Những đặc điểm và một số nội dung cơ bản trong giáo dục y

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục y đức cho sinh viên ngành y (qua khảo sát trường cao đẳng y tế phú thọ) (Trang 27 - 36)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. Giáo dục y đức cho sinh viên ngành yở nước ta

1.2.2. Những đặc điểm và một số nội dung cơ bản trong giáo dục y

* Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi sinh viên

“Sinh viên” là thuật ngữ dùng để chỉ những người đang học tập ở các

trường đại học và cao đẳng. Ở một số nước, nội hàm của khái niệm sinh viên được mở rộng hơn. Chẳng hạn, ở nước Pháp thuật ngữ “sinh viên” không chỉ dùng để gọi những người đang học trong các trường đại học và cao đẳng, mà còn dùng cho cả những người đang học trong các trường trung học và trường dạy nghề.

Sinh viên Việt Nam hiện nay phần lớn có độ tuổi trung bình từ 18 tuổi đến 23 tuổi, đây là giai đoạn hai của tuổi thanh niên, và là giai đoạn con người có sự trưởng thành về mặt sinh học cũng như mặt xã hội.

Về mặt sinh học, giai đoạn này bộ não con người phát triển khá hoàn thiện. Các nhà chuyên môn cho rằng, trọng lượng của bộ não người lúc này đã đạt tới mức tối đa trọng lượng não của người bình thường(khoảng 1.400gram) và chứa khoảng 14 tỷ nơron thần kinh. So với lứa tuổi thiếu niên, lúc này nơron thần kinh của sinh viên có khẳ năng dẫn truyền luồng thông tin tốt hơn(nhanh hơn, chính xác hơn, sức chịu đựng cao hơn).

Về mặt xã hội, ở giai đoạn này sinh viên đã biết suy nghĩ đến tương lai của mình, của dân tộc và họ đã có ý thức về trách nhiệm và nghĩa vụ công dân. Họ đã có những chăn trở trước những khó khăn của đất nước, họ đã có những hoài bão và ước mơ làm một việc gì đó để có thể góp phần làm thay đổi vận mệnh Tổ quốc, với ý chí “dời non lấp biển” và tinh thần xả thân vì nghĩa.

Sinh viên hiện nay ngày càng tỏ rõ vai trò của mình trong xã hội. Càng ngày chúng ta càng thấy sinh viên năng động hơn, hăng hái và tích cực, táo bạo hơn trong cuộc sống. Họ hăng hái tham gia vào các hoạt động xã hội và góp phần đảng kể trong đời sống xã hội cũng như trong sự phát triển của bản thân.

Tuy vậy, nhìn vào mặt trái của sinh viên chúng ta thấy cũng còn nhiều điều đáng quan tâm, suy nghĩ. Đó là những biểu hiện của lối sống hưởng thụ, lười biếng, trọng hình thức, rượu chè, cờ bạc…Tất cả những điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách của sinh viên.

Từ khi ngồi trên ghế trường tiểu học, trường phổ thông, học sinh đã được nhà trường, gia đình và xã hội giáo dục các chuẩn mực đạo đức truyền thống dân tộc. Tuy nhiên, sự giáo dục này chỉ phù hợp với lứa tuổi học sinh, bước vào trường đại học và cao đẳng, sinh viên đã có nhiều thay đổi. Do đó, trong các trường đại học và cao đẳng cần có những phương pháp giáo dục những giá trị đạo đức cho sinh viên mới hơn, hấp dẫn hơn, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của họ. Làm sao khắc phục được những mặt hạn chế và khơi dậy những mặt tích cực của sinh viên, giúp họ củng cố niềm tin và tự ý thức được hành vi trách nhiệm của mình đối với xã hội với cộng đồng.

Tóm lại, nói đến sinh viên là nói đến tầng lớp trí thức trẻ trong tương lai, có trình độ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, là những người có lòng nhiệt tình và cũng rất nhạy cảm trong cuộc sống. Đây là nét nổi bật có ở tầng lớp sinh viên. Những ước mơ, những hoài bão lớn là dộng lực chắp cánh cho sinh viên bay cao bay xa. Với lòng nhiệt tình, tính hăng say, không chịu lùi bước trước khó khăn thử thách của cuộc đời, đại bộ phận sinh viên có chí tiến thủ, vươn lên trong học tập. Bên cạnh những ưu điểm đó, trong đội ngũ sinh viên cũng còn tồn tại một số hạn chế như: tính bồng bột,muốn tự khẳng định mình trong khi bản thân chưa có đủ điều kiện, và khi thất bại thì dễ nản chí và trượt dài. Do vậy, hiểu rõ đặc điểm tâm-sinh lý lứa tuổi sinh viên là một vấn đề hết sức quan trọng, để có phương pháp giáo dục, vận động sinh viên một cách khoa học, thiết thực, phù hợp.

