Chƣơng 1 : Nghệ thuật kết cấu và cốt truyện
1.2. Cốt truyện
1.2.2. Truyện lồng trong truyện
Theo Từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên thì ―lồng ghép là việc cho vật này vào bên trong vật khác hay được nối vào, đưa vào cho khớp với nhau làm thành một chỉnh thể‖ [27, tr. 583].
Theo Tzventan Todotor thì ―khi một truyện thứ hai được bao gồm trong truyện thứ nhất, thủ pháp này gọi là sự lồng ghép‖ [46, tr.46]. Những câu chuyện của các nhân vật được lồng trong một câu chuyện chung, câu chuyện lớn, tạo nên dòng chảy tuyến tính của cuốn tiểu thuyết.
Xây dựng cốt truyện theo kiểu truyện lồng trong truyện có nghĩa là trong cốt truyện lại có nhiều tình huống, sự kiện đan cài vào nhau. Trong câu chuyện này lại có những câu chuyện khác được đan cài vào trong quá trình kể.
Trong cuốn Mạc Ngôn và những lời tự bạch, nhà văn Mạc Ngôn từng cho biết: ―Tôi đã sáng tác trên hai mươi năm, đã viết trên hai mươi cuốn sách, đại khái có thể phân làm hai loại: một loại viết về lịch sử và một loại viết về cuộc sống hiện thực‖. [17, tr. 288].
Ếch được xem như một bức tranh xã hội Trung Quốc sâu sắc và toàn diện, phản ánh được những tác động của chính sách kế hoạch hóa gia đình kéo dài hơn 30 năm tới cuộc sống của người dân nước này và thể hiện trực tiếp cái nhìn chế giễu cay độc vào cái mà tác giả Mạc Ngôn gọi là "sự ngu xuẩn" của xã hội, trong một cốt truyện đượm màu chính trị.
Tuy lựa chọn khai thác một đề tài có phần gai góc và hết sức táo bạo trong xã hội Trung Quốc hiện đại, nhưng bằng cách viết về quá khứ theo khuynh hướng hiện thực huyền ảo, tinh tế và bằng một ngòi bút khéo léo, uyển chuyển, Mạc Ngôn đã mang đến cho Ếch một dáng vẻ hấp dẫn, lôi cuốn, sâu
sắc và thấm đẫm tinh thần nhân văn - điều mà không nhiều tiểu thuyết gia làm được. Xã hội dưới con mắt của Mạc Ngôn đầy rẫy những vấn đề cần mổ xẻ, kể cả trách nhiệm và tình người...
Mặc dù Mạc Ngôn không phải là người khơi nguồn cho kiểu kết cấu lồng ghép trong tiểu thuyết nhưng ông đã sáng tạo nên một thế giới nghệ thuật mà trong đó trên nhiều phương diện đều có sự đan xen thú vị . Trong Ếch, điều đó thể hiện ở việc lồng ghép những câu chuyện nhỏ vào cốt truyện chính và sư đan xen, kết hợp các yếu tố tự sự trong một tiểu thuyết.
Sử dụng kiểu cốt truyện ―truyện lồng trong truyện‖ Mạc Ngôn đã cho chúng ta thấy nhều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, đó có thể là những câu chuyện của cá nhân nhưng cũng có thể là câu chuyện của dân tộc, thời đại mình. Các câu chuyện được đan cài, lồng vào nhau tạo nên sự ly kỳ hấp dẫn người đọc.
