Nghệ thuật tạo “khoảng trống” trong các truyện ngắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật truyện ngắn gabriel garcia marquez luận văn ths văn học 60 22 30 (Trang 77 - 86)

Chương 2 : KHÔNG GIAN – THỜI GIAN

3.2 Nghệ thuật kể chuyện dân gian

3.2.2 Nghệ thuật tạo “khoảng trống” trong các truyện ngắn

Có thể nói, Marquez đã góp phần to lớn vào việc cách tân tiểu thuyết và truyện ngắn Mỹ Latinh bằng chính bút pháp đa dạng và phong phú của ông, vừa kế thừa một cách sáng tạo nghệ thuật kể chuyện dân gian vừa phá bỏ những quy tắc kể chuyện có tính chất truyền thống. “Trong cách dẫn truyện của mình, Marquez ln kết hợp cảm quan của người nghệ sĩ với sức tưởng tượng và rung động của người đọc. Cảm quan của người nghệ sĩ trước đời sống thực tại dẫn tới tưởng tượng và hư cấu những biểu tượng có sức gợi cảm mãnh liệt” [9, tr. 8]. Nhằm tạo ra những “khoảng trống” trong các sáng tác của mình, nhà văn đã đưa vào tác phẩm của ông những hiện tượng thuộc đời sống ý thức cịn ở trình độ trực quan và những hiện

tượng mang màu sắc thần giao cách cảm. Khảo sát Dấu máu em trên tuyết, Biển

của thời đã mất và Chuyện buồn không thể tin được của Êrênhđira ngây thơ và người bà bất lương, người đọc sẽ có những phút giây lắng lại để suy nghĩ và thả

Sau cái chết vơ lý, chóng vánh của người vợ mà Bidi Săngchêt hết mực u thương, thậm chí anh khơng được gặp vợ mình lần cuối, khi ra khỏi bệnh viện quái quỷ, anh đã không hề biết đến một cơn mưa tuyết khơng có vết máu từ trên trời cao đang rơi xuống, và đó là trận mưa tuyết lớn nhất trong khoảng thời gian mười năm nay ở

Paris (Dấu máu em trên tuyết). Vậy cơn mưa tuyết xuất hiện ở đây có ý nghĩa gì?

Lật giở lại những trang đầu viết về chuyến ngao du đầy say mê, hứng thú của đôi vợ chồng trẻ mới cưới, tuyết rơi đầy trên đường họ tới Paris, Nêna Đacơntê với ngón tay vẫn ri rỉ máu suốt chuyến đi. Hình ảnh máu in dấu trên tuyết bao giờ cũng gợi cho người đọc sức ám ảnh lớn. Nêna Đacơntê có thể đã chết chỉ bởi vì một lý do tưởng chừng như vơ hại đó, trước sự thất vọng và những cố gắng đến vơ ích của các nhà chun mơn có tay nghề bậc nhất nước Pháp. Do đó, biểu tượng cơn mưa tuyết vừa là ẩn dụ cho số phận bất hạnh, bi thảm của cô gái vừa bước vào ngưỡng cửa của hạnh phúc, đồng thời, cũng là cảnh báo hệ quả tất yếu của một xã hội được coi là văn minh, tiến bộ với những thiết chế, quy định quái gở, nực cười. Ở đây, cảm xúc nhân văn đã nhanh chóng biến thành cơng cụ hạ bệ chế độ văn minh phương Tây hữu hiệu, đắt giá.