*Hình thức, nội dung giáo dục y đức cho sinh viên ngành y ở nước ta. Nội dung giáo dục y đức.

Mỗi sinh viên ngành y không chỉ là một nhà tri thức tương lai, mà còn là một y, bác sĩ, điều dưỡng tương lai. Do đó, đối với sinh viên ngành y, giỏi y thuật thôi chưa đủ, còn phải có một y đức sáng nữa. Song y đức sáng không phải là một cái gì đó có sẵn trong mỗi y- bác sĩ, điều dưỡng tương lai. Cũng không phải chỉ đến khi trở thành một y- bác sĩ thực thụ thì sinh viên ngành y mới biết thế nào là y đức. Trái lại, y đức là kết quả của một quá trình học tập, trau rồi và rèn luyện từ khi người sinh viên ngành y ngồi trên ghế giảng đường. Vậy nội dung cụ thể của quá trình giáo dục y đức cho sinh viên là gì? trước hết:

+ Giáo dục y đức nói chung

Giáo dục truyền thống y đức của dân tộc

Trong hai cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân, đế quốc và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, người thầy thuốc-dân y và quân y- đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình một cách xuất sắc. Hàng trăm, hàng ngàn tấm gương sáng “Người thầy thuốc như mẹ hiền” đã được nhân dân ta

ca ngợi. Nhiều bác sĩ như: “Đặng Văn Ngữ, Phạm Ngọc Thạch, Đặng Hồng Xuân, Tôn Thất Tùng….đã được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta tôn vinh vì đức hy sinh, dũng cảm trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trong thời kỳ đất nước đổi mới, do biết kế thừa đạo đức truyền thống, biết làm theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, biết vận dụng quan điểm, định hướng của Đảng về ngành y tế, biết dựa vào mặt tích cực của nền kinh tế thi trường nên đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng của cá nhân, tập thể trong bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nhiều cá nhân và đơn vị tiên tiến, anh hùng trong ngành y dược được Đảng, Nhà nước tuyên dương.

Hơn nửa thề kỷ qua các thế hệ thầy thuốc và nhân viên y tế trên mọi miền của đất nước đã tận tụy hi sinh trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân qua các cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. bằng trí tuệ và lòng yêu nước vô hạn và tình nhân ái sâu sắc, hàng vạn cán bộ y tế nhiều thế hệ đã thầm lặng chiến đấu không mệt mỏi, ngày đêm chăm sóc người bệnh cứu sống hàng triệu sinh mạng con người, dập tắt kịp thời nhiều vụ dịch nguy hiểm, hạ tỉ lệ tử vong, nâng cao tuổi thọ trung bình cho người Việt Nam, tổ chức mạng lưới y tế rộng khắp từ đồng bằng, miền núi, từ thành thị đến nông thôn kể cả những nơi hải đảo xa xôi hẻo lánh để phục vụ nhân dân phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Đào tạo nhiều cán bộ có chất lượng trong ngành, ứng dụng nhiều kĩ thuật tiên tiến, hiện đại và việc nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, cử nhiều chuyên gia phục vụ sự nghiệp bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong cả nước. Dù bất cứ ở đâu các thế hệ thầy thuốc Việt Nam vẫn nêu cao tinh thần phục vụ, thực hiện tốt đạo đức y tế phục vụ người bệnh với trách nhiệm cao xây dựng ngành y tế phát triển ngang tầm với các nước trong khu vực.

