8. Kết cấu của luận văn
1.2. Giáo dục y đức cho sinh viên ngành yở nước ta
1.2.1. Sự cần thiết phải tăng cường giáo dục y đức cho sinh viên
1.2.1. Sự cần thiết phải tăng cường giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở nước ta ngành y ở nước ta
Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường dựa trên sự phân công lao động xã hội có sự phân chia về lợi ích giữa các chủ thể kinh tế với nhau. Yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là quá trình toàn cầu hóa đời sống kinh tế hiện nay, việc xây dựng nền kinh tế thị trường là một tất yếu khách quan. Từ khi đất nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, thực tiễn cho thấy sức sản xuất được giải phóng, năng suất lao động ngày một tăng, tạo tiền đề vật chất nâng cao đời sống của nhân dân. Kích thích tiềm năng sáng tạo của con người, hình thành nên các cá nhân độc lập, phát triển tự chủ cá nhân, con người năng động hơn, luôn vươn lên để tự khẳng định mình.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, chúng ta cũng đang phải đối mặt với một thực tế, đó là sự xuống cấp về mặt đạo đức trong đời sống xã hội. Trong đó, có đạo đức người thầy thuốc, nếu như trong thời kỳ bao cấp người thầy thuốc chữa bệnh cứu người với cái tâm trong sáng, không chạy theo lợi ích vật chất có chăng cũng chỉ là nhận từ sự cảm ơn của bệnh nhân đồng quà tấm bánh cảm ơn của người nhà bệnh nhân, không hề một chút tính toán vụ lợi.
Hiện nay, dưới tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường mọi người đều lo toan kiếm sống, làm sao để kiếm được nhiều tiền hơn. Vì vậy, những người thầy thuốc cũng bị cuốn theo vòng quay đó. Song, nhiều thầy thuốc vì chạy theo lợi ích vật chất đã chà đạp lên những thang giá trị đạo đức nghề y như gợi ý bệnh nhân để nhận phong bì, thái độ gắt gỏng với bệnh nhân, hay một số cán bộ y tế làm những việc trái lương tâm, đạo đức nghề
nghiệp sao chép kết quả khám bệnh, nhập thiết bị y tế kém chất lượng …. Nguyên nhân cơ chế, chính sách, tiền lương đối với cán bộ y tế còn nhiều khó khăn, bất cập, các cơ sở y tế vẫn trong tình trạng làm việc quá tải; sự tự rèn luyện về tay nghề, y đức của một số cán bộ y tế chưa tốt; chưa xây dựng được chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cho từng chuyên ngành; và đặc biệt chưa coi trọng giáo dục y đức, thái độ giao tiếp ứng xử cho sinh viên ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Để học tập và làm theo lời Bác dạy “Thầy thuốc như mẹ hiền” một cách thiết thực và hiệu quả, cần coi trọng giáo dục y đức và thực hành quy tắc ứng xử cho sinh viên
Trong nghề y cần phải thật thà, trung thực hơn, không được lừa dối đồng nghiệp, người bệnh, bên cạnh đó, phải thật sự đoàn kết, đoàn kết là sức mạnh để vượt qua khó khăn, thử thách hoàn thành mọi nhiệm vụ. Phải đoàn kết chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp; giữa nhà trường với các cơ sở y tế, đặc biệt là giữ vững mối quan hệ viện - trường, góp phần đào tạo được nhiều nguồn nhân lực y tế có chất lượng cao, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào công tác điều trị.
Tâm - đức người thầy thuốc phải thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt của mình, sẵn sàng chịu đựng mọi hy sinh gian khổ, “hết lòng hết sức” cứu chữa, phục vụ bệnh nhân. Người thầy thuốc ngoài cái tâm, tình thương yêu của người mẹ, đòi hỏi phải có trí tuệ, chuyên môn tay nghề giỏi, muốn cho y đức được thực hiện đầy đủ thì phải không ngừng trau dồi y lý, y thuật và làm giàu trí tuệ của mình. Do vậy từ thầy thuốc lâu năm tới sinh viên - những thầy thuốc tương lai càng phải học, học suốt đời, học ở sách, học trên mạng, học ở bệnh nhân, học đồng nghiệp, học chuyên môn, học cách giao tiếp ứng xử, học cách phục vụ nhân dân, bệnh nhân vô điều kiện.
Các cơ sở đào tạo đổi mới và coi trọng giáo dục y đức, thực hành quy tắc ứng xử cho sinh viên, coi đây là nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công hay thất bại trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế. Dù y
lý, y thuật có thay đổi theo thời gian, nhưng những chuẩn mực cơ bản của y đức không bao giờ thay đổi, đặc biệt là khi chúng ta thực hiện việc khám chữa bệnh trong cơ chế thị trường, ngành y tế cần xây dựng những chuẩn mực đạo đức cho người làm công tác y tế thiết thực, phù hợp với từng đối tượng thầy thuốc, điều dưỡng, kỹ thuật viên y tế, xây dựng cơ chế, chế tài để đội ngũ thầy thuốc thực hiện tốt nhất về y đức và quy tắc ứng xử, các trường y cần có giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục y đức, như củng cố và thành lập bộ môn Giáo dục Y đức, biên soạn chương trình, giáo trình thống nhất; giáo dục đi đôi với thực hành y đức, đặc biệt các giảng viên là thầy thuốc phải nêu gương cho sinh viên noi theo ngay khi học ở trường và khi đi bệnh viện, có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các cơ sở y tế nơi sinh viên thực tập để tạo điều kiện và môi trường giáo dục y đức cho sinh viên.
Nếu coi trọng giáo dục, rèn luyện y đức, thực hành quy tắc ứng xử cho cán bộ y tế và đặc biệt là sinh viên ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chắc chắn sẽ góp phần làm hài lòng người bệnh, đảm bảo tốt hơn công tác an sinh xã hội và hình ảnh “Thầy thuốc như mẹ hiền” sẽ không bao giờ bị phai nhạt trong lòng người dân và xã hội.
1.2.2. Những đặc điểm và một số nội dung cơ bản trong giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở nước ta.