Kế thừa truyền thống y đức của ông cha ta, tiếp thu tinh hoa y đức nhân loại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi và rèn luyện y đức. Người đã nhiều lần gửi thư và trực tiếp gặp, thăm các cơ sở y tế, bày tỏ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phẩm chất của người thầy thuốc. Người đã tặng cán bộ, nhân viên ngành y danh hiệu: “Thầy thuốc như mẹ hiền”. Danh hiệu đó vừa là sự đánh giá cao của Người đối với những đóng góp của ngành y, vừa là một yêu cầu của Người đối với mỗi cán bộ y tế về y đức.
Đạo đức ngành Y(y đức) đã ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nền y học Việt Nam. Y đức được thể hiện và liên hệ chặt chẽ với công việc hàng ngày của người làm công tác y tế, đồng thời tuân theo sự phát triển của xã hội. Ngày nay, y đức không còn là vấn đề riêng của ngành y tế, mà là một thành tố của đạo đức xã hội, một trong những truyền thống cao đẹp của dân tộc ta. Thực trạng về y đức hiện nay, một vấn đề đã thu hút sự chú ý của nhiều người nhiều ngành nghề khác nhau với những quan điểm, nhận thức và thái độ khác nhau.
Một trong những giải pháp nhằm nâng cao y đức hiện nay, đó là công tác giáo dục y đức cho sinh viên ngay từ khi thầy thuốc còn đang trên nghế nhà trường. Trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ hiện nay đang trong quá trình giáo dục và đào tạo rất nhiều sinh viên họ sẽ là thầy thuốc, bác sĩ tương lai
của đất nước. Trước thực trạng y đức hiện nay, nhà trường xác định công tác giáo dục y đức là nội dung quan trọng trong giáo dục cho học sinh, sinh viên muốn thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy y đức trước hết nhà trường đã thay đổi nhận thức, thông qua cuộc họp quán triệt quan điểm trên, từng bước nâng cao nhận thức cho giáo viên những người trực tiếp tham gia giảng dạy cho sinh viên. Vì khi giáo viên có được nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của công tác giáo dục y đức, giáo viên sẽ xác định được mục tiêu giảng bài cho sinh viên. Hơn nữa đó là, từng bước làm cho giáo viên, cũng như sinh viên thay đổi cách nhìn nhận về vị trí, vai trò của môn học y đức.
Vì trên thực tế, sinh viên ngành y không chú trọng nhiều tới môn học này, coi đó là môn phụ, thấy môn học không liên quan nhiều đến kiến thức chuyên ngành, vì nó cũng chỉ là chuẩn mực đạo đức nên không tạo được sự hứng thú cho sinh viên khi nghe giảng.
Chính giáo viên, những người trực tiếp giảng dạy môn học này cũng có tư tưởng coi đây là môn phụ nên ít trau rồi, tìm tòi kiến thức, những phương pháp mới phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy. Quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh ngày qua ngày lại đi theo lối mòn, làm cho tâm lý chủ quan, chán học càng gia tăng. Việc quan trọng hiện nay, làm cho sinh viên và những thầy cô giáo hiểu được vai trò cũng như hiệu quả của môn học này. Thay đổi suy nghĩ và cái nhìn đối với một môn học mang sứ mệnh quyết định đến tình cảm, tâm hồn, đạo đức… của người học.
Để nâng cao y đức chúng ta cần coi trọng hơn nữa công tác giáo dục. Y đức chỉ là một phần đạo đức của con người, do vậy để nâng cao y đức, đầu tiên phải giáo dục nâng cao đạo đức cho con người, đạo đức cách mạng, đạo đức của người thầy thuốc xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, có thể nói môn y đức hay đạo đức học có một vai trò vô cùng to lớn đối với việc giáo dục đạo đức, lý tưởng nghề nghiệp cho sinh viên. Nó giúp cho sinh viên có những kĩ năng, cách ứng xử phù hợp với đạo đức nghề
nghiệp. Việc dạy học có hiệu quả môn y đức sẽ giúp giảm thực trạng xuống cấp của y đức đang hàng ngày, hàng giờ diễn ra trong xã hội. Xây dựng môi trường khám, chữa bệnh lành mạnh, bác sĩ có lương tâm và trách nhiệm cao trong công việc, luôn đón nhận được sự kính trọng từ nhân dân.
