Chương 2 : KHÔNG GIAN – THỜI GIAN
3.1 Tự sư nhiều điểm nhìn
3.1.3 Giọng điệu thản nhiên với điểm nhìn bên ngồi
Phần lớn trong các sáng tác truyện ngắn của Marquez, thái độ, phản ứng của nhân vật trước các sự kiện, hiện tượng siêu nhiên, kỳ ảo hầu như bị lược bỏ. Và dù là dạng thức một người kể nhiều chuyện, nhiều người kể những câu chuyện khác nhau hay nhiều người cùng kể một câu chuyện nhất định thì nhà văn ln giữ cho người
kể chuyện một thái độ thản nhiên, khách quan, ngoài cuộc. Giấc ngủ trưa ngày thứ
ba, Mười bảy người Anh bị đầu độc, Một ngày sau thứ bảy, Cụ già với đôi cánh khổng lồ là những truyện ngắn như vậy.
Giấc ngủ trưa ngày thứ ba mở ra với điểm nhìn nơi toa tàu, hướng về hai mẹ con
người đàn bà xa lạ nọ. Người kể chuyện như là một người khách đi tàu đang dõi theo câu chuyện cũng như từng cử động của hai mẹ con, một cách rất tình cờ. “Nếu
con muốn làm gì thì hãy làm ngay đi – Người đàn bà nói – Sau đây, dù có chết khát
đi nữa con cũng không được uống nước ở bất cứ chỗ nào. Trước hết, con khơng được khóc” [9, tr. 156]. Trong cái hơi nóng bồng bềnh của ngày thứ ba tháng Tám, hai mẹ con là những cá thể người chuyển động duy nhất ở làng. Tuyệt nhiên nhà văn khơng dùng một từ ngữ nào để có thể hé lộ mục đích của cuộc viếng thăm giữa trưa này, nhưng qua tính chất đường đột của cuộc viếng thăm, cuộc nói chuyện ngắn gọn, bằng những từ ngữ vừa khẩn khoản vừa quả quyết mà vẫn giữ được hịa khí, người đọc phần nào hình dung được tính chất quan trọng của nó. Đó chính là biểu hiện của kiểu kể chuyện điểm nhìn bên ngồi với giọng điệu thản nhiên, cách kể này còn “bàng bạc” khắp các trang văn của Marquez.
Trong quan niệm cũng như dư luận xã hội lúc đó và bây giờ, hành vi ăn trộm và người ăn trộm là những hành xử xấu xa, đáng khinh. Mặc cho mục đích của việc làm đó là gì, người đời vẫn nhìn điều đó với một thái độ rẻ rúng, khinh miệt. Caclôt
Xênhtênô – tên trộm bị bắn chết ở làng là con trai một của người đàn bà này. Bất chấp xa xôi, bất chấp thời tiết nắng như đổ lửa của tháng Tám, bỏ qua những cái nhìn dị xét, xoi mói của những người dân trong làng, người mẹ vẫn đến tận nơi với ước nguyện được viếng mộ đứa con trai yêu quý của bà. Có lẽ sức mạnh của tình thân cịn cao hơn cả dư luận xã hội, đã cho người đàn bà nọ cái dũng khí để nhìn nhận và thăm viếng đứa con tội đồ, xấu số. Và cũng chỉ có trái tim người mẹ mới đủ tình cảm và lý lẽ để nhận biết rằng: cứ mỗi miếng bà ăn, bà đều nhận ra đó là những cú đấm mà người ta đấm con trai bà đêm thứ bảy hàng tuần. Nhà văn không đi vào tả chi tiết, tỉ mỉ thái độ của những người dân trong làng, trước sự xuất hiện của hai mẹ con và mục đích của họ, nhưng qua chi tiết đám nhóc con dí sát mũi vào tấm lưới sắt của nhà cha xứ, đám đông hiếu kỳ đứng dưới bóng những cây hạnh đào, người đọc cũng phần nào cảm nhận được sự ghẻ lạnh, không chút cảm thông nào của họ. Ngay cả vị cha xứ, người đại diện cho sự cứu rỗi, xưng tội cũng tỏ ra thờ ơ trước nỗi đau khổ của con chiên. Thêm một lần nữa, sự cô đơn lại bủa vây, bao quanh nhân vật. Không chút né tránh, ngần ngại, người mẹ đáng thương một tay cầm bó hoa, tay kia dắt theo cơ con gái và điềm nhiên bước ra đường, theo lối cửa chính. Hành động này như một sự thách thức đối với dư luận xã hội nghiệt ngã, đồng thời, nó cũng dấy lên tiếng gọi về sự chia sẻ, cảm thông đối với những thân phận người cùng khổ, vì hồn cảnh mà buộc phải làm liều, phải biến chất.
