Chương 2 : KHÔNG GIAN – THỜI GIAN
2.1 Không gian
2.1.4 Không gian mộng ảo
Song song với kiểu nhân vật tồn tại giữa hai chiều mộng – thực, nhà văn đã xây dựng nên một không gian mộng ảo, tiếp nối cho không gian đang sống của nhân vật.
Người con gái dù thức hay mơ cũng luôn bị ám ảnh bởi dòng chữ “đơi mắt chó xanh”, luẩn quẩn trong sự kiếm tìm câu trả lời và người đàn ông bắt gặp trong một
số giấc mơ nào đó (Đơi mắt chó xanh). Khơng gian thực đan cài khơng gian ảo tạo
nên chiều sâu trong đời sống tinh thần của nhân vật. Những “giấc mơ khó khăn nơi hàng hiên” hay thứ mùi đồng quê sẽ là dấu hiệu giúp họ nhận ra nhau ngoài đời thực.
Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma lại đưa người đọc thâm nhập vào vùng không
gian mở, bên cạnh khoảng không gian thực tại đối với nhân vật y. Kể từ lần đầu tiên nhìn thấy con tàu ma khổng lồ lừng lững trên đường tiến vào cảng, y sống trong sự ám ảnh về những ảo ảnh mà y cho là có thực giữa đời thường. Những cố gắng của y trong việc chứng minh sự tồn tại của con tàu ma đã gợi mở cho người đọc về một góc khuất khác trong tâm hồn nhân vật. Đó khơng hồn tồn là hành động của một người khơng bình thường mà là biểu hiện của một đời sống tinh thần đa vẻ, giàu cung bậc. Con tàu ma lúc ẩn lúc hiện trên đường vào vịnh chính là hình ảnh quá khứ một thời của nhân vật.
Tiếp nối cho tiếng vọng của đời sống con người giữa đời thường, nhà văn tiếp tục khai thác mảng không gian mộng ảo, biểu hiện qua những giấc mơ của người bà bất
lương trong truyện ngắn Chuyện buồn không thể tin được của Êrênhđira ngây thơ
và người bà bất lương. Giấc mơ là một phần rất thực, không thể thiếu trong nhịp độ
sinh học hàng ngày của người bà. Vốn thừa hưởng nết thức trong khi ngủ, người bà không quên nhắc nhở cô cháu gái từ những cơng việc cịn chưa làm xong trong ngày, xa hơn nữa là những gợi nhớ của các sự kiện quá khứ, trong khi những cơn mộng mị đang ùa về. Cái tài của nhà văn đó là để cho nhân vật tự bộc lộ bản chất của mình qua những cơn nói mê lảm nhảm, “thơng qua dịng ý thức của mụ mà ở đó lý trí đã đi ngủ cịn vơ thức sống dậy, phun ra những điều bí ẩn nhất của con người mụ” [14, tr. 105]. Người bà trong những cơn mê, nói năng lảm nhảm khơng phải là sự đối lập với người bà ngoài đời thực, có chăng đó chỉ là sự bổ sung, nối tiếp cho bản chất bất lương vốn có trong con người này: phi luân và tàn ác với chính ngay giọt máu cịn sót lại của mình. Thêm một điều đặc biệt đó là khơng gian của truyện liên tục được mở rộng: từ ngôi làng hẻo lánh, nơi chỉ có những túp lều tranh của người Anh-điêng tới những làng đông dân hơn trong hoang mạc, từ thành phố náo nhiệt miền biên giới tới thành phố tráng lệ vùng ven biển Caribê. Tính chất mở rộng của khơng gian được nhà văn đặt trong sự tương quan, tỷ lệ thuận với bản chất độc ác, mất nhân tính của người bà. Nhà văn không cần phải trực tiếp phát ngôn, thông qua những giấc mơ và cách tạo dựng không gian trong truyện, tự bản thân nhân vật đã bộc lộ bản chất của mình.
Việc tạo ra những dạng thức không gian này không phải đến Marquez mới có. Trước Marquez, Franz Kafka được xem là một trong những nhà cách tân lớn nhất với nghệ thuật biểu hiện cái phi lý trong việc tạo dựng khơng gian. Ơng đã tạo ra những hình tượng khơng gian mới mẻ, hiếm thấy trong lịch sử văn học trước đó: Khơng gian mê cung, khơng gian ngột ngạt tù túng, không gian ác mộng, không gian thực và ảo. Vậy trong việc xây dựng các dạng thức không gian, Marquez có gì khác với Kafka? Đâu là sáng tạo riêng có của Marquez?
