Không gian huyền thoại Macondo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật truyện ngắn gabriel garcia marquez luận văn ths văn học 60 22 30 (Trang 37 - 41)

Chương 2 : KHÔNG GIAN – THỜI GIAN

2.1 Không gian

2.1.2 Không gian huyền thoại Macondo

Nhắc đến Marquez và các sáng tác của ông, người ta thường nhớ nhiều hơn cả là cuốn sách về làng Macondo.

Được lấy cảm hứng từ một lần đi tàu hỏa cùng mẹ quay về Aracataca để bán ngôi nhà cũ của ông ngoại, địa danh Macondo xuất hiện bất ngờ trước mắt tác giả khi nhìn thấy tên của một đồn điền chuối. Trong quá trình tìm hiểu sau đó, Marquez biết được rằng Macondo có thể bắt nguồn từ tên gọi Makondos của một bộ tộc du mục ở Tanganyika, hoặc cũng có thể là tên của một loài cây vùng nhiệt đới khá giống với cây gạo. Tuy nhiên, sở dĩ vùng đất Macondo đã ám ảnh xuyên suốt sự

nghiệp sáng tác của Marquez, không phải bởi sự ngẫu nhiên khi tìm thấy một địa danh, mà bởi tên gọi này đã phù hợp với dự phóng sáng tạo của người cầm bút. Bởi đó là một tên gọi không chỉ gây sự chú ý mà cịn vì nó đọc lên nghe rất nên thơ. Như vậy, vùng đất Macondo trong những sáng tác của Marquez không mang cảm hứng từ một loài cây nhiệt đới, một tộc người du mục, hoặc một đồn điền chuối có thật ở Aracataca, mà là địa danh nên thơ của một giấc mơ. Lựa chọn hình tượng có tính chất phiếm chỉ đó, Marquez đã có dụng ý để cho Macondo: ln ln tồn tại một khơng gian huyền thoại.

Tính chất huyền thoại của Macondo không chỉ tạo ra không gian nghệ thuật, giọng điệu trữ tình nên thơ trong tác phẩm, mà quan trọng hơn, đó là dụng ý xây dựng một hình tượng “mẫu gốc” cho mọi địa danh, mọi xứ sở ở Mỹ Latinh. Macondo chính vì thế là một địa danh thuộc về huyền thoại, một ngôi làng đã biến mất cùng sự tuyệt diệt của những dòng họ trăm năm cô đơn bởi tội lỗi loạn luân bị nguyền rủa. Chính vì tầm ý nghĩa quan trọng trên, hình tượng Macondo đã xuất hiện ít nhất trong năm tác phẩm của Marquez, mà đó đa phần lại là những tác phẩm quan trọng nhất sự

nghiệp sáng tác của ông. Trong Trăm năm cơ đơn, hình tượng Macondo khơng đơn

thuần chỉ là khơng gian diễn ra câu chuyện, mà hình tượng này cịn được đặt trong chiều kích sử tính của thời gian huyền ảo, tạo nên một dòng chảy thời gian biên niên, được đánh mốc bởi bảy thế hệ cơ đơn của dịng họ Buendía. Bảy thế hệ dịng họ Buendía lại biểu trưng cho sự phát triển và tuyệt diệt của loài người, nên Macondo là một thế giới thu nhỏ, đặt trong tiến trình lịch sử trải qua bốn chặng chính là khai lập - phát triển - thịnh vượng và suy tàn, nói cách khác là từ lịch sử hồng hoang của con người cho đến thời hậu hiện đại. Macondo chính vì thế là hình tượng mang tính chất cảnh tỉnh nhân loại, cùng nền văn minh cơ đơn “khơng có dịp may lần thứ hai để trở lại làm người trên mặt đất này”.

Chúng ta có thể bắt gặp dạng thức không gian Macondo trở đi trở lại nhiều lần

Đám tang của bà mẹ vĩ đại, Bà góa Mơngtiên, Độc thoại của Isabel ngắm mưa ở làng Macondo.

