Ngƣời kể chuyện và nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết ếch của mạc ngôn (Trang 41)

2.1. Ngƣời kể chuyện

2.1.1: Lý thuyết về Người kể chuyện.

Người kể chuyện hay còn gọi là người trần thuật, người tự sự là một thủ pháp nghệ thuật của nhà văn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tác phẩm tự sự.

Người kể chuyện, đó là một khái niệm trung tâm của lý thuyết tự sự học Các nhà nghiên cứu từng có rất nhiều định nghĩa về người kể chuyện nhưng tựu trung, người kể chuyện được hiểu một cách đơn giản và thống nhất là người kể lại câu chuyện. Người kể chuyện tồn tại song song với câu chuyện như một quan hệ cộng sinh và nói như Tz.Todorov thì ―người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo nên thế giới tưởng tượng,... không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện‖[34, tr.116].

Khái niệm người kể chuyện được nghiên cứu phổ biến vào những năm 60 ở Pháp, với những nhà tự sự học nổi tiếng như: R. Barthes, Tz. Todorov, đặc biệt là G.Genette… Qua những công trình nghiên cứu của mình, các tác giả đã đưa ra một số quan điểm tương đối rõ ràng về vấn đề này: Vai trò trần thuật, vị trí ngôi kể, và gắn với nó là các vấn đề phối cảnh trần thuật, điểm nhìn trần thuật.

Trong cuốn Dẫn luận nghiên cứu văn học, Pospelov viết: ―Hình thức phổ biến nhất miêu tả tự sự là trần thuật ở ngôi thứ ba không nhân vật hóa, mà đằng sau là tác giả. Những người trần thuật cũng hoàn toàn là tác giả, cũng

hoàn toàn có thể xuất hiện trong tác phẩm dưới hình thức một cái tôi nào đó‖. [29, tr.92]

G.Genette – nhà nghiên cứu Pháp hiểu người trần thuật có chức năng của tác giả, vừa kể chuyện, vừa chỉ huy cách kể, vừa truyền đạt thông tin vừa thuyết phục người đọc.

Lí thuyết tự sự học hiện đại càng khẳng định vai trò quan trọng của người trần thuật trong cấu trúc tự sự: ―Nó cho thấy người trần thuật đã can dự vào tiến trình tự sự như thế nào, từ hình thức đến bình luận‖ [34, tr.18].

Mặc dù vậy, cho đến nay, vấn đề này vẫn đang còn gây ra nhiều ý kiến chưa thống nhất cần được bàn luận thêm (chẳng hạn như còn có sự phân biệt giữa người trần thuật và người kể chuyện, mối quan hệ giữa nó với nhà văn…) Chúng tôi thống nhất với quan điểm coi người trần thuật tương đồng với người kể chuyện, là người được sáng tạo ra để mang lời kể, tức là nó được xem như ―một hiện tượng tồn tại ít nhiều độc lập‖, đồng thời còn có thể góp phần thể hiện quan điểm, tư tưởng của nhà văn thông qua hệ thống điểm nhìn. Người kể chuyện là công cụ do nhà văn hư cấu để kể chuyện, là nhân vật đặc biệt trong tác phẩm tự sự, nó thống nhất nhưng không đồng nhất với tác giả. Người kể chuyện có chức năng tổ chức kết cấu tác phẩm, dẫn dắt người đọc tiếp cận thế giới nghệ thuật.

Như vậy, có rất nhiều ý kiến về người kể chuyện, dù định nghĩa bằng những cách khác nhau nhưng đều khẳng định chức năng và vai trò quan trọng của người kể chuyện trong truyện kể.

Trong một tác phẩm văn học, hình tượng người kể chuyện đem lại cho tác phẩm một cái nhìn và một sự đánh giá bổ sung về mặt tâm lý, nghề nghiệp

hay lập trường xã hội cho cái nhìn tác giả, làm cho sự trình bày tái tạo con người và đời sống trong tác phẩm thêm phong phú hơn.