Biển của thời đã mất lại tập trung vào mùi hương hoa hồng những đêm đầu tháng

Ba do biển phả ra. Đây là một “khoảng trống” văn học đậm chất nghệ thuật với màu sắc lãng mạn. Ngôi làng ven bờ biển khô cằn, đất đai cứng sắt lại như đá, hôi mùi rác mục. Biển thì lại ác nghiệt hơn nữa. Làng thực hiện nghi thức mai táng cho những người chết bằng cách ném xuống biển. Song chỉ thỉnh thoảng mới có người mang từ nơi khác đến một bó hoa để ném xuống biển nơi người ta vẫn thường ném tử thi. Bởi vậy, khi mùi hương lạ mang theo hương vị của biển cả thổi về, người dân trong làng ngay lập tức nhận thấy sự thay đổi này. Sự nhận thức này đối với mỗi người có sự khác nhau. Với vợ chồng Tôbiat, thứ mùi hương hoa hồng kia chỉ là một sự khác lạ trong chuỗi ngày sống khô khan, không hương sắc cũng như cái khô cằn của mảnh đất làng này. Họ thậm chí cịn khơng phân biệt được đâu là hương thơm của hoa hồng nữa. Còn với bà vợ ông già Giacốp, với vốn sống và kinh

nghiệm của người già, thứ mùi kia như một điềm báo trước của Thượng đế về sự sống ngắn ngủi còn lại của bà.

Chi tiết Tôbiat cùng ông già Hơcbơc lặn xuống biển sâu bắt rùa tình cờ thấy cả một làng người chết với cuộc sống sinh động đang diễn ra dưới đáy biển. Họ cùng gặp bà vợ ông già Giacốp với một dòng hoa chảy theo bên người, điều mà ít xảy ra khi an táng những cư dân của làng. Kết thúc truyện ngắn, Tôbiat kể lại với vợ về ngôi làng gồm những ngôi nhà trắng trồng hàng triệu bơng hoa ở ngồi biển mà anh nhìn thấy. Như vậy, ngôi làng và những bông hoa hồng được đặt trong một tương quan so sánh giữa hai đối tượng: trên đất liền và dưới đáy biển, mà cầu nối giữa chúng là thứ mùi hương hoa hồng. Tính chất tương phản phần nào thể hiện rõ chủ đề của truyện ngắn: người ta chỉ có thể tìm thấy sự sống tươi đẹp, ý nghĩa không phải ở cuộc sống thực, cuộc sống hiện tại mà là sau khi chết, ở ngoài biển khơi xa xơi. Chính điều này đã phần nào tô đậm hiện thực xã hội ngột ngạt, nghèo nàn bấy giờ, đồng thời, hướng con người đi vào tìm kiếm và tạo nên cuộc sống tươi đẹp ngay ở sự sống hiện tại mà biểu hiện lớn nhất của nó chính là ở chỗ làm giàu hơn đời sống vật chất và tinh thần của con người.

Một trong những đặc trưng thẩm mỹ trong nghệ thuật viết truyện ngắn của ngòi bút

Marquez còn được thể hiện với tần suất đậm đặc qua tác phẩm Chuyện buồn không

thể tin được của Êrênhđira và người bà bất lương. Trước hết đó là việc ơng đã

đưa vào thiên truyện những hiện tượng thuộc đời sống ý thức cịn ở trình độ trực quan tiền lôgic của dân chúng. Đó là giấc mơ nhận thư của người bà bất lương (điềm báo của vụ hỏa hoạn), là giấc mơ thấy con công trắng nằm trong chiếc võng (điềm báo cho cái chết của mụ). Đó là chuyện thay đổi màu sắc của chiếc cốc đựng nước lá do tay Uylix đụng phải mà bà mẹ biết được tâm trạng của anh: tâm trạng của người đang tương tư. Đó là hiện tượng thần giao cách cảm của Uylix đối với Êrênhđira (tiếng Êrênhđira gọi người yêu khiến cho Uylix đang ở một nơi xa giật mình tỉnh dậy trong ngơi nhà giữa vườn cam). Những chi tiết này đã tạo ra những “khoảng trống” cần thiết cho tác phẩm, vừa có ý nghĩa nội dung vừa có tác dụng

như một thủ pháp nghệ thuật, khiến cho bức tranh xã hội trong truyện càng tăng vẻ chân thực, sống động.