2.3.2.Giải pháp về xây dựng nội dung và thiết kế các hình thức giảng dạy môn học
Có thể nói rằng, quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đem lại những yếu tố mới cho việc làm sâu sắc thêm, phong phú thêm những giá trị truyền thống đồng thời cũng gây ra những xáo trộn, những thay đổi trong lối sống, những quan niệm về các chuẩn mực đạo đức xã hội, trong đó có đạo đức người thầy thuốc đang chịu sự ảnh hưởng, xuống cấp đáng báo động. Vấn đề ở chỗ làm thế nào để thực hiện phát triển kinh tế thị trường mà vẫn giữ được những giá trị đạo đức truyền thống và đạo đức nghề nghiệp y đức thầy thuốc. Đây là vấn đề bức xúc đang đặt ra cho toàn xã hội hiện nay. Trước thực trạng trên, trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ đề ra những giải pháp để tăng cường giáo dục y đức cho sinh viên:
Những nội dung giáo dục y đức cho sinh viên.
Thứ nhất: Đổi mới nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện công tác giáo
dục chính trị-tư tưởng theo hướng gắn liền với đặc thù của ngành y. Giáo dục đạo đức truyền thống của ngành y tế: học tập, làm theo lời dạy của các bậc tiền bối như lời thề Hyppocrat, y huấn của Hải Thượng Lãn Ông, lời dạy của Bác Hồ, đức hy sinh vì khoa học, vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của các bác sĩ: Phạm Ngọc Thạch, Đặng Văn Ngữ, Tôn Thất Tùng ….. Tiếp tục học tập và thực hiện quy định 12 điều y đức do Bộ Y tế ban hành. Đây chính là việc đầu tiên trong công tác giáo dục y đức cho sinh viên và cán bộ y tế.
Tài liệu dạy và học: Cần có sách giáo khoa và các tài liệu tham khảo hơn nữa về Đạo đức y học để sinh viên có thể tự nghiên cứu bên cạnh những giờ giảng trên lớp của giảng viên.
Thứ hai: Các giá trị cần được lựa chọn để định hướng cho sinh viên
phải đáp ứng được mục tiêu giáo dục, đào tạo đội ngũ y bác sĩ đủ đức và tài phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân. Muốn thực hiện được điều đó, giáo dục
y đức, lý tưởng nghề nghiệp giữ vai trò quyết định, nó là nền tảng điều chỉnh mọi hành vi của sinh viên, xác định thái độ lựa chọn và ứng xử trước những biến động to lớn do cơ chế thị trường đặt ra.
Cần đưa ra những tiêu chí để xây dựng lý tưởng đạo đức nghề y một cách thiết thực: Bởi hành nghề y chỉ có tài thôi chưa đủ. Trong đó xác định rõ nội dung cần rèn luyện, đó là những kỹ năng thực hành nghề cũng như những kỹ năng trong giao tiếp. Điều đó có nghĩa là thầy thuốc không chỉ biết làm cho bệnh nhân giảm đau về bệnh tật mà việc làm cho bệnh nhân giảm đau về tinh thần cũng quan trọng không kém. Để làm được điều đó, đòi hỏi thầy thuốc phải biết thương yêu người bệnh như người thân của mình thì trong giao tiếp mới có thể nhẹ nhàng giải thích, chia sẻ với người bệnh…Trong nghề y tính nhân đạo cũng là một tiêu chí cần hướng đến, người thầy thuốc phải có tình người mới đối xử công bằng với những người bệnh, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo…Những tiêu chí ấy rất quan trọng để đánh giá người thầy thuốc ấy có đức hay không.