Nhìn một cách tổng thể, người kể chuyện thường được thể hiện dưới ba hình thức sau: người kể chuyện ngôi thứ nhất, người kể chuyện ngôi thứ hai và người kể chuyện ngôi thứ ba. Tuy nhiên, trên thực tế do phụ thuộc vào sự đa biến của công năng tự sự nên hình thức xuất hiện và vai trò của người kể chuyện nhiều khi khó có thể phân định rạch ròi, việc phân ngôi thứ của người kể chuyện chỉ là tương đối.

2.1.2. Người kể chuyện trong tiểu thuyết Ếch của Mạc Ngôn

Với Mạc Ngôn - một ―hiện tượng‖ của văn học Trung Quốc đương đại thì mỗi tiểu thuyết là một cơ hội để nhà văn này phô diễn kỹ thuật viết tân kỳ của mình qua hình tượng người kể chuyện. Trong tiểu thuyết Mạc Ngôn ta dễ dàng bắt gặp sự đa dạng của ngôi kể. Đặc biệt với việc sử dụng ―Mạc Ngôn - tác giả thực tế‖ - như một người kể chuyện lại là một nét ―lạ hóa‖ độc đáo trong phương thức tự sự của ông.

Tiểu thuyết Ếch có thể coi như là cuốn tự thuật về cuộc đời Khoa Đẩu và cuộc đời Vạn Tâm được kể qua lời kể của nhân vật xưng ―tôi‖. Tuy nhiên, trong cuốn tiểu thuyết này nhà văn còn tạo nên sự đa dạng trong cách thức dẫn dắt người tiếp cận tác phẩm từ nhiều chiều hướng, từ nhiều góc độ khác nhau. Vì thế, tác phẩm không chỉ có ngôi kể thứ nhất của nhân vật tôi mà còn đan xen các ngôi kể thứ ba, người kể chuyện trung gian khác. Nhà văn đã khéo léo đan xen, hoán đổi các ngôi kể một cách tự nhiên, hợp lôgic. Do đó, câu chuyện không bị gián đoạn hay gượng gạo mà trái lại tạo nên sự phong phú đa dạng trong khi trần thuật.

Người kể chuyện hiển ngôn (hay còn gọi là người kể chuyện tường minh) lộ diện trực tiếp với đại từ nhân xưng ―tôi‖ dưới hai dạng. Dạng thứ nhất, anh ta dùng hình thức của ngôi thứ nhất để kể câu chuyện với tư cách là người quan sát, người làm chứng. Dạng thứ hai, anh ta thuộc vào thế giới nhân vật được miêu tả, giữ vai trò là một yếu tố của tổ chức tự sự, đồng thời cùng trực tiếp tham gia vào hành động truyện. Bằng điểm nhìn bên trong, người kể chuyện hiển ngôn dù trong vai trò chứng nhân hay trải nghiệm đều có thể diễn tả tâm lý, nội tâm nhân vật. Vì vậy, nội dung được kể từ họ thường dễ gây xúc cảm cho người đọc.

Trong những truyện kể ở ngôi thứ nhất của Mạc Ngôn có trường hợp người kể xưng ―tôi‖ giữ vai trò giới thiệu nhân vật, dẫn ra câu chuyện. Như trong trường hợp Gia tộc Cao lương đỏ, ―tôi‖đóng vai trò người kể chuyện ―toàn tri‖ để kể về quá khứ đau thương và bi hùng của ông bà, cha mẹ mình, và hầu như không tham gia vào biến cố, sự kiện của truyện. Dĩ nhiên, để thực hiện được sứ mệnh tái hiện lịch sử của gia tộc cao lương đỏ, ―tôi‖phải dựa vào điểm nhìn và hồi ức của chính những người trong cuộc để kể chuyện. Đó là hồi ức của ―bố tôi‖, ―ông tôi‖, ―bà tôi‖, ―mẹ tôi‖.Cuộc đời kiêu bạc gian hùng của ―ông tôi‖ - Từ Chiếm Ngao - với tất cả những thành tích bất hảo lẫn bất hủ, cuộc đời đầy đa đoan, đa truân và gan góc của ―bà tôi‖ – Đới Phượng Liên, cuộc đời tận tụy và trung thành của ông Lưu La Hán,…được kể một cách cụ thể bằng quyền năng của một người kể chuyện ―toàn tri‖ xưng ―tôi‖.