Câu chuyện diễn ra ở một vùng quê nghèo nàn, lạc hậu thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc. Người kể chuyện xưng ―tôi‖ kể về ―cô tôi‖ từ khi còn là một cô gái trẻ trung đầy nhiệt huyết trải qua mấy chục năm làm bác sĩ phụ khoa ở bệnh viện Cao Mật với công việc chính là đỡ đẻ ở nông thôn, sau này chuyển sang nghề thắt ống dẫn tinh cho nam giới và nạo phá thai đã chứng kiến những điều không thể nói đến khi trở thành bà lão ngoài 70, bà sống và tạo ra nhiều con búp bê bằng đất như một sự chuộc tội, một sự sám hối chân thành và sâu sắc. Chính Mạc Ngôn đã từng quan niệm về mục đích sáng tác của mình. ―Khi viết về số phận cá nhân thì phải động đến nỗi đau lớn nhất của tâm hồn người
ấy; viết về nhân sinh thì phải lục lọi những điều không dám ngoái đầu nhìn lại trong ký ức của mình.‖ [25, tr.294].
Ếch là một cuốn tiểu thuyết khá dày với số trang lên tới gần 560. Vẫn là một quá khứ đầy đau thương với những vụ đấu tố, những đường lối cách mạng sai lầm ở nông thôn, cụ thể là vùng Đông Cao Mật, Mạc Ngôn đã lựa chọn một người đàn bà gan dạ, bất khuất, cứng rắn làm nhân vật chính cho cuốn tiểu thuyết của mình. Đây cũng là hình ảnh đại diện của mọi nhận thức sai lầm, lòng tin mù quáng trong công việc triệt sản và đỡ đẻ - hậu quả từ các chính sách kế hoạch hóa gia đình – chính sách một con - kéo dài hơn 30 năm của chính quyền Trung Quốc. Bên cạnh đó, nhân vât người cô hiện thân vừa như một bà mụ tài ba nhưng cũng như một hung thần bị nguyền rủa...
Ngoài câu chuyện cuộc đời cô cô là câu chuyện chính, xuyên suốt tác phẩm còn có nhiều chuyện khác của những người có liên quan đến nhân vật chính: chuyện của tôi, chuyện của ông nội tôi, chuyện anh phi công quân đội Vương Tiểu Thích, chuyện anh chàng nghệ nhân mỹ thuật dân gian Hách Đại Thủ,...Nhiều câu chuyện với nhiều hướng giải quyết khác nhau liên quan đến nhân vật chính góp phần thể hiện tính cách của các nhân vật, tô đậm thêm mối quan hệ giữa các nhân vật với nhau và làm nổi rõ tính cách của nhân vật chính.
Các câu chuyện phụ và câu chuyện chính có quan hệ mật thiết với nhau , bổ sung cho nhau , có khi một sự kiện phụ nào đó lại có ý nghĩa q uyết đi ̣nh cuô ̣c đời nhân vâ ̣t chính . Sự xuất hiện của anh chàng phi công tài hoa Vương Tiểu Thích có thể nói đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của Vạn Tâm. Chính Mạc Ngôn cũng thừa nhận: ―Tôi đã chuẩn bị tất cả tài liệu để viết cuốn tiểu thuyết, nếu là tiểu thuyết thì đương nhiên Vương Tiểu Thích sẽ là nhân vật chính‖ [25, tr. 73]. Trong con mắt của người dân thời ấy, ―phi công là rồng, là phượng trong thế giới loài người‖ [25, tr. 65]. Thêm vào đó, hoàn cảnh xuất thân của Vương Tiểu Thích không chê vào đâu được, bố là cán bộ cao cấp, mẹ là giáo sư
đại học. Căn cứ vào tiêu chuẩn thẩm mỹ đương thời, Vương Tiểu Thích và Vạn Tâm quả là xứng đôi vừa lứa. Nhưng việc Vương Tiểu Thích bỏ trốn sang Đài Loan đã khiến ―cô tôi‖ ―suýt bị hủy hoại‖. Bị coi là ―phản động‖, bị ép vào tội ―phản cách mạng, tội đặc vụ‖, Vạn Tâm đã dùng cách tự sát để ―thị uy với Đảng‖: ―Cô tôi cắt động mạch trên cổ tay trái, dùng ngón tay phải thấm máu viết một bức thư: ―Tôi hận Vương Tiểu Thích. Tôi sống là Đảng viên, chết cũng biến thành quỷ của Đảng‖. [25, ttr. 87]. Cô được cứu sống, nhưng cũng chính cú sốc này đã khiến cho một người con gái ―quá chân chính‖ trở thành một tội nhân, một đày tớ trung thành của chính quyền trong việc thực thi chính sách dân số của chính phủ Trung Quốc. Cô chấp nhận sống cuộc sống cô đơn cho đến hơn 40 tuổi khi gặp và được Hách Đại Thủ cứu trong rừng sâu.