Thứ ba: Một nội dung khác nữa khi giáo dục y đức cho sinh viên hiện
nay ở trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ, là tạo dựng tinh thần đức hy sinh, dũng cảm, ý thức trách nhiệm cao trong công tác khám chữa bệnh, mình vì mọi người. Chống chủ nghĩa cá nhân, tạo dựng ý thức cộng đồng. Vì ý thức cộng đồng là kết tinh của các giá trị truyền thống, nó được hình thành trong lich sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Biểu hiện cụ thể, sinh động bằng nhiều hình thức giáo dục cho sinh viên như “đền ơn đáp nghĩa”. “uống nước nhớ nguồn”, phụng dưỡng người có công với cách mạng, bảo vệ của công, giữ vững kỷ cương, nội quy, quy chế ở trường học, bệnh viện cũng như nơi sinh sống.
Thứ tư: : Sự tác động của khoa học công nghệ đang làm cho đời sống
kinh tế-xã hội có những bước chuyển biến mau lẹ. Để có thể thích nghi được với hoàn cảnh đó, đòi hỏi sinh viên phải có tinh thần tự chủ nhạy bén, chấp nhận sự hi sinh, dám đương đầu khẳng định mình. Vì thế, một bác sĩ cần phải có trình độ chuyên môn giỏi, thể chất cường tráng, ý chí mạnh mẽ, chủ động trong công việc là những phẩm chất của bác sĩ nói riêng và sinh viên nói chung, phải coi đó là những điều kiện để sau khi ra trường, người thầy thuốc có thể tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, cống hiến cho tổ quốc. Đây có thể xem là nét khác biệt hơn cả so với các giá trị y đức truyền thống.
Những hình thức giáo dục y đức cho sinh viên.
Việc xác định hình thức và lựa chọn ưu tiên các hình thức giáo dục y đức cho sinh viên Cao đẳng Y tế Phú Thọ hiện nay là một yêu cầu khách quan của các chủ thể quản lý. Đây là công việc thường xuyên liên tục và có tính hệ thống thì mới có thể đào tạo ra được những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của công cuộc xây dựng bảo vệ tổ quốc. Sẽ là sai nếu cho rằng y đức chỉ cần giỏi chuyên môn nghiệp vụ và nhà trường không có nghĩa vụ giáo dục y đức cho sinh viên. Sinh thời, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra yêu cầu đói với người cách mạng phải vừa có “Đức”, “Tài”, vừa “Hồng”, Vừa “Chuyên”. Để chuyển tải những nội dung giáo dục y đức cho sinh viên có thể sử dụng những hình thức:
- Giáo dục y đức thông qua giảng dạy học tập các môn Lý luận Mác- Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Có thể nói chức năng và nhiệm vụ cơ bản của các môn lý luận nói chung là xây dựng thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cách mạng cho người học. Nó được hình thành trên cơ sở hệ thống các tri thức, các nguyên lý và quy luật. Tất cả các môn Lý luận Mác-Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận, hình thành niềm tin, đây là yếu tố then chốt của giáo dục đaọ đức. Ngoài ra, giúp sinh viên hiểu rõ về phẩm chất, bổn phận đạo đức, mô hình con người mới xã hội chủ nghĩa…vv
Tình hình đó đặt ra yêu cầu rất nặng nề cho hệ thống những người làm công tác giảng dạy môn học này, nó đòi hỏi, một mặt phải có kiến thức sâu, rộng ở nhiều lĩnh vực, mặt khác, phải có khả năng truyền tải hệ thống thông tin đến cho người học, đó là nghệ thuật truyền đạt, khả năng sư phạm phù hợp cho từng đối tượng. Chính vì thế, yêu cầu đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng giảng dạy môn học này là một yêu cầu bắt buộc.