Cũng có trường hợp người kể chuyện ở ngôi thứ nhất đều là những nhân vật trực tiếp tham gia vào các tình tiết và có sự giao lưu với các nhân vật khác trong tác phẩm.

La Tiểu Thông là người kể chuyện duy nhất đã tạo ra 41 chuyện tầm phào trong toàn tiểu thuyết. Ngồi trong miếu thờ Ngũ Thông Thần đổ nát với

mồm miệng như tép nhảy, cậu thao thao bất tuyệt kể về câu chuyện cuộc đời hai mươi năm gió bụi của mình.

Có tác phẩm gồm nhiều người kể tạo thành kiểu truyện lồng trong truyện. Đó là trường hợp của Đàn hương hình.

Đây là tiểu thuyết có người kể chuyện ngôi thứ nhất nhiều nhất. ―Mi Nương kể lể‖, ―Triệu Giáp tự bạch‖, ―Giáp Con lảm nhảm‖, ―Tiền Đinh trăn trối‖, ―Tôn Bính giảng Miêu Xoang‖, năm nhân vật chính của tác phẩm đều mang chức năng kép của ―cái tôi‖ kể chuyện kiêm hành động. Hình thức kể chuyện của họ không giống nhau, có người kể bằng cách độc thoại, có người kể bằng đối thoại nhưng họ giống nhau ở một điểm là rất giàu xúc cảm. Họ cùng tham chiếu vào vụ án của tử tù Tôn Bính khiến sự kiện được kể trở nên tròn đầy, chân xác hơn. Nhiệm vụ của người đọc là kết nối cái nhìn của các nhân vật để có sự cảm nhận thấu đáo bản chất của sự kiện, lại vừa có thể từ sự kiện đó để thấu hiểu tường tận từng nhân vật.

Đặc điểm của người kể chuyện trong Ếch của Mạc Ngôn là dạng thức thứ hai, nghĩa là người kể chuyện thuộc vào thế giới nhân vật được miêu tả, giữ vai trò là một yếu tố của tổ chức tự sự, đồng thời cùng trực tiếp tham gia vào hành động truyện.

Với việc trần thuật ở ngôi thứ nhất xưng ―tôi‖, tác giả đã viết về những điều mình đã trải qua, đã chứng kiến và nếm trải, chiêm nghiệm.

Câu chuyện được kể lại bởi một nhân vật hiện diện trong truyện, người kể chuyện là một nhân vật ở cấp độ hành động, trần thuật theo điểm nhìn nhân vật. Người kể chuyện ở đây xuất hiện với tư cách là một nhân vật, tham gia vào sự kiện, biến cố của cốt truyện và đứng cùng bình diện với các nhân vật khác.

Người kể chuyện đứng ở ngôi thứ nhất nói lên được những tình cảm chân thật nhất với những suy nghĩ về con người, cuộc đời. Điều thú vị của người kể chuyện ngôi thứ nhất là ―tôi‖ nói được những điều ―tôi‖ muốn, ―tôi‖ khao khát.

Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể chuyện xưng ―tôi‖ - được coi là ―người phát ngôn tự sự‖ thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Câu chuyện bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này. Nhân vật chính trong truyện là ―cô tôi‖ - được coi là ―người phát ngôn tự sự‖ thứ hai. Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu. Nếu không có sự dẫn dắt và giao lưu của ―tôi‖, tính cách của cô tôi không được thể hiện một cách trọn vẹn. Ngược lại, nhờ có quá trình giao lưu với nhân vật chính mà tính cách của ―tôi‖ với vai trò là nhân vật tham gia vào diễn biến của cốt truyện cũng hiện lên một cách tự nhiên, chân thực.

