Chƣơng 3 : Ngôn ngữ và giọng điệu
3.1. Ngôn ngữ
3.1.1. Ngôn ngữ cuồng hoan
Ngôn ngữ ―cuồng hoan‖ đã từng xuất hiện trong hàng loạt các tác phẩm trước Ếch: Cao lương đỏ, Củ cà rốt trong suốt, Phong nhũ phì đồn, Củ tỏi nổi giận, Đàn hương hình, Tứ thập nhất pháo, Tam thập bộ, …Đây là nét phong cách ngôn ngữ đặc trưng nhất của Mạc Ngôn.
Thế nào là ―cuồng hoan‖? ―Cuồng hoan‖ là trạng thái tâm lí con người thoát khỏi những ràng buộc về đạo đức, tư tưởng, luân lí để giải phóng cuộc sống tự do bằng hệ thống ngôn ngữ, hình ảnh, nhân vật, tư tưởng phản chính thống, lối cường điệu, phóng đại, hư cấu… Trong cuộc sống, con người luôn theo đuổi khát vọng tự do cả về thể xác và tâm hồn. Có thể nói, tự do chính là mục đích cao cả nhất, nhân bản nhất.
Ở Trung Quốc, thời kì Cách mạng văn hóa là thời kì khắc nghiệt làm cho cuộc sống con người ngột ngạt, khó thở, bóp nghẹt cả những nhu cầu sống mang tính nhân bản nhất của con người. Người ta sợ nói ra những lời phạm húy, nhắc đến giới tính, quan hệ nam nữ, ham muốn nhục dục là sự sỉ nhục đáng xấu hổ. Bởi vậy con người sợ hãi và né tránh, nhưng mặt khác lại không ngừng ham muốn được giải phóng ra khỏi những điều bị cả xã hội bài xích ấy. Sự mâu thuẫn ấy làm cho nỗi đau phải nén chịu càng tăng mạnh, đòi hỏi phải có một lối thoát để tháo bỏ, giải phóng tư tưởng. Khi khát vọng lên đến mức không thể kìm nén được sẽ vỡ tung ra giống như áp suất bị nén trong bình kín. Nhìn từ góc độ cơ chế thì xuất hiện ―Cuồng hoan‖ là bởi vì yêu cầu của tự do. ―Cuồng hoan‖ chính là một phương thức, một con đường, một cách giải phóng tự do trong cuộc sống của con người.
Là một người rất có ý thức về sáng tác, Mạc Ngôn đã xử lý rất tốt mối quan hệ mang tính biện chứng: Ngôn ngữ ―cuồng hoan‖ – cuộc sống tự do. Với lối viết này ông đã khơi dậy, đánh thức những khát vọng bị lãng quên, bị bỏ đói trong con người, những từ tục tĩu được sử dụng như để văng vào bộ mặt xã hội cho thấy sự phẫn uất trong cá tính sáng tạo của ông là vô cùng mãnh liệt. Những gì mà xã hội sợ hãi và cấm kị, xấu hổ khi nhắc đến như sinh đẻ, giới tính, quan hệ sắc dục, ham muốn nhục thể được ―trần truồng‖, ―lõa lồ‖ phơi bày lộ liễu, trắng trợn dưới ngòi bút của ông.
Điểm cơ bản của ―cuồng hoan‖ chính là sự thăng cách và giáng cách được sử dụng rất táo bạo.
Thăng cách là lối dùng hình ảnh ngôn từ phóng đại, cường điệu để làm những thứ bình thường, đời thường, thậm chí tầm thường thành những thứ vĩ đại, to lớn, mang tầm vóc cao quý. Chẳng hạn như trong Báu vật của đời, Mạc Ngôn đã cường điệu, phóng đại ―bầu vú‖, ―cặp mông‖ của người phụ nữ, trong
Đàn Hương Hình là cường điệu, phóng dụ, miêu tả tỉ mỉ nghề đồ tể với những cách hành hình dã man, ghê tởm của Triệu Giáp.
Giáng cách là sự đảo ngược lại, dùng những ngôn từ thiếu trang nhã để nói về những thứ cao quý như Đảng, nhà nước, chính sách, lãnh đạo, biến những thứ cao quý thành những thứ thấp hèn. Cách viết khoa trương, một thăng một giáng của ông làm người ta nhầm tưởng những thứ thấp hèn thành những thứ cao cả, được coi trọng, và ngược lại. Sự hạ bệ trong tư tưởng với những ám dụ ngầm, lối đả kích sắc nhọn hơn giáo gươm đã đem lại hiệu quả sâu sắc chính là nét độc đáo trong phong cách Mạc Ngôn.
Nếu như ngôn ngữ ―cuồng hoan‖ mà Vương Mông sử dụng là nghiêng về bản thân ngôn ngữ, nặng về bản thân kết cấu của chữ, từ, câu để hô hào cuộc sống tự do chủ yếu là giải phóng tinh thần con người; thì ngược lại ngôn ngữ ―cuồng hoan‖ mà Mạc Ngôn sử dụng lại nghiêng về tính ý tượng, chú trọng cảm giác cơ thể để kêu gọi giải phóng tự do sinh lí như cảm giác, thể xác,…con người. Mạc Ngôn đã sử dụng ngôn ngữ ―cuồng hoan‖ của hình tượng hóa để độc giả có thể dấn thân vào một thế giới của cảm giác hóa.
