Chƣơng 3 : Ngôn ngữ và giọng điệu
3.1. Ngôn ngữ
3.1.3. Ngôn ngữ cảm giác
Đối với Mạc Ngôn, ―cảm giác mới‖ là sự lặn sâu vào trong cảm giác, cảm xúc của nhân vật, dùng bút pháp kỳ ảo để diễn tả nó một cách tinh tế, li kỳ và quái đản. ―Bằng bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp tượng trưng, biến hình, huyền ảo, khoa trương… tác giả đã khiến cho một ánh mắt, một nụ cười, một tiếng thở dài, một cảm xúc nhỏ… cũng trở thành hình ảnh có hương có sắc có mùi có vị‖[41, tr.389].
Hình ảnh đôi bàn tay của Vạn Tâm được Mạc Ngôn miêu tả rất kỹ về hình dáng bên ngoài, cảm xúc bên trong của người sở hữu chúng lẫn cảm xúc của những đối tượng xung quanh về chính chúng.
Tác giả miêu tả cảm giác dịu mát của đôi bàn tay Vạn Tâm – người bác sĩ đã từng đỡ đẻ cho hơn mười ngàn đứa trẻ ở Đông Bắc Cao Mật ra đời từ năm 1953 đến 1998. Bàn tay của bà ―không giống với người thường‖… ―xuân hạ thu đông đều mềm, đều mát‖, mềm như ―trong gấm có ẩn kim, trong nhu có
cương‖, ―mát nhưng không phải là cái mát của băng giá mà là… trong ấm ngoài mát, giống như lụa quý, cái mát của loại lụa bảo vệ cho trân châu bảo ngọc‖. [25, tr.33]. Có thể thấy người kể chuyện đã phải chật vật lắm mới có thể tìm ra những từ ngữ giàu cảm giác để miêu tả, để ―gọi tên đúng sự vật‖. Đôi bàn tay của Vạn Tâm được nhà văn kỳ ảo hóa bằng ngôn ngữ cảm giác, biến chúng trở nên khác thường để trao cho chúng những sứ mệnh liên quan đến sự sinh tử của con người.
Tiếng kêu của loài ếch vào đêm rằm tháng bảy đã cho bác sĩ Vạn Tâm ―cảm nhận được thế nào là sợ hãi‖. Dàn âm thanh hỗn độn của chúng ―giống như tiếng khóc, hàng vạn đứa hài nhi cùng cất lên một lúc‖. Trong tiếng kêu ấy có sự oán hận, có sự rên rỉ như tinh linh của hơn hai ngàn đứa trẻ bị hại trong phong trào kế hoạch hóa gia đình đang khóc than cho số kiếp ngắn ngủi của mình. Đàn ếch kêu gào, chen chúc nhau như một dòng nước lũ cuồn cuộn nhảy xổ vào tấn công Vạn Tâm, bu kín bà. ―Tôi cảm thấy sợ hãi… Sợ vì làn da bụng nhơn nhớt của chúng tiếp xúc với da thịt khiến tôi có cảm giác rờn rợn, nhớp nhúa không thể nào chịu nổi‖ [25, tr.355]. Cảm giác khiếp hãi ấy ám ảnh nữ bác sĩ trong suốt phần đời còn lại khiến bà có một năng lực thần kỳ là có thể mô tả tỉ mỉ gương mặt của hơn hai ngàn tám trăm đứa hài nhi (đúng hơn là thai nhi) để người chồng bà nặn thành một thế giới búp bê bằng đất sét. Quả thật, ―cảm giác không chỉ là những điều cảm nhận bên ngoài mà nó còn là sự dung hợp giữa tri giác và tình cảm‖ [39, tr.91], những đặc điểm đó được khúc xạ qua từng lăng kính của cảm quan kỳ ảo đã đẩy ngôn ngữ miêu tả cảm giác của Mạc Ngôn đạt đến độ xảo diệu.