Bằng quyền năng của người kể chuyện toàn tri, ―tôi‖ đã xuôi ngược theo dòng ký ức của nhân vật, dẫn dắt người đọc đến với những sự kiện từng xảy ra trong quá khứ. Đồng thời với ưu thế của một người kể chuyện từ ngôi thứ nhất, ―tôi‖ đã bộc lộ những tình cảm thiết tha và thái độ ngưỡng vọng thành kính đối với các nhân vật được kể, tạo nên trong tác phẩm những tiếng đồng vọng thiết tha.

Trong tiểu thuyết Ếch, người kể chuyện tham dự trực tiếp vào câu chuyện với tư cách là một nhân vật hành động, xuất hiện với “cái tôi chứng nhân”. Đây là người kể chuyện hiển ngôn tự phơi mình trên trang viết nhằm tăng vẻ trung thực, độ xác tín cho câu chuyện.

Ếch cũng gần như là màn độc diễn của người kể chuyện Khoa Đẩu với hình thức kể chuyện bằng thư. Đối tượng được kể trong câu chuyện là ―cô tôi‖ -

Bác sĩ Vạn Tâm. ―Tôi‖ đóng vai trò là người quan sát, một nhân chứng sống. Toàn bộ sự nghiệp của bà được đúc kết trong những con số khổng lồ, như lời giới thiệu của ―tôi‖ là ―thành tích quá sức huy hoàng, quá sức hoàn mỹ‖. [25, tr. 41]. Không dưới mười ngàn đứa trẻ đã được ra đời qua đôi bàn tay của Vạn Tâm (―có chín nghìn tám trăm ba mươi ba đứa trẻ‖ [25, tr. 484]) - người được xem như ―thánh mẫu của vùng Đông Bắc Cao Mật‖ [25, tr.526]. Cũng chính đôi bàn tay ấy đã ngăn chặn sự ra đời của hơn hai ngàn thai nhi trong sứ mệnh thực hiện sinh đẻ có kế hoạch của chính phủ Trung Quốc.

Những con số ấy là thành tích, kỳ tích của Vạn Tâm. Chúng được nhắc đến trong lời của người kể chuyện Khoa Đẩu để rồi chạm khắc trong lòng người đọc sự ám ảnh đến rợn người. Một câu chuyện nhỏ về một người đàn bà gan dạ, bất khuất, cứng rắn nhưng lại là một câu chuyện lớn cho mọi nhận thức sai lầm, lòng tin mù quáng trong công việc triệt sản và đỡ đẻ - hậu quả từ các chính sách kế hoạch hóa gia đình – chính sách một con - kéo dài hơn 30 năm của chính phủ Trung Quốc.

Đồng thời, lồng trong thành tích của ―cô tôi‖ còn có sự mất mát của chính ―tôi‖. Vì thế, người kể chuyện còn xuất hiện với “cái tôi trải nghiệm”. Dù không muốn nhưng Khoa Đẩu phải đưa vợ đến trạm xá để phá thai. Rốt cuộc, vợ Khoa Đẩu chết ngay trên bàn phẫu thuật. Nỗi đau mất vợ con luôn dằn vặt anh. Mặc cảm tội lỗi đeo bám, chế ngự linh hồn người kể chuyện và anh ta chỉ còn một cách duy nhất mong xóa bỏ mặc cảm là kể chuyện. Kể để chuộc lỗi, để chiêu tuyết, để sám hối. ―Viết một cách trung thực là một cách chuộc lỗi…Khi viết về số phận cá nhân thì phải động đến nỗi đau lớn nhất của tâm hồn người ấy; viết về nhân sinh thì phải lục lọi những điều không dám ngoái đầu nhìn lại trong ký ức của mình Lúc này, tôi vẫn tiếp tục viết về những nỗi đau đớn nhất của nhân sinh, những gì tàn bạo nhất của con người‖ [25, tr. 294].