Ếch được coi là cuốn sách dữ dội nhất của Mạc Ngôn trong việc khắc họa hình ảnh quan chức Trung Quốc ở vùng nông thôn. Trong quá trình thực thi triệt để chính sách một con tại địa phương mình, họ hiện lên thật đáng sợ. Ông đã dùng những trải nghiệm của người cô cũng như trải nghiệm của chính ông để viết nên tác phẩm này. Trong Ếch, xuyên suốt câu chuyện về cuộc đời nhân vật cô cô còn có hàng loạt câu chuyện đầy ám ảnh về thân phận con người .
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong bài bình luận có nhan đề Sự sinh, sự chết và sự sống – Đọc Báu vật của đời của Mạc Ngôn từng liên tưởng Mạc Ngôn với Lỗ Tấn, giải thích hai nhà văn Trung Quốc, một ở đầu và một ở cuối thế kỷ 20, đã gặp gỡ nhau trong suy nghĩ về đất nước mình. Mạc Ngôn thuộc thế hệ nhà văn Trung Quốc dám phanh phui đào sâu vào hiện thực xã hội. Mạc Ngôn tạo ra địa danh Cao Mật (giờ đây đã được coi như một địa danh văn chương) ở đó tập trung mọi số phận, con người...Cao Mật tựa một xã hội Trung Quốc thu nhỏ, dấy lên sức khái quát cao. Từ Cao Mật người ta nhìn thấy số phận người nông dân Trung Quốc, những người chân đất.
Thân phận con người được Mạc Ngôn viết đầy đau đớn. Trong tác phẩm
Sống đọa thác đày thậm chí Mạc Ngôn để cho nhân vật hóa ra kiếp trâu, kiếp ngựa...để kể về kiếp sống trầm luân đau khổ của mình.
Trong Báu vật của đời, ông đã gửi gắm suy nghĩ của mình trong câu nói của nhân vật Lỗ Thị : "Mẹ nhận ra một chân lý nghiệt ngã: là đàn bà không lấy chồng không được, lấy chồng mà không sinh con không được, sinh con toàn con gái cũng không được. Muốn có địa vị trong gia đình, dứt khoát phải sinh con trai" [18, tr. 267].
Trong Ếch, tác giả kể về ba cái chết của ba người đàn bà. Họ trót mang thai phi pháp. Họ bất chấp quy định của chính quyền mang thai đứa con thứ hai, với mong muốn có một đứa con trai. Luật sinh con – hạn chế hà khắc của Trung Quốc khiến họ trốn chui, trốn lủi, hòng tìm cách sinh thêm con.
Người đàn bà đầu tiên thiệt mạng khi mang thai được 5 tháng. Bà ta bơi rất giỏi, nhưng cứ liên tục bơi dưới sự truy đuổi của những người thực thi chính sách trên chiếc thuyền chuyên dụng của tổ sinh đẻ. Dù là tay bơi hạng cừ khôi, Cảnh Tú Liên – vợ Trương Quyền cuối cùng cũng phải chết. Mạc Ngôn tả: ―Lúc ấy, thân hình người đàn bà đột nhiên chìm nghỉm, đồng thời có cảm giác mùi máu tanh xộc lên mũi‖. [25, tr.189].