Đến tác phẩm Ếch, Mạc Ngôn đã có sự thay đổi từ lối viết khoa trương, khuyếch đại trở lại với ngôn ngữ đời thường, dung dị, mộc mạc. Tuy nhiên thủ pháp thăng cách và giáng cách vẫn được Mạc Ngôn sử dụng một cách triệt để, vẫn với một thăng một giáng Mạc Ngôn đã phơi bày bộ mặt giả dối của xã hội
mà đại diện là những công ty nuôi ếch nhưng thực chất là công ty đẻ thuê, ông quan Cao Mộng Cửu thanh liêm mà thực ra là tên diễn viên quèn không hơn không kém, xã hội tình người mà thực chất là vô nhân đạo; đại cách mạng văn hóa mà thực ra là sự thụt lùi, một cuộc truy lùng giết người hợp pháp.
Thủ pháp thăng cách trong tiểu thuyết Ếch thể hiện qua việc cường điệu hóa hình ảnh ếch thông qua truyền kỳ đàn ếch báo thù và nỗi ám ảnh về loài ếch. Nhân vật ―tôi‖ luôn cảm thấy có gì đó ―đeo bám trong lòng tôi. Cho dù bất cứ bộ phận nào của nó (con ếch), từ đầu đến chân đều có hai con mắt mở thao láo nhìn tôi, đe dọa tôi‖, tuy nhiên, về khả năng sinh sản của ếch ―tôi‖ cảm thấy kính nể và coi nó ―bản lĩnh hơn con người rất nhiều‖. Tiểu sư tử thì lại cảm thấy ếch không có gì đáng sợ: ―Con người có cùng tổ tiên với loài ếch.Từ ―con ếch‖ và ―em bé‖ đồng âm đã chứng minh thủy tổ của loài người là một con ếch mẹ, chứng minh rằng nhân loại là do ếch tiến hóa mà thành‖.[25, tr.369]
Tiếng ếch kêu được Mạc Ngôn miêu tả rất kĩ khiến nỗi ám ảnh dày vò trong nội tâm nhân vật được tăng lên gấp bội. ―Nếu có ai đó hỏi tôi, âm thanh chủ yếu của Đông Bắc Cao Mật là gì, tôi không phải suy nghĩ gì mà nói một cách tự hào: tiếng ếch kêu. Tiếng ếch kêu trầm trầm giống tiếng trâu ghé kêu. Tiếng ếch kêu bi thương giống như tiếng dê kêu. Tiếng ếch kêu giống như tiếng gà mái trước khi nhảy ổ đẻ trứng kêu. Tiếng ếch kêu giống như tiếng khóc chào đời của trẻ sơ sinh‖ [25, tr.512]. Ếch đã trở thành nỗi ám ảnh đeo bám suốt quãng đời còn lại đối với nhân vật cô cô: ―đàn ếch tật nguyền đêm nào cũng đến dọa ta. Không những ta cảm nhận được cái da bụng lạnh lẽo của chúng mà còn có thể ngửi thấy mùi tanh tưởi trên thân thể chúng‖ [25, tr.554]. ―Ta không hề mắc bệnh mà là thời khắc báo ứng của ta báo ứng của ta đã đến, đã đến lúc vong hồn ta bị đẩy xuống địa ngục đến tìm ta để thanh toán nợ nần‖ [25, tr.556]
Đối với chính sách một con của chính phủ Trung Quốc, Mạc Ngôn đã không ngần ngại gọi đó là chính sách ―ngu xuẩn‖ [25, tr.69], ―dã man‖ [25, tr. 204]. Nhân vật ―tôi‖ với bút pháp giáng cách, giễu nhại quen thuộc so sánh đoạn phim tuyên truyền kiến thức phổ cập sinh đẻ có kế hoạch ―chẳng khác nào những trận mưa xuân thấm vào đất cằn để hoa lá đâm trồi nảy lộc‖ ―khi trên màn ảnh xuất hiện những bộ phận sinh dục của nam và nữ được phóng đại lên rất nhiều thì những tiếng kêu là lạ cộng với tiếng cười dâm đãng của khán giả vang lên trong bóng tối. Và, trong bóng tối, chúng tôi nhận ra những bàn tay của thanh niên nam nữ se sẽ nắm lấy nhau‖ [25, tr. 96]
Chủ chương những người đàn ông có quá ba con phải đến trạm xá để thực hiện thắt ống dẫn tinh được tuyên truyền qua bài thơ vận động:
―Đồng chí xã viên đừng lo lắng Đồng chí xã viên đừng lo lắng Thắt ống dẫn tinh thật giản đơn
Tuyệt đối không giống thiến trâu, chó Vết thương dài chỉ độ nửa phân
Sau mười lăm phút là đi lại Không có máu,
Không mồ hôi
Đương nhiên nhanh chóng ra đồng ruộng‖.
Lối viết của Mạc Ngôn gây ấn tượng bởi vẻ tự nhiên, khôn ngoan, đầy kinh nghiệm và chất giễu nhại quen thuộc. ―nên đem lông chỗ ấy của chị ra mà
thắt cho tôi thì đúng hơn – Vương Cước chỉ vào đũng quần của chủ tịch phụ nữ, chửi một cách thô lỗ‖ [25, tr. 107]. Bộ mặt thật của tên phó cục trưởng cục y tế huyện bị tác giả lôi ra ánh sáng: ―một cái mặt lừa dài đến gần nửa mét, đôi môi thâm sì, răng lợi lúc nào cũng rơm rớm máu, miệng nó toác ra có thể tọng cả một hòn dái ngựa vào‖ [25, tr. 349], Tác giả lôi cả Mao Chủ tịch ra để phiếm đàm: "Tớ thì lại cho rằng nên cảm ơn Mao Chủ tịch - Trần Tị nói: "Nếu ông ấy không chủ động chết thì tất cả vẫn như cũ mà thôi" [25, tr. 163]. Rất thẳng thắn và cay nghiệt...