Những biểu tượng có sức gợi cảm mãnh liệt cũng là một trong những thủ pháp tạo ra “khoảng trống” nơi người đọc trong truyện ngắn này. Cơn gió trong truyện khơng chỉ là cơn gió hung hãn đang lồng lộn mà cịn là “cơn gió bất hạnh, cứ mỗi bận nó nổi lên là một lần Êrênhđira dấn thêm sâu hơn vào bể khổ” [14, tr. 108]. Lần đầu cơn gió nổi lên thì cơ gái mười bốn tuổi phải đi làm điếm, sau khi sơ suất thiêu trụi tồn bộ ngơi nhà cùng tài sản của người bà. Gió nổi lên lần thứ hai thì cũng là lần cô gái bị người bà dùng xích chó xích chân vào đi giường và bị bọn gái điếm ghen tức, hành hạ. Dưới ngịi bút của Marquez, cơn gió khơng cịn là cơn gió thơng thường mà là điềm báo lạnh lùng của số phận tàn bạo. Trong những cố gắng cuối cùng để thoát khỏi số phận bi đát vốn được dịnh sẵn, Uylix giúp Êrênhđira được giải thoát khi dùng con dao bầu đâm người bà bất lương. “Uylix lại đâm thêm cho mụ một nhát dao nữa. Một dòng máu phụt ra thật mạnh phun vào mặt anh. Đó là một thứ máu đặc sánh, óng ánh một màu xanh giống như thứ máu trong lơng ống cịn tơ” [9, tr. 484]. Cảm quan của người nghệ sĩ trước bản chất đã mất hết tính người của người bà bất lương đã đưa nhà văn đến sự tưởng tượng ra thứ máu xanh đen, màu máu của yêu tinh.

Tóm lại, bằng lối kể chuyện đơn giản với những chi tiết nghệ thuật, những biểu tượng có sức gợi cảm mạnh mẽ, Marquez đã tạo nên sự tiếp nhận tự nhiên, thuyết phục mà vẫn có sức thu hút lớn lao nơi bạn đọc, như sức hút đối với những câu chuyện kể dân gian. Điều này vừa cho thấy sức sáng tạo mang màu sắc rất riêng trong nghệ thuật truyện ngắn Marquez vừa cho thấy khuynh hướng cách tân của lối viết thể loại văn xuôi hiện đại khu vực Mỹ Latinh và thế giới những năm 1960 trở lại đây.

KẾT LUẬN

Với lối viết truyện kỳ ảo đậm chất trí tuệ, văn học kỳ ảo tới giai đoạn Marquez đem lại những giá trị, sức hấp dẫn và cách tiếp nhận hết sức mới mẻ. Nhà văn đã xây dựng nên một thế giới nghệ thuật đa sắc diện thông qua những hư cấu, tưởng tượng tuyệt vời. Trên hết, nền tảng của thế giới nghệ thuật ấy khơng phải cái gì khác mà chính là hiện thực đương thời nói chung và hiện thực khu vực Mỹ Latin nói riêng. Khi bạn ông, Plinio Apuleyo Mendoza thảo luận về cách tiếp cận tác phẩm của ông: “Cách anh xử lý hiện thực trong tác phẩm của mình được gọi là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo. Tơi có cảm giác là độc giả châu Âu của anh luôn nhận ra được các yếu tố huyền ảo trong truyện của anh nhưng lại thất bại khi tìm hiểu hiện thực ẩn sau đó”, Marquez đã nhấn mạnh: “Điều đó chắc chắn tại chủ nghĩa duy lý ngăn họ nhìn thấy cái hiện thực khơng giới hạn ở cái giá của cà chua và trứng”.

