Chƣơng 3 : Ngôn ngữ và giọng điệu
3.2. Giọng điệu
3.2.1. Giọng điệu bỡn cợt
Có thể xem giọng điệu bỡn cợt là ―gam ngữ điệu‖ xuyên suốt các tiểu thuyết Mạc Ngôn.
Biểu hiện đầu tiên của giọng điệu bỡn cợt là cách chơi chữ của Mạc Ngôn khi đặt tên cho tác phẩm, địa danh, nhân vật… 41 chuyện tầm phào
nguyên tác là Tứ thập nhất pháo (四十一炮)(41 quả đại bác). ―Pháo‖ là đạn đại bác, đồng thời ―pháo‖ cũng có nghĩa là nói khoác. Nhân vật chính vừa bắn 41 phác đại bác để trả thù rửa hận lại vừa ―bắn‖ ra 41 chuyện nói khoác khiến tên tác phẩm trở thành một đối tượng thẩm mỹ đáng suy ngẫm.
Phong nhũ phì đồn (丰乳肥臀) (Vú to mông nở) với chất gây cười giàu ý nghĩa dung tục, phồn thực nhưng toàn tác phẩm lại là sự thể nghiệm rất nghiêm túc về gia tộc, dân tộc, lịch sử và nhân sinh. Ở Sống đọa thác đày, tên mỗi nhân vật đều gắn với mỗi mốc lịch sử của đất nước Trung Hoa 50 năm cuối thế kỉ XX, Giải Phóng, Hợp Tác, Hỗ Trợ, Kháng Mỹ, Khai Phóng (mở cửa), Cải Cách… Nỗ lực thay đổi như thế nhưng cuối cùng hậu duệ của họ - sản phẩm của thiên niên kỷ mới chào đời lúc 0 giờ, 0 phút ngày 1 tháng 1 năm 2001 là một quái thai – Lam Ngàn Năm Đầu To. Ba nhân vật nam chính trong Đàn hương hình có tên là Triệu Giáp, Tôn Bính, Tiền Đinh. Giáp, Bính, Đinh là những cái tên phổ biến của người Trung Quốc. Vì vậy họ không phải là từng cá thể nữa mà đại diện cho số đông, bi kịch tinh thần của họ trở thành bi kịch tinh thần của quốc dân Trung Quốc.
Trong Ếch, việc đặt tên cho con cái của người dân Cao Mật những năm 50, 60 khốn khó thật đơn giản đến tội nghiệp. Họ lấy một bộ phận trên cơ thể người để đặt tên cho đứa bé mới ra đời với quan niệm tên xấu thì sống lâu. ―Nếu thích lỗ mũi thì đặt Trần Tị, quan tâm đến mắt thì đặt là Triệu Nhãn, thích thú với vai thì đặt là Tôn Kiên‖, rồi Ngô Đại Tràng (ruột già), Vương Can, Vương Đảm (cũng là gan và mật !)[25, tr.9-10]... Theo thống kê sơ bộ của chúng tôi, có đến 19 nhân vật trong truyện được đặt tên theo phong tục lâu đời đó: Trần Tị (lỗ mũi), Tôn Kiên (vai), Ngô Đại Tràng (Ruột già), Trần Nhĩ (tai), Trần Mi (lông mày), Vương Cước (chân), Vương Can (gan), Vương Đảm (mật), Viên Tai (quai hàm), Viên Liễm (mặt), Tiêu Hạ Thần (môi dưới), Tiêu Thượng Thần (môi trên), Lý Thủ (tay), Trần Nghạch (trán), Vạn Tâm (tim), Lữ Nha (răng), Tiểu Bão (chân), Hách Đại Thủ (đầu).
Những cái tên không có ―tự‖, có chữ mà không có nghĩa này kết hợp với lời giải thích hài hước đã nói lên sự bọt bèo của thân phận con người.
Với giọng bỡn cợt, Mạc Ngôn đã phơi bày bộ mặt giả dối của xã hội mà đại diện là những công ty nuôi ếch nhưng thực chất là công ty đẻ thuê, ông quan Cao Mộng Cửu thanh liêm mà thực ra là tên diễn viên quèn không hơn, xã hội tình người mà thực chất là phi tình người, vô nhân đạo; đại cách mạng văn hóa mà thực ra là sự phát triển lùi, cuộc truy lùng giết người hợp pháp.
Lối viết của Mạc Ngôn gây ấn tượng bởi vẻ tự nhiên, khôn ngoan, đầy kinh nghiệm và chất giễu nhại quen thuộc. Đôi khi nhà văn còn sử dụng giọng điệu đùa giỡn để hạ bệ những kẻ đứng đầu. Nghĩa là, nhà văn dùng những lời nói ngược bề ngoài là khen những thực chất bên trong lại là giễu cợt hạ bệ. Tác giả lôi cả Mao Chủ tịch ra để phiếm đàm: "Tớ thì lại cho rằng nên cảm ơn Mao Chủ tịch - Trần Tị nói: "Nếu ông ấy không chủ động chết thì tất cả vẫn như cũ mà thôi".
Với giọng bỡn cợt quen thuộc, Mạc Ngôn đã phanh phui bộ mặt thật của xã hội đầy giả dối, được ngụy trang bởi vẻ bọc thanh tao và cao cả: ―Hai ni cô mặc áo cà sa đứng ở dưới hai dưới bên chân tượng Nương nương cúi đầu, gõ mõ và bắt đầu tụng kinh. Xem thần sắc thì hai vị ni cô này hình như không quan tâm gì đến chiếc hòm đựng tiền cúng dường. Nhưng, mỗi khi có ai đó nhét vào đó một hoặc hai tờ một trăm đồng thì tiếng cánh tay gõ mõ có vẻ mạnh hơn và cả tiếng niệm kinh cũng to hơn‖ [25, tr. 319].
Giọng điệu bỡn cợt còn được tạo nên bởi lời văn mang tính nước đôi hoặc những lời lẽ hớ hênh tạo nên sự trật khớp, thậm chí là phản nghĩa giữa lời và ý: ―Dân nữ nguyên danh Trần Mi, nhưng Trần Mi đã chết, cũng có thể nói Trần Mi đã chết một nửa, sống một nửa. Do vậy, lúc này, dân nữ cũng không biết tên mình là gì‖ [25, tr. 494], nhân vật Khoa Đẩu giới thiệu về cô của mình: ―vừa là cô nhưng cũng không phải là cô‖ [25, tr. 553], cô tự chiêm nghiệm: ―theo lý mà nói thì suốt cuộc đời mình, ta chưa hề làm điều ác…nhưng nghĩ lại những
Giọng điệu bỡn cợt trong trần thuật và đối thoại đã tạo nên một phongcách tự sự bông lơn, khinh bạc một cách thản nhiên. Nó phá vỡ vẻ mực thước trang trọng quen thuộc của văn xuôi, khiến người đọc nhận ra một phong cách ngôn ngữ đầy thô ráp và táo bạo của riêng Mạc Ngôn.