107], bộ mặt thật của tên phó cục trưởng cục y tế huyện bị tác giả lôi ra ánh sáng: ―một cái mặt lừa dài đến gần nửa mét, đôi môi thâm sì, răng lợi lúc nào cũng rơm rớm máu, miệng nó toác ra có thể tọng cả một hòn dái ngựa vào‖ [25, tr. 349].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết ếch của mạc ngôn (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)