Cái hiện thực không giới hạn đó biểu hiện trước hết ở một thế giới nhân vật đa dạng, phong phú được tái hiện trong sự bao trùm, chi phối của nỗi cô đơn. Nhà văn đã vận dụng song song hai thủ pháp “đời thường hóa” nhân vật siêu nhiên và “kỳ ảo hóa” nhân vật đời thường, đem lại những diện mạo mới ở cả bên ngồi và bên trong, ngoại hình và tính cách của nhân vật. Người đọc bắt gặp trong những trang văn của Marquez, ngạc nhiên trước trí tưởng tượng, hình dung của ơng khi đặt những biến thái hết sức tinh nhạy, phức tạp của đời sống tinh thần con người trong những hồn ma bóng quế, đồng thời, lại cũng ngạc nhiên đến mức bị thuyết phục khi chứng kiến những số phận, cuộc đời với những biến động thăng trầm dị thường, chỉ có thể thấy trong những câu chuyện dân gian. Tất cả những điều đó đã tạo nên một nét phác họa mới, hết sức khác biệt về chân dung con người – nhân vật so với các sáng tác truyện ngắn trước Marquez.

Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của trường phái sáng tác chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, bên cạnh hệ thống nhân vật đa sắc màu, Marquez cịn xây dựng nên một khơng gian

nghệ thuật hư cấu đặc thù, biểu hiện ở hai mặt: không gian và thời gian. Không gian Macondo gợi lên đầy đủ tính chất huyền thoại của nó, kiểu khơng gian mang dấu ấn Kinh Thánh như những dự cảm u ám của nhà văn về tương lai hay dạng thức không gian mộng ảo như một đặc trưng mặc định của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo... Dấu ấn thời gian in đậm ngay ở tiêu đề các truyện ngắn với tính chất khơng xác định, kiểu thời gian tâm lý đi vào khám phá chiều sâu thế giới nội tâm nhân vật. Con người trở nên lạc lõng trong không gian và thời gian, mất niềm tin trước hiện thực đang dần tha hóa.

Bằng giọng điệu thản nhiên và việc đa dạng hóa các điểm nhìn, kết hợp, đan xen ngơi kể thứ ba và thứ nhất, truyện ngắn Marquez đã rút ngắn khoảng cách giữa nhân vật và người đọc, đem lại sự chân thực, tin cậy trong các câu chuyện kể của ông. Người kể chuyện xa lạ Marquez tuân thủ theo mạch sự việc một cách tự nhiên, đơn giản, kiểu thường thấy trong các câu chuyện kể dân gian. Tuy nhiên, ông đã sáng tạo và vận dụng các chi tiết nghệ thuật thuộc đời sống ý thức cịn ở trình độ trực quan hoặc những hiện tượng mang màu sắc thần gian cách cảm, đem lại những “khoảng trống” cần thiết trong câu chuyện kể, để người đọc có thời gian suy ngẫm và liên tưởng. Và với những đóng góp đó, Marquez xứng đáng là bậc thầy của nghệ thuật kể chuyện dân gian.

Hơn bốn thập kỷ qua, trường phái văn học chủ nghĩa hiện thực huyền ảo không ngừng gây sốc cho độc giả với những sự kiện và câu chuyện quái lạ được đưa vào cốt truyện. Trọng tâm của nhiều tác phẩm là sự chống trả lại nền văn hóa thống trị được áp đặt bởi chủ nghĩa đế quốc phương Tây lúc bấy giờ. Từ góc độ này, chúng ta nhận ra sức mạnh chính trị và tính chiến đấu của những văn bản như thế, chúng đang nỗ lực để thể hiện trải nghiệm của những quốc gia thuộc thế giới thứ ba. Cùng với các nhà hiện thực huyền ảo khác, Marquez cũng góp thêm một tiếng nói thách thức nhận thức truyền thống về một thế giới mạch lạc và nề nếp. Rõ rằng, trước giá trị truyền thống thì con người khơng thể và khơng nên chối bỏ, nhưng nếu muốn tồn tại thì các giá trị đó phải chuyển đổi sao cho phù hợp. Và đó cũng chính là những gì

mà bạn đọc sẽ dễ dàng nhận thấy ở nghệ thuật truyện ngắn Marquez, trong số 36 sáng tác tuyển chọn của ông.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Tuấn Anh (2010), Hình tượng Macondo trong “Trăm năm cơ đơn” từ góc

nhìn văn hóa Mỹ Latinh, Tạp chí Sơng Hương.