Trong sự phát triển đi lên của xã hội nói chung và sự phát triển của ngành y tế nói riêng, giữa những khó khăn và thách thức để tồn tại và phát triển, y đức và chất lượng khám chữa bệnh được coi là vấn đề cốt lõi của toàn

ngành y tế. Trong thời gian qua, chúng ta không phủ nhận trong đội ngũ những thầy thuốc, vẫn còn những vướng bận nơi này hay nơi khác, nhưng họ đã có những đóng góp và sự hi sinh thầm lặng cho sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, cho sự phát triển đi lên của toàn xã hội. Trước những thách thức của cuộc sống, bệnh tật ngày càng nhiều, xã hội cần sự tận tình, chia sẻ nhiều hơn nữa của đội ngũ y bác sĩ để nâng cao vấn đề y đức và chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân. Cho nên,việc thường xuyên giữ gìn, bảo vệ, trau rồi y đức là điều cần thiết.

Như vậy, việc giáo dục y đức cho sinh viên là cả một quá trình đòi hỏi sự tham gia không chỉ của đội ngũ thầy, cô giáo trong ngành y tế nói riêng mà cần sự quan tâm của toàn xã hội. Vì vậy, việc lựa chọn nội dung gì để giáo dục và nâng cao y đức cho sinh viên từ khi họ còn ngồi trên ghế nhà trường là nội dung không khó nhưng lại không hề đơn giản, nên việc giáo dục cho họ về đạo đức truyền thống của ngành là điều chúng ta nên chọn. Vì đây được coi là yếu tố côt lõi, nền tảng đề duy trì và phát huy yếu tố đức ở mỗi người, đặc biệt họ là những bác sỹ tương lai, làm nhiệm vụ quan trọng bảo vệ và giữ tính mạng cho con người.

Giáo dục y đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến con người và sức khỏe của con người. Người luôn coi sức khỏe con người là nhân tố quan trọng, quyết định sự cường thịnh của một quốc gia, dân tộc. Nên Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng vai trò, nhiệm vụ của người thầy thuốc và cán bộ, nhân viên y tế đối với sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân.

+ Giáo dục lòng yêu thương con người: Có thể thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi từ đạo lí truyền thống “Lương y kiêm từ mẫu” để khẳng định vai trò của đạo đức đối với nghề y. Theo đó, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, cán bộ, nhân viên y tế phải thường xuyên rèn luyện đạo đức, trở thành “ từ mẫu” “mẹ hiền”. Nói cách khác “từ mẫu” là đạo đức cao đẹp mà cán bộ, nhân

viên y tế cần hướng tới. Có tình thương của “từ mẫu”, người thầy thuốc sẽ tránh được những thói hư, tật xấu, như cầu lợi, bất công, phân biệt đối xử giữa kẻ giàu- kẻ nghèo, sự hách dịch, lạnh lùng, qua loa, tắc trách khi tiếp xúc với bệnh nhân. Sự kèn cựa, đố kỵ với đồng nghiệp…Chính vì vậy, “lương y kiêm từ mẫu là cốt lõi của đạo đức y học”; Ngoài việc rèn luyện y đức “lương y kiêm từ mẫu”, một nội dung rèn luyện nữa đối với cán bộ y tế mà chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu là “phải có chí, chịu khó, chịu khổ, phải giàu lòng bắc ái hy sinh”. Đúng vậy, nghề y là một nghề đặc biệt, bởi thế rèn luyện đạo đức đối với nghề y lại càng đòi hỏi rất cao, khác với những nghề khác.

+ Giáo dục những phẩm chất y đức cơ bản theo tư tưởng Hồ Chí Minh: Hăng hái, hy sinh, đoàn kết, kỷ luật. Hăng hái, hy sinh là yếu tố vô cùng cần thiết đối với cán bộ ngành y tế. trong những hoàn cảnh cấp bách người cán bộ y tế có khi phải hy sinh lợi ích của mình, thậm chí cả tính mạng vì người bệnh, vì sức khỏe của nhân dân. Nghề y là nghề đòi hỏi tính kỷ luật cao, bởi kỷ luật là phương pháp rèn luyện và xây dựng ý thức cho mỗi con người. Nghiêm túc, khẩn trương trong các hoạt động y tế, nhất là việc thực hiện đúng, đầy đủ, cẩn thận các bước trong quá trình khám và chữa bệnh…là những biểu hiện cần thiết của kỷ luật nghề y. Rèn luyện bằng kỷ luật và để có tính kỷ luật là phương pháp quan trọng đối với quá trình tu dưỡng y đức của người cán bộ y tế.