Thông qua các nhân vật, tác giả không chỉ chiết xạ tâm trạng bi phẫn của mình mà còn tiến hành thẩm vấn, nhìn lại tâm hồn mình. Cái ―tôi‖ của mỗi người là kẻ thù lớn nhất của mỗi người. Vì lẽ đó, con người phải luôn biết vượt lên chính mình, và tiến hành ―cuộc chiến‖ hàng ngày với chính bản thân mình. Không phải mọi cái ―tôi‖ đều có thể sửa đổi, nhưng phải để nó đối diện với nó thì mới có cơ hội sửa đổi: ―Tôi muốn tự đưa mình lên bàn mổ, đặt dưới ánh sáng của ngọn đèn y học để nhận ra mình‖ [25, tr. 294]. ―Một kẻ có tội không có quyền được chết. Hắn phải sống để nhận sự trừng phạt giày vò. Phải làm cho hắn như một con cá nướng trên lửa, lật qua lật lại, giống như sao thuốc, lật đi lật lại mà sao. Phải dùng cách ấy để trả nợ cho những tội lỗi của mình, trả nợ xong mới có thể yên tâm mà chết‖.[25, tr. 558].

Trong Ếch, tinh thần ―phản bội cái tôi‖ của chính tác giả thể hiện một cách sâu sắc. Sự tự phủ định để làm mới mình không phải là sự mâu thuẫn trong quan niệm sáng tác của Mạc Ngôn mà là sự thống nhất, bởi vậy sự điều chỉnh trong nghệ thuật sáng tác không phải là sự trở lại truyền thống theo cách hiểu giản đơn. Từ góc độ văn bản thì Ếch là sự thay đổi quan niệm thẩm mỹ tự lật đổ cái tôi trong hiện thực. Là sự phủ định biện chứng của một ngòi bút ―tiên phong‖ luôn khao khát, tìm tòi, thử nghiệm cái mới.

Như vậy, mang đặc điểm chung của các truyện kể ở ngôi thứ nhất tiểu thuyết Ếch mang tính hướng nội, kể theo điểm nhìn của ý thức nhân vật. Ở đây, các trạng thái tinh thần: ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác… thường vẫn nổi lên trên chuyện. Người kể không phải chỉ kể chuyện (miêu tả những gì ―tôi thấy‖) mà còn kể tâm trạng (miêu tả những gì ―tôi cảm‖, ―tôi nghĩ‖). ―Tôi có cảm giác như đang nằm mơ‖ [25, tr.260], ―Tôi nghĩ có rất nhiều chuyện trong cuộc đời này không do con người làm chủ‖ [25, tr. 265], ―Bất giác tôi cảm thấy có một nỗi sọ hãi vô hình‖ [25, tr. 273], ―Hình như người vợ mới cưới của tôi đã biến thành một người xa lạ, đến mức tôi cảm giác rằng, những gì từng phát sinh

trong những ngày gần đây chỉ là mộng ảo‖ [25, tr. 285], ―Tôi có cảm giác tiếng còi ấy như con rắn quấn chặt lấy cơ thể tôi và từ từ chui vào bên trong nội tạng của tôi‖ [25, tr. 233]) ―Tôi có cảm giác đôi chân mình nhẹ tênh‖,…[25, tr. 435], ―tôi nghe thấy một tiếng gọi thần thánh, tôi cảm nhận được một tình cảm nghiêm túc nhất của thế giới loài người..tôi cảm thấy linh hồn mình như được tắm gội bởi một thứ nước thần thánh‖ [25, tr. 446]. Những cái ―tôi‖ ấy không bao giờ đứng yên mà nó ―đang tư duy‖, ―đang cảm thấy‖, nó đồng thời đảm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết ếch của mạc ngôn (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)