2. Thái Phan Vàng Anh, Người kể chuyện với điểm nhìn bên trong, phongdiep.net 3. Lê Huy Bắc (2005), Truyện ngắn – Lí luận tác gia và tác phẩm, Nhà xuất bản

Giáo dục.

4. Lê Huy Bắc (2005), G. G. Marquez và những người thầy của ông, Tạp chí châu

Mỹ ngày nay, số 10.

5. Lê Huy Bắc (2006), Nghệ thuật Phran – Dơ Káp – Ka, Nhà xuất bản Giáo dục. 6. Lê Huy Bắc (2009), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo và G. G. Marquez: Chuyên

luận, Nhà xuất bản Giáo dục.

7. Lê Huy Bắc (2005), Tự sự nhiều điểm nhìn trong “Cụ già với đơi cánh khổng

lồ” của G. G. Marquez, Tạp chí châu Mỹ ngày nay, số 2.

8. Nguyễn Văn Đấu (2001), Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại, Luận

án tốt nghiệp 2001 Trường ĐHSP Hà Nội.

9. Nguyễn Trung Đức (2007), G. G. Marquez – truyện ngắn tuyển chọn, Nhà xuất

bản Văn học, Hà Nội.

10. Nguyễn Trung Đức (2001), G. G. Marquez – 36 truyện ngắn đặc sắc, Nhà xuất

bản Văn học, Hà Nội.

11. Nguyễn Trung Đức (1984), Ngài đại tá chờ thư, Nhà xuất bản Văn học, Hà

Nội.

12. Nguyễn Trung Đức (1995), Mười hai truyện phiêu dạt, Nhà xuất bản Quân đội

Nhân dân, Hà Nội.

13. Nguyễn Trung Đức (1999), Trăm năm cô đơn, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội. 14. Nguyễn Trung Đức (1981), Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo của G. G. Marưuez

qua “Chuyện buồn không thể tin được của Ê-rênh-đi-ra ngây thơ và người bà bất lương”, Tạp chí Văn học, số 2.

16. Lưu An Hải, Tôn Văn Hiến (2002), Giáo trình lý luận văn học, Nhà xuất bản

ĐHSP Hoa Trung - Vũ Hán.

17. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2006), Từ điển thuật ngữ văn

học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Hảo (2010), Thời gian và không gian huyền thoại trong Trăm

năm cô đơn của Gabriel Garcia Marquez, Luận văn tốt nghiệp 2010 Trường ĐH

KHXH & NV, Hà Nội.

19. Hoàng Ngọc Hiến, Bàn về cách mở đầu của truyện cổ tích, hoalinhthoai.com,

10/2010.

20. Đào Duy Hiệp (1999), Những quan niệm nước ngoài về truyện ngắn và đọc

truyện ngắn hiện đại, Tạp chí Văn học nước ngồi, số 5.

21. Đỗ Văn Hiểu, Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo – nhìn từ chân trời lạ,

liluanvanhoc.wordpress.com, 7/7/2010.

22. Phạm Thị Như Hoa (2006), Nhân vật huyền ảo trong truyện ngắn G. G.

Marquez, Luận văn tốt nghiệp 2006 Trường ĐHSP Hà Nội.

23. Bùi Linh Huệ (2003), Tính Baroque trong nghệ thuật xây dựng thế giới kỳ ảo

trong truyện ngắn Marquez, Luận văn tốt nghiệp 2003 Trường ĐHSP Hà Nội.

24. Vũ Trung Kiên (2005), Nghệ thuật tiểu thuyết “Trăm năm cô đơn” của G. G.

Marquez, Luận văn tốt nghiệp 2005 Trường ĐHSP Hà Nội.

25. Trần Thị Thu Linh, Giọng điệu nghệ thuật của nhà văn BalZac trong ba tiểu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật truyện ngắn gabriel garcia marquez luận văn ths văn học 60 22 30 (Trang 77 - 86)