Khi nhắc nhở cán bộ y tế phải có tinh thần trách nhiệm và tình cảm trong sáng, cao đẹp trong công tác chăm sóc sức khỏe cho thương, bệnh binh Chủ tịch Hồ Chí Minh viết “lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động, cảm hóa họ” [39,t5,tr.395]. Ở đây, có thể hiểu cảm hóa là làm thế nào để người bệnh tham gia cùng với nhân viên y tế trong quá trình chữa bệnh một cách thoải mái nhất, cụ thể là làm thế nào xóa đi những mặc cảm mà người bệnh đang gặp phải, làm cho những rào cản của họ về tâm lý bệnh tật biến mất để hợp tác cùng cán bộ y tế trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Muốn vậy cách hiệu quả nhất là người cán

bộ y tế phải xuất phát từ “lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết”, từ lòng yêu thương thật sự đối với người bệnh, lo lắng cho sức khỏe người bệnh.

Ngoài ra Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề đoàn kết của cán bộ y tế trong sự nghiệp cao cả của mình. Đó là đoàn kết giữa các cán bộ bác sỹ, các nhân viên y tế để cùng chung sức, chung lòng tìm các phương pháp chữa bệnh nhanh nhất cho bệnh nhân; đoàn kết giữa cán bộ y tế với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong quá trình chữa bệnh và chăm sóc. Đối với người sự đoàn kết trong nghề y không chỉ được hiểu theo nghĩa thông thường, mà cao hơn, đó phải là “thật sự đoàn kết”; vì nghề y là nghề liên quan trực tiếp đến con người đến sức khỏe và thể lực của con người.

Ngày nay và mãi mãi sau, những quan điểm về y đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn sáng, vẹn nguyên giá trị nhân văn cao cả và luôn là động lực, phương hướng cho sự phát triển của nền y tế nước ta.

Giáo dục bổn phận, trách nhiệm của người thầy thuốc

Chủ tịch Hồ Chí minh quan niệm vấn đề quyết định y đức của người thầy thuốc là lương tâm đạo đức, là trách nhiệm bổn phận của người thầy thuốc “Người bệnh phó thác tính mệnh của họ nơi các cô, các chú. Chính phủ phó thác cho các cô, các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khỏe cho đồng bào. Đó là nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ cần phải thương yêu, săn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Lương y phải như từ mẫu” [40,t7,tr.476]. Người thầy thuốc phải có lương tâm và trách nhiệm cao đối với người bệnh. Hành vi đạo đức là những hành vi có động cơ bên trong phù hợp những yêu cầu và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Tình cảm đạo đức của người thầy thuốc là động lực, những đức tính đã trở thành thói quen, thúc đẩy người thầy thuốc hành động sao cho phù hợp với đạo đức nghề nghiệp. Khi nói về y đức thực chất là nói về mối quan hệ giữa thầy thuốc với nghề nghiệp,với bệnh nhân, với đồng nghiệp và cộng đồng xã hội, cần phải thực hiện tốt các mối quan hệ đó:

Đối với nghề nghiệp: Khi đã tình nguyện làm nghề y phải vun đắp cho chính mình lòng yêu nghề, ham mê công việc, cần cù học tập vươn lên phấn đấu “vừa hồng, vừa chuyên”. Trong đó “hồng” tức là đạo đức rất quan trọng; “chuyên” là phải giỏi về chuyên môn. Muốn “hồng thắm phải chuyên sâu”. Nghĩa là muốn thể hiện y đức, muốn cứu chữa được người thì phải giỏi về chuyên môn. Thực tế, có những thầy thuốc rất nhiệt tình lo lắng cho bệnh nhân, nhưng do trình độ chuyên môn yếu, nên cũng không thể cứu chữa được bệnh nhân trong tình trạng hiểm nghèo.

Đối với bệnh nhân: Phải tôn trọng và cảm thông sâu sắc với bệnh nhân, tận tình cứu chữa, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. Không phân biệt giữa bệnh nhân giàu hay nghèo. Thực hiện chữa theo bệnh, thận trọng trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Cố Bộ trưởng Bộ y tế Phạm Ngọc Thạch đã nêu ba yêu cầu ngắn gọn để cán bộ, nhân viên dễ nhớ, làm tốt với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục y đức cho sinh viên ngành y (qua khảo sát trường cao đẳng y tế phú thọ) (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)