Mười bảy người Anh bị đầu độc lại là câu chuyện kể về chuyến hành trình đơn lẻ
của bà cụ Prudênhxa Linêrơ với mục đích đích thân đến tận Rơma để tận mắt nhìn thấy đức Giáo hồng. Trên chuyến tàu đó, bà cụ khơng chỉ kết bạn với nhiều người mà còn được tận mắt chứng kiến một xác người chết trôi trên biển. “...xác chết nằm ngửa nổi lềnh bềnh và đó là một người đàn ơng đứng tuổi, hói đầu với một vẻ đẹp tự nhiên. Đôi mắt mở to và tươi vui của y có cùng thứ màu với sắc trời lúc bình minh...” [9, tr. 93]. Sự việc này, với vị thuyền trưởng mà nói, là chuyện hết sức bình thường vì tính chất xảy ra thường xuyên của nó. Điểu này cũng nhất quán với giọng điệu và điểm nhìn bên ngồi khi kể chuyện của nhà văn: thủ tiêu, lược bỏ thái độ, phản ứng của nhân vật trước những sự việc, hiện tượng khác thường, kỳ ảo. Song
đối với bà cụ Prudênhxa Linêrơ, hình ảnh về người chết trơi có sức ám ảnh không nguôi.
Nhà văn liên tiếp đưa người đọc cùng ngao du trong chuyến hành trình của nhân vật mà không chút gượng ép, cắt ghép các mảng không – thời gian của truyện. Rời tàu, bà cụ Prudênhxa Linêrô được đưa đến nghỉ tạm tại một khách sạn “tử tế” của nước Ý. Một lần nữa, nhân vật lại được đặt trong cái mê cung vòng vèo của đường phố và thứ khơng khí im lìm, nặng mùi chết chóc nơi đây. Thảng trong những trang văn của mình, Marquez ln có xu hướng phá bỏ kiểu cốt truyện tuyến tính truyền thống khi bất chợt xen kẽ những đoạn hồi tưởng quá khứ hết sức tự nhiên của nhân vật. Bà cụ Prudênhxa Linêrô đã dành những giây phút đơn cơi, ngắn ngủi một mình, giữa một nơi xa lạ, để nhớ về những tháng ngày chăm lo cho cái xác không hồn của người chồng và đón nhận cái chết của ông, theo một cách không thể nào thanh thản. Và đó cũng là lý do bà có mặt ở nước Ý xa xôi này. Những đoạn hổi tưởng ấy vừa là những đoạn xúc cảm trữ tình chen vào bối cảnh hiện thực đầy kỳ quái, bức bối, lại vừa làm nổi bật cái tài cùng một lúc sắm hai ngơi kể của nhà văn: sự đan xen, chuyển hóa có tính chất tạm thời giữa ngơi kể thứ ba và ngơi kể thứ nhất. Phát huy điểm nhìn bên ngồi một cách tối đa, nhà văn để cho nhân vật không chút mảy may ngạc nhiên hay cảm thấy kỳ lạ khi chứng kiến cảnh mười bảy người Anh ngủ vật vờ trên một hàng dài những chiếc ghế với “những chiếc đầu gối đỏ bầm tựa như là những chiếc đùi lợn treo lên móc xích trong các cửa hàng thịt” [9, tr. 99]. Hay cái chết của họ ở cuối truyện chỉ bởi một nghi vấn duy nhất: bị đầu độc bằng món sị bữa tối của những ngày trong tháng Tám. Thản nhiên đến nhẹ nhàng, nhà văn không đi vào cắt nghĩa hay lý giải một cách rõ ràng diễn biến và lý do của tất cả những sự việc đó, ơng chỉ đóng vai một “người kể chuyện xa lạ” thuật lại những điều mắt thấy, tai nghe, dành những suy đoán, lý giải đa nghĩa đó cho riêng bạn đọc. Đó cũng chính là đặc trưng của kiểu kể chuyện Marquez thường bắt gặp trong các sáng tác truyện ngắn của ông.
Hiển nhiên, điểm nhìn bên ngồi và điểm nhìn bên trong là hai dạng chủ yếu mà người kể chuyện thường sử dụng. Tuy nhiên, để tăng thêm tính khách quan cho
những câu chuyện kể của mình, nhà văn cịn sử dụng biện pháp gửi điểm nhìn sang các nhân vật, tạo nên hiện tượng đa dạng hóa điểm nhìn trong tác phẩm (tự sự nhiều
điểm nhìn). Có thể bắt gặp kiểu dạng này trong truyện ngắn Một ngày sau thứ bảy và Cụ già với đôi cánh khổng lồ.