Hài nhi người đàn bà thứ hai mang trong bụng đã đến tháng thứ 7. Người ép cô phải bỏ thai chính là cô ruột chồng. Vương Nhân Mỹ cố tình tháo vòng, giấu chồng để sinh con. Nhưng rồi vì sự nghiệp của chồng, vì hứa hẹn một cuộc sống tốt đẹp, cô tự nguyện bỏ đi đứa trẻ. Không ngờ, trong quá trình phẫu thuật do người mẹ trẻ mất máu quá nhiều nên cả hai mẹ con đã thiệt mạng.
Người thứ ba thì đã cận ngày sinh. Mong muốn có con trai nối dõi tông đường, Trần Tị đã đưa Vương Đảm đi trốn. Nhưng rồi sự bí bách, hoảng sợ, bấn loạn khi bị truy đuổi khiến bà mẹ đã không kịp nhìn mặt con.
Một quyển sách với lời lẽ cay độc, giọng văn khôn ngoan, đầy giễu nhại đã lột tả vô cùng khéo léo những đường lối cách mạng sai lầm và cách áp dụng tàn nhẫn bằng các biện pháp cưỡng bức phá thai, triệt sản của chính quyền địa phương đang diễn ra ở vùng nông thôn, cụ thể là vùng Đông Bắc Cao Mật. Đây là một đề tài nhạy cảm cực kỳ hiếm hoi trong văn học song đã được nhà văn Mạc Ngôn khắc họa một cách chi tiết và đầy kịch tính. Tác phẩm Ếch được xem như một bức tranh xã hội Trung Quốc sâu sắc và toàn diện, phản ánh được những tác động của chính sách sai lầm tới cuộc sống của người dân nước này và thể hiện trực tiếp cái nhìn chế giễu cay độc vào cái mà tác giả Mạc Ngôn gọi là "sự ngu xuẩn" [25, tr. 69], ―dã man‖ [25, tr. 213] của xã hội, trong một cốt truyện giàu kịch tính và độc đáo.
1.2.3. Cốt truyện xâu chuỗi và yếu tố ngoài cốt truyện
Trong tiểu thuyết Ếch, người kể chuyện đồng thời là nhân vật của tác phẩm. Cốt truyện phát triển cùng với sự phát triển các tuyến nhân vật. Nhân vật không còn tồn tại thì cốt truyện cũng kết thúc. Người kể chuyện tham gia trực tiếp vào cốt truyện nhưng cốt truyện lại không bị hạn chế bởi ở đây, nhân vật kể chuyện dưới dạng những bức thư cho nên đang kể chuyện này có thể ―nhảy‖ sang chuyện khác một cách thoải mái. Tất nhiên, ở đây người kể chuyện thực hiện sự chuyển giao một cách khéo léo nên không gây ra cảm giác hẫng hụt, khó chịu ở người đọc. Chẳng hạn, đang bày tỏ cảm xúc về tình yêu, các nhân vật có thể chuyển sang nói chuyện chính trị, bàn về giáo dục... hay đang tả cảnh thiên nhiên bỗng quay sang bộc lộ tâm trạng của bản thân mà người đọc có thể chấp nhận được.
Cốt truyện xâu chuỗi
Ếch không phải do một nhân vật tạo thành một tuyến cốt truyện mà là một mạng lƣới nhiều đầu mối phức tạp. Sự phát triển của tình tiết cốt truyện vừa tiến theo chiều thời gian vừa tiến theo chiều không gian và vừa theo diễn biến tâm trạng của nhân vật. Truyện mở đầu bằng bức thư nhân vật ―tôi‖ (tức Khoa Đẩu) gửi cho tiên sinh Sugitani Yoshihito mong muốn viết một vở kịch kể về cuộc đời của ―một nữ bác sĩ cùng với chiếc xe đạp lao băng băng trên mặt sông đã kết băng, một nữ bác sĩ sau lưng đeo hòm thuốc, tay che dù, quần xắn cao cùng với bầy cóc nhái kết đoàn kết đội lầm lũi đi về phía trước, hình tượng một nữ bác sĩ đang bế những hài nhi, tay dính đầy máu nhưng miệng cười rất tươi‖ [ 25, tr. 6].và kết thúc bằng lá thư là lời sám hối chân thành của nhân vật ―tôi‖.