Tiểu thuyết Vụ án là một mê cung của các thiết chế quyền lực tòa án pháp luật phi lý. Jozef K – nhân vật chính của tiểu thuyết – bị bắt không rõ nguyên do. Bị lạc vào mê cung pháp luật, Jozef K không cịn tự minh oan cho mình được, phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác. Nhưng các lối thốt dần đóng lại. Và Jozef K đã bị xử tử
mà không biết tội trạng, không được khiếu nại. Thế giới của Lâu đài lại là thế giới
của mê cung, mang sức mạnh siêu nhiên. Con đường dẫn K vào Lâu đài là một tiểu mê cung. Ngay từ đầu, K đã muốn đi vào nhưng con đường rất dài và nó khơng dẫn chàng đến Lâu đài. Khi đến gần, dường như cố ý, nó lại vịng sang lối khác. Nhìn từ xa, K có thể thấy Lâu đài, song chàng không thể và vĩnh viễn không bao giờ đến được. Bên cạnh đó, người đọc cũng dễ dàng nhận thấy kiểu khơng gian ngột ngạt, tù túng có mặt ở hầu khắp các sáng tác này.
Đặc trưng xuyên thấm trong toàn bộ sáng tác của F. Kafka là cái thực và cái ảo không bao giờ tách biệt nhau mà chúng hòa quyện với nhau như là một bản thể
mang tính hai mặt: trong thực có ảo và trong ảo có thực. Truyện ngắn Hóa thân của
F. Kafka là phối hợp giữa không gian thực và không gian ảo. Việc Gregor Samsa – nhân viên chào hàng - sau một đêm ngủ dậy, anh thấy mình biến thành một con cơn trùng khổng lồ cho ta thấy sự việc vượt ra ngồi quy luật của khơng gian thực, trở thành điều huyễn hoặc. Song, câu chuyện được kể một cách hiện thực triệt để trong chi tiết: cái con bọ - người Gregor ấy cảm thấy và ý thức rõ từng thay đổi sinh lý sinh học trong bản thân, đau đớn chứng kiến thái độ ứng xử của bố mẹ và cô em gái cưng chuyển từ kinh hoàng đến ân cần, rồi phẫn nộ khinh rẻ và cuối cùng là hờ hững, tất cả được biểu đạt bằng một giọng đầy trìu mến và tuyệt vọng. Chính cách kể hiện thực trong chi tiết này đã kéo cái huyễn hoặc ấy trở về với thế giới thực, thế giới con người với những lo âu thường nhật, sự phi lý trong quan hệ giữa người với người.
Đến đây, có thể thấy, tác phẩm của F. Kafka khơng có ranh giới giữa thực và hư, bao giờ cũng có một sự đan cài một cách rất tự nhiên cái quái dị với cái thường nhật. Nhà văn đã sử dụng chất liệu hiện thực, nhưng các chất liệu ấy đã được làm
biến dạng đi, tổ chức lại theo một kiểu cách riêng khác với kiểu cách vốn có của đời sống thực. Nhân vật của F. Kafka tồn tại trong một thế giới vô nghĩa với những mê cung cuộc đời, những thiết chế quyền lực vơ hình, một thế giới ngột ngạt, tù túng. Các nhân vật thích nghi với thế giới này, thậm chí khơng chịu nổi khi tách ra khỏi nó. F. Kafka miêu tả con người trong một thế giới mà ta cảm nhận được là hình ảnh của những cơn ác mộng với những nỗi lo âu trần thế. Lại nữa, tính chất phi lý cịn thể hiện ở chỗ, thế giới hiện thực chỉ được nhắc qua, còn thế giới ảo lại được mô tả đến từng chi tiết, khiến cái ảo hiện lên như là cái thực.
Kafka, trong thư gởi cho một người bạn năm 1902, đã viết: “Tại sao mình lại viết cho cậu như vậy? Là để cho cậu biết mình đang bám sát cuộc sống đến mức nào, cuộc sống đang trượt ngã ở bên ngoài trên các vỉa hè”. Nhưng đấy thực chất vẫn là phương pháp huyền thoại hóa. Các sáng tác truyện ngắn của Marquez, bằng cách này hay cách khác, vẫn là việc nhận thức thế giới bằng nghệ thuật với những phương thức miêu tả đều hoàn toàn nằm trong mỹ học hiện thực chủ nghĩa. Còn khuynh hướng huyền thoại hóa thì đã tỏ ra không tương dung với chủ nghĩa hiện thực bởi vì nó tách rời nghệ thuật khỏi đất mẹ sinh dưỡng là đời sống. Bởi vì, đối
với F.Kafka, những tư liệu có thật chỉ là những cái cớ để thơng qua đó ơng dựng lên
những huyền thoại, tức là những hình tượng văn học gián tiếp và có tầm khái quát lớn mang một ẩn ý sâu, một triết lý về sự tha hóa, phi lý xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của con người hiện đại.