Câu chuyện về những con chim chết có lẽ sẽ khơng phải là sự kiện gì quá lớn lao hay đáng để kể thành truyện nếu khơng được đặt trong những góc nhìn khác nhau
của từng nhân vật (Một ngày sau thứ bảy). Đầu tiên, sự việc về những chú chim
chết đem lại nỗi phiền muộn và lo lắng cho bà Rêbêca – người quả phụ sống nhiều năm trong ngôi nhà rộng thênh thang, khi mà những tấm lưới chư cửa nhà bà bị thủng như thể bị đá từ ngồi đường ném vào làm rách. Với bà, đó đơn thuần chỉ là cảnh báo về sự an toàn, trật tự an ninh của làng đang bị xấu đi. Bởi vậy, bà đã ung dung đi ra tịa thị chính để báo tin cho nhà chức trách. Với cha Antơniơ Isaben, bằng tín ngưỡng và những dự cảm mang tính chất giáo đồ của mình, cha chắc chắn rằng đó là dấu hiệu của quỷ dữ. Điều này có một sự tác động lớn lao và mạnh mẽ đối với cha. Kể từ đó, cha ln nhìn nhận những sự việc xảy ra trong làng theo một cách thức hết sức mù mờ. Cái thứ mùi khẳn lặn nồng nặc của xác những con chim chết, được cha hoang mang quy tội cho một cơn mộng mị hay một thứ quỷ thuật mới mẻ của quỷ dữ. Dân làng coi như cha đã chết rồi, mất lòng tin vào nhà thờ và bỏ bê việc đi lễ. Cùng chung dự cảm mơ hồ đó với cha xứ, cơ gái bên chiếc máy hát của khách sạn Macondo nhất mực tin rằng có một điều gì đó khơng ổn, sắp xảy ra, đằng sau những xác chết liên tiếp của các chú chim từ trên trời rơi xuống, ngoài hành lang khách sạn.
Câu chuyện cứ thế tiếp diễn trong sự xuất hiện của cậu bé xa lạ đến làng, sau chuyến dừng tạm thời của cuộc hành trình. Khơng q thờ ơ hay thản nhiên, thực tế như bà quả phụ Rêbêca, cũng không mang vẻ sợ hãi thái quá như vị cha xứ đáng kính Antơniơ Isaben và cơ gái ở khách sạn Macondo, cậu đón nhận sự việc lạ lùng xảy ra ở ngôi làng này theo một cách thức trung hịa nhất. Khơng đánh lừa hay vin vào những hoang đường, duy tâm của tơn giáo, cũng khơng hiện thực hóa một cách trần trụi, cậu đón nhận nó như chính hiện tại đang xảy ra trong làng. Bởi vậy, cậu
khơng có cái kỳ thị, ghê tởm đã đành, mà nỗi lo sợ mơ hồ về một sự khải thị huyền ảo cũng bị loại bỏ. Trong khi những người dân trong làng quay lưng lại với đức tin và tín ngưỡng của họ thì cậu lại là vị khách duy nhất thư thả cuốc bộ đến nhà thờ, hiền lành và biết ơn nghe cha đọc bài kinh thuyết giảng, bất chấp nỗi thất vọng vì đang phải bỏ ở chuyến hành trình của mình. Rõ ràng, cùng một sự việc, đặt trong những điểm nhìn khác nhau cho ta những thái độ và phản ứng khác nhau. Chọn ngôi kể thứ ba, Marquez tuân thủ theo tính chất khách quan của sự việc được kể. Tuy nhiên, điều này cũng khơng phải là hồn toàn tuyệt đối trong toàn bộ truyện ngắn. Thi thoảng, chúng ta vẫn bắt gặp có sự đan xen tương đối, khó phân biệt rạch rịi giữa người kể chuyện ở ngơi thứ ba và thứ nhất. Đó là những đoạn ghi nhận lại các xúc cảm của cha xứ Antơniơ Isaben – kẻ có số phận thấy trước những điềm báo từ Thượng đế hay những dịng trữ tình ngoại lề khi hồi tưởng lại cuộc sống trong quá khứ của cậu bé lạ đến làng. Bởi lẽ, ở những khúc đoạn này, sẽ rất khó thuyết phục người đọc nếu để cho ngơi kể thứ ba, bên ngồi xâm nhập vào và nắm bắt, tái hiện vùng tâm lý mơ hồ, khó đốn định của nhân vật. Ở một khía cạnh nào đó, có thể nói, đã có sự kết hợp, chuyển hóa hài hịa, tinh tế giữa hai ngơi kể. Điều này phần nào làm tăng thêm góc nhìn, mà càng nhìn thì càng phát hiện thêm nhiều điều mới mẻ ở mỗi nhân vật.