Vì cốt truyện ở đây là cốt truyện chuỗi, cho nên khi nói đến kết thúc ta không thể chỉ xét đến kết truyện của toàn bộ câu chuyện, cái kết đến trên dấu chấm cuối cùng ở trang cuối cùng của cuốn sách.
Kết thúc của chương trước báo hiệu cho những xung đột sẽ xuất hiện ở chương sau, nhờ vậy mà cấu trúc truyện vẫn không bị phá vỡ, các sự kiện của cốt truyện vẫn liên hệ với nhau theo tuần tự nhân quả.
Hệ thống sự kiện là yếu tố cốt lõi của cốt truyện. Quan hệ chính giữa các sự kiện hình thành nên cốt truyện là quan hệ nhân quả. Ta có thể mường tượng việc các sự kiện nương tựa vào nhau, xô đẩy nhau. Tác phẩm không chỉ là một tiểu thuyết toàn vẹn, nó còn là một tuyển tập những câu chuyện hoàn chỉnh: năm phần trong cuốn sách có thể xem như năm câu chuyện độc lập. Vì lối kết cấu này mà cốt truyện của Ếch không còn là cốt truyện đơn nhất, liền mạch như vẻ thoạt nhìn lúc ban đầu. Nó trở thành một chuỗi cốt truyện kế tiếp nhau, tập hợp bởi những câu chuyện nhỏ. Các câu chuyện ở đây cấu kết với nhau bởi người kể chuyện. Tuy có thể tách rời các chương nhưng mạch truyện không hề
bị đứt gãy, rời rạc. Bởi lẽ Mạc Ngôn đã khéo léo cài một ―mầm phôi‖ vào cuối mỗi chương truyện, mầm phôi ấy sẽ nảy nở và phát triển thành những ―bộ phận‖ mới – có thể là một nhân vật, một tình huống hoặc thậm chí một chi tiết – trong những chương kế tiếp. Bằng cách đó tác giả của nó không chỉ giữ vững được tính cố kết của truyện, lôi cuốn người đọc đuổi theo những trang truyện, mà đồng thời còn tạo nên lối kết thúc ấn tượng cho mạch truyện. Ví dụ: chương 2 khép lại bằng cái chết của Vương Nhân Mỹ nhưng lại là sự bắt đầu cho một cuộc sống mới với ―tôi‖ ( điều này sẽ được tác giả kể lại rất kỹ trong chương 3: đám cưới với Tiểu Sư Tử). Hay hình ảnh kết thúc chương 3 với sự xuất hiện của Trần Mi, chính sự xuất hiện này là một sự kiện quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của nhân vật ―tôi‖: ―Ở cái tuổi gần đất xa trời rồi nhưng giờ đây, tôi lại trở thành bố của một đứa trẻ‖ [25, tr. 295]. Trần Mi chính là nhân vật chính trong vở kịch tranh giành quyền nuôi con giữa hai người đàn bà diễn ra trong chương cuối của tác phẩm.
Yếu tố ngoài cốt truyện
Trong các truyện ngắn và tiểu thuyết hiện đại, yếu tố ngoài cốt truyện là một phương diện quan trọng giúp tác giả làm sáng tỏ thêm nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Điều này đã được các nhà văn cả phương Đông và phương Tây sử dụng, nhưng ở mỗi tài năng, mỗi cá tính sáng tạo, mỗi môi trường văn học, chúng có thể có hiệu quả khác nhau. Mạc Ngôn là một người có cách tổ chức cốt truyện năng động, độc đáo. Truyện của ông thường đan cài các yếu tố trong và ngoài cốt truyện, tạo dạng thức truyện dày đặc tình huống, sự kiện, chi tiết