Không gian mang dấu ấn Kinh Thánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật truyện ngắn gabriel garcia marquez luận văn ths văn học 60 22 30 (Trang 35 - 37)

Chương 2 : KHÔNG GIAN – THỜI GIAN

2.1 Không gian

2.1.1 Không gian mang dấu ấn Kinh Thánh

Đi tìm nguồn gốc của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, có thể thấy sự gắn bó mật thiết của dòng văn học này với những huyền thoại cổ xưa của người da đỏ Mỹ Latinh, của người da đen châu Phi, của người da trắng châu Âu và của cả những huyền thoại hiện đại. Phản ánh cái thực tại nuôi dưỡng một nguồn sáng tạo không bao giờ thỏa, Marquez đưa nhiều những hiện tượng tự nhiên kỳ bí vào trong các sáng tác truyện ngắn của mình.

Cơn gió bấc như thể một chuyến viếng thăm nguy hiểm, chết người nhưng lại vơ

cùng thích thú trở thành lẽ sống của người gác cổng (Gió bấc); trận mưa tuyết lớn nhất trên đường phố Paris (Dấu máu em trên tuyết); mùi hương hoa hồng từ biển phả ra những đêm đầu tháng ba như một điềm báo trước (Biển của thời đã mất); xác của những con chim chết trong làng (Một ngày sau thứ bảy); cơn gió bất hạnh nổi lên trong mỗi bước ngoặt của cuộc đời Êrênhđira (Chuyện buồn không thể tin

được của Êrênhđira ngây thơ và người bà bất lương); cơn mưa dai dẳng khiến

làng Macondo)... Đó là những hiện tượng mang dấu ấn của Ngày Khải Huyền

(Kinh Thánh) như những dự cảm u ám về một thế giới đang bên bờ vực hủy diệt.

Cơn gió bấc – một loại gió thổi từ đất liền, nóng hầm hập và thổi vù vù một cách bạo liệt chỉ chực gieo rắc những ý nghĩ cuồng điên. Mỗi lần cơn gió bắc viếng thăm làng Cađakêt thì cũng là lần nó đến với một điềm báo trước khơng thể giải thích nổi rằng sẽ xảy ra chuyện gì đó. Sau những tiếng gió rít ngày một mạnh và chói tai, dồn dập, “khơng ngừng nghỉ với một sức mạnh và một sự bạo liệt dường như báo trước sẽ rất khủng khiếp” [9, tr. 15] lại là sự tĩnh lặng tuyệt đối đến rợn người, sự tĩnh lặng của cái chết. Kết truyện là hình ảnh ơng già gác cổng treo cổ lên xà nhà, thân xác bị đung đưa bởi cú thổi cuối cùng của cơn gió bắc.

Mùi hương hoa hồng từ biển phả ra trong Biển của thời đã mất – thứ mùi thay cho

những trăn trở của biển. Với Tơbiat, đó chính là thứ mùi của người chết trơi. Ngơi làng ven biển khô cằn với hai chục nóc nhà, khơng có đủ đất cho việc mai táng người chết, bởi vậy, người dân trong làng vẫn hay ném tử thi xuống biển mà khơng có vịng hoa viếng. Hiếm hoi lắm mới có người mang từ nơi khác đến một bó hoa để ném xuống biển – nơi người ta vẫn thường ném tử thi. “Đó là một mùi đặc qnh hầu như khơng có khe hở để cho hương vị thời đã qua thẩm thấu vào” [9, tr. 60]. Mùi hương ấy có một sự tác động mãnh liệt đối với bà vợ ơng Giacơp. Với bà, đó chỉ có thể là điềm báo trước của Thượng đế về một cái chết sắp đến, và bà chết ngay sau đó khơng lâu. Dân chúng phiêu dạt đi nơi khác, làng dần trở nên tiêu điều... Viết truyện ngắn này, nhà văn muốn gửi gắm tới người đọc một thông điệp nhân văn: ngày mà biển lại thơm mùi hoa hồng sẽ là ngày sự sống, sự sung túc trở lại với ngôi làng.

Những tấm lưới che cửa bị thủng và một đống xác chim chết trong nhà vào mở đầu

cho nỗi lo thường trực đối với bà quả phụ Rêbêca (Một ngày sau thứ bảy). Đó là

những dấu hiệu báo trước sự diệt vong, tận thế sắp đến trong đời sống của làng. Khơng khí oi bức, ngột ngạt vào những ngày cuối tháng bảy càng tăng thêm cái

“nền” chết chóc. Vị cha cố liên tục khẳng định rằng mình đã nhiều lần nhìn thấy quỷ dạo gần đây, chuyến ghé thăm tình cờ của cậu thanh niên hiền lành dễ mến...tất cả đều góp phần tái hiện lại một góc nhỏ trong mảng hiện thực trì trệ, lạc hậu, nguyên thủy của một Mỹ Latinh.

Cũng góp phần trong việc tạo nên số phận bi đát của cô gái (Chuyện buồn không

thể tin được của Êrênhđira ngây thơ và người bà bất lương), cơn gió bất hạnh

mỗi lần nổi lên là thêm một lần Êrênhđira phải đứng trước những bi kịch mới trong đời mình. Lần thứ nhất, cơn gió ùa vào phịng Êrênhđira, hất đổ cây đèn nến đang cháy vào màn cửa, gây nên vụ hỏa hoạn, biến Êrênhđira trở thành một con điếm trả nợ cho người bà bất lương. Bi kịch cuộc đời của cô gái trẻ cũng từ đây mà ra. Lần thứ hai, Êrênhđira dường như khơng nhận ra là cơn gió bất hạnh của đời mình đã nổi lên. Cơ mải mê trong cuộc chạy trốn với người tình Uylix, bị bắt trở lại, tiếp tục sống cuộc đời nhục nhã trên chiếc giường. Hình ảnh một cơ gái mang chiếc áo độn tồn vàng lá chạy vào sâu trong lịng hoang mạc, nơi xa hơn cả “nơi có những cơn gió nóng hầm hập và những buổi chiều buồn dài lê thê tưởng như không bao giờ chấm dứt” chính là kết cục buồn, bế tắc đối với những số phận người nhỏ nhoi trong xã hội Mỹ Latinh thời bấy giờ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật truyện ngắn gabriel garcia marquez luận văn ths văn học 60 22 30 (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)