- Giáo dục y đức, không chỉ thông qua các môn học lý luận, thực tế cho thấy, việc hình thành nhân cách, đạo đức của con người phụ thuộc rất nhiều đến nghề nghiệp con người lựa chọn. Đặc biệt, đối với nghề y đòi hỏi người thầy thuốc không chỉ tinh thông về y nghiệp mà còn phải là người có y đức nữa. Y đức là những biểu hiện cao đẹp về ý thức, trách nhiệm, bổn phận về công việc là điều kiện để tạo nên ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ trước người thân, gia đình, quê hương và cao hơn là dân tộc, tổ quốc. Do vậy, Các khoa trong nhà trường, đặc biệt là khoa đào tạo chuyên môn cũng có trách nhiệm tham gia theo cách riêng của mình, để xây dựng nền đạo đức mới cho sinh viên.Kinh nghiệm cho thấy, khoa nào quan tâm nhiều hơn đến công tác giáo
dục đạo đức cho sinh viên thì vấn đề này sẽ tốt hơn. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm là rất quan trọng, vì họ có thể tiếp cận, xát sao trong việc học tập, rèn luyện của sinh viên, giúp họ giải quyết những vướng mắc trong cuộc sống, …
- Giáo dục y đức cho sinh viên thông qua các tổ chức Đảng, đoàn thể có một ý nghĩa quan trọng. Sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng ủy và các Cấp ủy Đảng, các hoạt động thiết thực, bổ ích, tạo sân chơi, chẳng hạn như sinh hoạt khoa học, thể dục, thể thao,văn hóa nghệ thuật, thăm di tích lịch sử, các hoạt động trở về cội nguồn….của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên sẽ là môi trường tốt hình thành đạo đức mới cho sinh viên.
- Trong sự nghiệp giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ Đảng viên và nhân dân trước đây, Bác Hồ thường sử dụng gương “ người tốt việc tốt”, một phong trào có tính quần chúng và tác động sâu rộng trong nhân dân. Vì vậy,
việc giáo dục y đức cho sinh viên cũng rất cần hình thức nêu gương. Các cán bộ Đảng viên, thầy giáo, bằng lối sống trong sáng, tận tụy trong công việc, bằng vốn hiểu biết sâu rộng, bằng sự công minh có tình có lý trong đối xử với sinh viên, sẽ có tác dụng cảm hóa, hình thành nhân cách tốt cho sinh viên. Đặc biệt, công tác thi đua khen thưởng phải kịp thời nhằm khuyến khích những sinh viên có thành tích trong học tập, trong quá trình đi thực tập, lâm sàng, rèn luyện về nhiều mặt cũng là một hình thức nêu gương. Nêu gương đúng, hợp lý sẽ có tác dụng to lớn hơn nhiều so với lý thuyết một chiều, xơ cứng.
- Phát huy vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống và lý tưởng của sinh viên. Mỗi một đoàn viên thanh niên phải xác định rõ trách nhiệm trước Tổ quốc và nhân dân, sống có lý tưởng, có hoài bão, khát khao vươn tới cái mới, cái tiến bộ. Bản thân mỗi sinh viên tự giác rèn luyện, biết tự kiềm chế, biết vượt qua những cám dỗ và tiêu cực xã hội, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng, lợi mình, hại người; cần phải tự tin vào chính mình, giữ vững niềm tin trong cuộc sống, vào các giá trị chân, thiện, mỹ, vượt qua khó khăn gian khổ xứng đáng với sự kính trọng của nhân dân đối vơí người thầy thuốc.
Việc phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, vai trò tự học tập, tự tu dưỡng, rèn luyện của sinh viên là một trong những nội dung hiện đại hóa phương pháp giáo dục: Lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là chủ đạo. Với ý nghĩa đó hơn bao giờ hết, chúng ta phải tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp cho sinh viên có cơ hội để thể hiện mình, để tự vươn lên trong cuộc sống. Tính tự giác,tính chủ động, vai trò tự gióa dục, tự rèn luyện các giá trị đạo đức truyền thống của sinh viên là con đường tất yếu đối với sự phát triển, hoàn thiện nhân cách của sinh viên ngày nay.