Cụ già với đôi cánh khổng lồ là kiểu truyện ngắn tiêu biểu cho kiểu dạng sử dụng
điểm nhìn bên ngồi. Giữa khơng gian u ám, xám xịt của bầu trời và mặt biển, cùng với mùi cua thối vì chết quá nhiều, một cụ già bất chợt xuất hiện ở sân nhà Pêlađô, trong tư thế ngã sấp mặt trên bãi bùn đất bởi ngoại hình dị thường là một đơi cánh to cứ ghìm cụ xuống. “Cũng từ đây, cụ già bắt đầu bước vào đời sống của thế giới con người. Nhiều người cùng nhìn vào cụ, đánh giá cụ, hoàn thiện bức tranh về cụ và cũng hồn thiện bức tranh về ngơi làng Pelayo cũng như về đất nước Colombia hay cả khu vực Mỹ Latinh nói chung” [6, tr. 139].
Đầu tiên phải nói đến phản ứng của vợ chồng Pêlađơ. Vẻ ngồi của cụ già khiến cho họ ban đầu vừa lo sợ vừa chăm chú quan sát. Nhưng sau khi được đáp trả bằng một thứ ngơn ngữ địa phương khó hiểu với chất giọng sang sảng như giọng của
thủy thủ, họ liền nghĩ ngay đến một vị hành khách trên một chiếc tàu ngoại quốc bị cơn bão đánh đắm và đã trơi dạt vào đây. Nhưng bà hàng xóm của họ thì lại khẳng định chắc chắn rằng cụ già chẳng qua là một vị thần đến để chúc mừng cho đứa trẻ sơ sinh – con của họ. Từ đó, thay vì gần gũi, Pêlađơ có phần dè chừng hơn khi mà suốt cả buổi chiều, anh cứ cầm gậy dùi cui mà ngồi canh chừng ông lão. Cuối cùng, đức tin không đủ lớn đã khiến anh lôi ông già vào nhốt cùng với bầy gà trong chuồng bưng lưới sắt nhà mình. Trong con mắt của vợ chồng Pêlađơ, cụ già với đôi cánh khổng lồ, quái dị kia chẳng khác một người thường là bao. Sự hiểu biết nông cạn ấy đã khiến họ đưa ra một lời dự đoán qua quýt về nguồn gốc xuất hiện của ông lão và ngang nhiên đối xử với ông lão như một sinh vật lạ, lạc bước đến nhà mình.
Giàu đức tin và sự tín ngưỡng hơn vợ chồng Pêlađơ, vị cha xứ Gơngxaga cũng cảm thấy có đơi chút khác thường, trước sự xuất hiện của nhân vật bí ẩn nọ. Nhưng, bằng những quan sát và giao tiếp đơn phương, một chiều của mình, cha xứ nhận thấy tính chất giống người nhiều hơn là giống thần ở ông già. Với cha, không một biểu hiện bề ngoài nào của nhân vật này là phù hợp với các Thánh được vẽ trong tranh mà cha từng nhìn thấy. Và đơi cánh kia cũng chẳng phải là yếu tố cơ bản để có thể thừa nhận ơng già là một vị thần. Như vậy, dưới con mắt của một người thay mặt Chúa, bản thể thánh thần của ông lão, một lần nữa lại bị lung lay dữ dội. Bằng một thái độ thận trọng đến khôn ngoan, cha xứ khơng đưa ra một kết luận dứt khốt nào mà chỉ nhắc nhở mọi người hãy đề phịng trước sự trá hình của quỷ dữ, đừng quá nhẹ dạ cả tin. Sự quan tâm của cha còn được đề cao với lời hứa sẽ viết thư cho đức giám mục trình bày về sự việc này để ngài lại viết thứ cho bề trên, bề trên nữa cho tới khi nào nội dung ấy đến được tay đức Giáo hoàng. Chỉ cần nghe qua quy trình luân chuyển của bức thư ấy, người đọc đã phần nào hình dung ra được kết quả tất yếu của nó: “dường như Roma khơng ý thức được tính khẩn cấp của lá thư” nên “những bức thư chậm trễ ấy cứ việc đi rồi về cho đến tận cuối các thế kỉ”. Trong lúc đó, tại ngơi làng bên bờ biển này, đã có biết bao sự việc đang xảy ra với cụ già còn chưa phân định rạch ròi được là thần thánh hay ma quỷ. Điều này phần nào phản ánh sự trì trệ, quan liêu trong cách thức vận hành của bộ máy lãnh đạo xã hội bấy
giờ. Đối với Marquez mà nói, ta thấy đằng sau sự thản nhiên, lạnh lùng đó là một sự giễu cợt, mai mỉa của nhà văn.
Cùng với cha xứ Gơngxaga, cịn có rất nhiều người tị mị và nhẹ dạ cả tin cũng tìm đến nhà vợ chồng Pêlađô để tận mắt chứng kiến sự kỳ quái của cụ già, góp phần ghi thêm tên vào danh sách dài dằng dặc những người đang bình phẩm, phán xét đối với cụ già đáng thương nọ. Đồng thời, nhóm người này cũng làm đa dạng thêm điểm