Trước hết, không gian Macondo là biểu trưng cho ngôi làng nhỏ bé, cằn cỗi và tù

túng. Đời sống của làng những ngày cuối tháng bảy (Một ngày sau tháng bảy) xảy

ra một chút biến động trước cái chết liên tiếp của những chú chim, ở nhà bà Rêbêca, trong tịa thị chính và cả ở nhà thờ. Vị cha xứ Antôniô Isaben, sau cái khoảnh khắc kể từ lần thứ ba bắt gặp xác chim chết, nhận thức sự việc này một cách hết sức mù mờ và có phần mang màu sắc tơn giáo, đánh đồng những chú chim với quỷ dữ. Cảm giác như đang dự vào sự khải thị huyền ảo về một trận mưa những xác chim đang rơi xuống làng hiện diện trong một thân xác “thẫn thượi, trì độn, ngu dốt và vô nghĩa” [9, tr. 197]. Kỳ thực, đó khơng phải điều gì khác mà chính là sự trì trệ, lạc hậu của lục địa Mỹ Latinh thu nhỏ.

Vẫn là ngôi làng Macondo nhỏ bé đó song đã khơng dừng ở sự cằn cỗi của vùng đất

mà chuyển sang sự “cằn cỗi” của tình người. Bà góa Mơngtiên mở ra một tình

huống có vấn đề, đó là cái chết của Đơng Hơxê Mơngtiên. Như một minh họa cho sự vui mừng của mọi người, đám tang Đông Hơxê Mơngtiên chỉ có những người cùng phe cánh, hội tu sĩ và mấy vòng hoa của nhà chức trách đến viếng. Người dưng đã vậy, ngay cả những người ruột thịt của người quá cố cũng chỉ tiếc thương theo cái cách rất hình thức: cậu con trai từ Đức và hai cô con gái từ Paris đã đánh về những bức điện đau thương dài tới ba trang được viết sao cho đủ số chữ trị giá 20 đơla, nhưng khơng một ai có mặt trong lễ tang cha mình. Đó là một sự thờ ơ đến vơ trách nhiệm của những đứa con bất hiếu. Còn với những kẻ dưới quyền người quá cố, cái chết kia là cơ hội để chúng bòn rút dần gia sản của nhà Môngtiên, trước sự

bất lực của bà vợ góa và người đầy tớ Cacmichaen. Bà góa Mơngtiên là sự cảnh

báo về một cộng đồng người thu nhỏ với những quan hệ rời rạc trong gia đình, sự lạnh lùng, thờ ơ giữa người với người.

Người đọc cịn có thể tìm thấy cùng một chủ đề đó trong sáng tác Buổi chiều kỳ

diệu của Bantaxa. Bantaxa là một thợ mộc giỏi trong làng. Chỉ từ ý thích rất ngẫu

nhiên của chú bé Pêpê – con của một người giàu có nhưng keo kiệt trong làng - về một cái lồng chim lớn để ni chim hồng anh, anh đã bỏ thời gian và công sức để làm chiếc lồng chim đó, suốt hai tuần lễ. Người ta định giá chiếc lồng chim đẹp nhất trần gian ấy với giá năm mươi pêxơ, vị bác sĩ giàu có nọ tha thiết muốn mua nó về mua vui cho người vợ tàn phế, nhưng Bantaxa với tấm lòng thành thực đến mức vơ tư, vì lời hứa với chú bé Pêpê, Bantaxa đã khước từ tất cả. Anh còn vui vẻ trao chiếc lồng chim quý giá và tốn nhiều công sức ấy cho cậu bé mà khơng địi hỏi một chút lợi nhỏ nào, trước sự tức giận cũng như bất ngờ của vợ chồng Môngtiên. Sự hứng khởi khi mang lại niềm vui thực sự cho chú bé khiến anh tự đánh lừa mình rằng, anh đã bán được chiếc lồng đó với giá sáu mươi pêxơ. Bantaxa hoàn toàn xa lạ với những người dân hám lợi trong làng. Sự trơ trọi của anh ở tiệm bi-a chính là sự cơ đơn trong hành trình kiếm tìm giấc mơ hạnh phúc của đời mình với dự kiến về một triệu cái lồng chim giá sáu mươi pêxô. Trong một không gian Macondo chất đầy những vụ lợi, tính tốn thiệt hơn thì Bantaxa nổi lên với một tấm lịng thành thực, hào hiệp. Nhưng chính điều đáng quý đó lại biến anh trở thành “một bóng ma” cơ độc dưới con mắt của “những người đàn bà đi lễ cầu kinh ban sớm” [9, tr. 275].

