Không gian mê lộ khối hộp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật truyện ngắn gabriel garcia marquez luận văn ths văn học 60 22 30 (Trang 41 - 44)

Chương 2 : KHÔNG GIAN – THỜI GIAN

2.1 Không gian

2.1.3 Không gian mê lộ khối hộp

Xuất hiện như một thách thức đối với nhận thức truyền thống về một thế giới mạch lạc và nề nếp, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo mặc nhiên loại bỏ kiểu cốt truyện tuyến tính truyền thống. Kiểu cốt truyện đặc trưng cho văn học hiện thực huyền ảo là “cốt truyện mê lộ” [6, tr. 33] với sự đan lồng nhiều cốt truyện nhỏ vào với nhau. Chính

điều này đã tạo nên một tính chất khác đối với dạng thức không gian của chủ nghĩa hiện thực huyền ảo: kiểu không gian mê lộ.

Một đặc điểm rất dễ nhận thấy của kiểu khơng gian này đó là tính chất hỗn độn, liên tiếp, nhiều tầng bậc của các chi tiết, sự kiện đan xen, chồng chéo nhau khiến cho nhân vật bị lạc lối, quẩn quanh, vùng vẫy đến tuyệt vọng mà khơng tìm được lối ra. Chỉ ít phút trước khi đến Paris, cặp vợ chồng mới cưới Bidi Săngchêt vẫn còn đang

ngập tràn trong hạnh phúc và những dự định cho tương lai (Dấu máu em trên

tuyết). Nhưng bắt đầu từ khi người vợ Nêna Đacơntê phải nhập viện chỉ vì đầu ngón

tay đeo nhẫn của nàng liên tục rỉ máu trên suốt quãng đường đi. Cũng từ đây, Bidi Săngchêt phải đối mặt với một mê cung mà càng đi càng rối, cố tìm để hiểu thì lại càng khơng hiểu. Từ những quy định kỳ quái về ngày vào thăm người bệnh, phía đỗ xe theo ngày cho đến thiết kế kỳ lạ của khách sạn nơi anh nghỉ lại. Sau những cố gắng để vào thăm người vợ không thành, Bidi Săngchêt nhờ đến sự giúp đỡ của đại sứ quán. Lang thang, luẩn quẩn trong một chuỗi những thứ được xem là quy chuẩn, đợi chờ đến ngày thứ ba của tuần kế tiếp để vào thăm vợ, trong khi đó người vợ đang vật lộn với cái chết và Bidi Săngchêt trở thành người được tìm kiếm nhiều nhất ở nước Pháp trong bốn mươi giờ. Một nghịch lý đã xảy ra: nơi cử hành đám tang người vợ xấu số Nêna Đacơntê chỉ cách phịng cách sạn Bidi Săngchêt hai trăm mét. Chính cái khơng gian mê lộ, mê cung ấy vơ tình đã đẩy hai con người ở rất gần nhau trở nên xa vời vợi. Và những gì cịn lại với Bidi Săngchêt, sau bao nhiêu chờ đợi về ngày thứ ba, mãi chỉ còn là thi thể của người vợ tại nhà mộ ở nghĩa trang. Người đọc có thể quy cho số phận éo le, rủi ro trùng hợp khi lý giải về nguồn gốc những bất hạnh xảy ra đối với nhân vật. Nhưng suy cho cùng, nguyên cớ của những bất hạnh ấy chính là “các quy chuẩn được xây dựng trên những quan niệm uyên bác và cổ kính nhất, ngược lại với châu Mỹ mọi rợ” [9, tr. 42].

Tiếp tục lấy mảng không gian mê cung, mê lộ làm “nền”, Maria trong Tôi đến chỉ

để gọi điện thoại lại có một số phận quá ư bi thương. Có lẽ cả trong suy nghĩ điên

mệnh của đời cơ. Thay vì về nhà, cơ lại được chở tới nhà thương cho những người bị bệnh tâm thần. Phản ứng đầu tiên của cô là chạy trốn khỏi nơi khiếp đảm đó nhưng nhanh chóng bị người giữ cửa của nhà thương ngăn lại. Việc thanh minh, trình bày với giám đốc trại điên rằng mình hồn tồn bình thường xem ra cũng vơ ích, Maria bằng cách phản đối sinh hoạt theo thời gian biểu. Những nỗ lực, cố gắng sau cùng của cô khi cố liên lạc với chồng cũng đều bị dập tắt khi ngay chính người chồng cũng tin rằng cơ thực sự có vấn đề và cần phải được điều trị. Như vậy, có thể thấy tính chất logic, duy lý ở đây đã bị loại bỏ hoàn toàn, thơng qua hàng loạt những tình tiết, sự kiện, biến cố lạ lùng xảy ra trong cuộc đời của nhân vật, chỉ trong một thời gian ngắn. Tính chất kỳ ảo này cịn được tơ đậm một lần nữa trong biến chuyển thái độ phản ứng đối với thực tại của Maria, từ chỗ phản kháng mạnh mẽ, đến u mê và cuối cùng là mặc nhiên hòa nhập với cuộc sống chung của nhà thương. Không gian của nhà thương thực chất chỉ là một góc thu nhỏ của xã hội Mỹ Latinh bấy giờ, một hoàn cảnh mà con người một khi đã ở trong đó chỉ có thể phản ứng yếu ớt rồi dần chuyển sang vùng vẫy đến tuyệt vọng mà khơng tìm được đường ra.

Bên cạnh đó, cịn hiện hữu kiểu khơng gian khối hộp, khép kín, bó hẹp, chia tách con người với các sợi dây liên hệ của cộng đồng, xã hội. Kiểu không gian này xuất

hiện hàng loạt trong các truyện ngắn như: Nabo – người da đen khiến các thiên

thần phải đợi, Cụ già với đôi cánh khổng lồ, Lần thứ ba an phận, Máy bay của người đẹp ngủ.

Người da đen Nabô, kể từ sau khi bị cú đá của vó ngựa sắt vào trán, trở thành một người tàn phế thì cuộc sống của Nabô thu hẹp lại trong bốn bức tường của chuồng ngựa. Sự sống của Nabô được ghi nhận nhờ sự việc đều đặn mỗi ngày ba lần người ta luồn đĩa thức ăn vào bên dưới cửa. Sống dở chết dở suốt mười hay mười lăm năm, trong không gian tù ngục, giao tiếp duy nhất của Nabơ với thế giới bên ngồi là những lần nói chuyện ngắn ngủi, đứt qng với người đàn ơng vơ hình. Tương tự

Nabơ, vị thần già trong Cụ già với đôi cánh khổng lồ cũng bị nhốt cùng với bầy gà

gà ngây ngơ, thành món đồ giải trí và kiếm lợi của những kẻ tò mò hay của vợ

chồng Pêlađô. Người đẹp với giấc ngủ bất khả chiến thắng trên máy bay (Máy bay

của người đẹp ngủ) hay sự sống của xác chết trong cỗ áo quan, từ tuổi ấu thơ đến

khi trưởng thành... đã đóng khung nhân vật trong những khoảng không tù túng, chật hẹp đến ngộp thở. Kiểu không gian khối hộp đó là nhân tố tạo nên dạng thức nhân vật cô đơn thường thấy trong các sáng tác của Marquez.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghệ thuật truyện ngắn gabriel garcia marquez luận văn ths văn học 60 22 30 (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)