Đúng như tiêu đề của nó, Độc thoại của Isabel ngắm mưa ở làng Macondo là một

chuỗi những cảm nhận của nhân vật chính dưới cơn mưa dài lê thê, không dứt, ngày tiếp ngày ở làng Macondo. Ban đầu chỉ là những cảm nhận mang tính thị giác “một khoảng không lạnh giá và xám xịt” [9, tr. 497], sau chuyển dần sang cảm giác “giờ đây chúng mình khơng cảm thấy mưa rơi, mà chỉ thấy cây cối chìm đi trong sương mờ của một buổi chiều buồn và cô quạnh vốn để lại trên hai làn mơi chính cái dư vị mà người ta thức dậy sau cơn mơ với một người xa lạ” [9, tr. 501] và nhanh chóng phát triển lên mức độ cao “một cảm giác trống trải đáng sợ” [9, tr. 502]. Bao trùm suốt tồn truyện là khơng gian tù túng, chật hẹp, quẩn quanh theo lịch trình diễn biến của cơn mưa. Điều đặc biệt là cùng với sự mở rộng, trơi chảy thậm chí kéo dài của thời gian thì dương như khơng gian ngày càng được thu hẹp lại: từ ngoài sân,

vào hàng hiên, trong phịng, trên chiếc xích đu và sau cùng, khơng gian ấy thu gọn lại trong tâm trí nhân vật. Chính sự thu hẹp này của không gian càng tạo ra một trường đối lập với thời gian, góp phần tơ đậm thêm tính chất bó hẹp, quẩn quanh của không gian trong truyện.

Dạng thức không gian Macondo không chỉ dừng ở những ngôi làng nhỏ bé mà đã

vươn ra vương quốc Macônđô rộng lớn. Mở đẩu của Đám tang của bà Mẹ Vĩ đại,

nhà văn đặt người đọc vào mọt tình huống hết sức bi đát: cái chết của bà Mẹ Vĩ đại – người từng cai quản vương quốc suốt chín hai năm qua. Tính chất mở rộng của khơng gian được thể hiện lần lượt qua những mẩu chuyện về số gia sản cũng như quyền lực khổng lồ của bà Mẹ Vĩ đại và nghi thức cử hành tang lễ đối với người quá cố của vương quốc. Ngôi nhà diễn ra tang lễ chắc hẳn phải rất rộng mới có thể đủ sức chứa những rương hòm tài sản giá trị cùng số lượng lớn những người làm công đang chờ đợi phút ra đi mãi mãi của bà Mẹ Vĩ đại. Con cháu họ hàng của bà Mẹ đơng và nhiều tới mức hình thành nên một hệ đồng huyết thống, sinh sôi nảy nở trong cái vòng loạn luân. Đám tang của bà Mẹ diễn ra kéo dài với sự có mặt của rất nhiều đoàn thể, tổ chức, cá nhân; to tát và rùng rình diễu hành cho đến lúc hạ tấm bệ chì xuống, đậy cái mồ của bà Mẹ Vĩ đại lại. Thực chất, vương quốc Macơnđơ chính là hình ảnh thu nhỏ của một Mỹ Latinh lạc hậu, bảo thủ, khép kín. Cái chết của bà Mẹ Vĩ đại sẽ mở ra một thời đại mới, bởi vì, tất cả những rác rưởi của đám tang bà, của vương quốc này, từ đầu cho tới giờ, sẽ được dọn sạch sẽ bởi bàn tay của “những người quét rác”. Và đó cũng là giấc mơ của Marquez về một châu Mỹ Latinh không xa trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật truyện ngắn gabriel garcia marquez luận văn ths văn học 60 22 30 (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)