Những nhân tố tác động đến quá trình giáo dục y đức cho sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục y đức cho sinh viên ngành y (qua khảo sát trường cao đẳng y tế phú thọ) (Trang 36 - 43)

8. Kết cấu của luận văn

1.2. Giáo dục y đức cho sinh viên ngành yở nước ta

1.2.3. Những nhân tố tác động đến quá trình giáo dục y đức cho sinh

Những tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường đến quá trình giáo dục y đức cho sinh viên ngành y.

Trong nền kinh tế tập trung bao cấp, công tác khám chữa bệnh cho nhân dân hoàn toàn miễn phí, người bệnh không phải đóng góp bất cứ một

khoản tiền nào. Do điều kiện kinh tế thấp kém, ngân sách dành cho y tế thấp, không huy động được sức người, sức của của toàn xã hội nên luôn xảy ra tình trạng thuốc men thiếu thốn, trang bị ngày càng xuống cấp và lạc hậu, việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhất là các thiết bị mới không đầy đủ, không kịp thời và kém hiệu quả. Vốn đầu tư cho xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật hầu như không có, các khoản viện trợ trong chiến tranh bị cắt giảm. Cùng với tình hình chung của đất nước ngành y tế không phát triển,cơ sở vật chất, trang bị và cả đội ngũ y bác sĩ không đủ về số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước, quá trình chuyển đổi này có ảnh hưởng trực tiếp đến ngành y tế tạo ra mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về mặt y đức với mặt trái của cơ chế thị trường cùng với những nguyện vọng được chăm sóc sức khỏe có chất lượng cao.

Cơ chế thị trường luôn kích thích tăng trưởng kinh tế và đi liền với nó là giải quyết các vấn đề xã hội. Kinh tế thị trường càng văn minh thì tính nhân đạo của nó càng tăng lên, sự phục vụ lợi ích của con người càng có điều kiện thực hiện. Nước ta hiện nay, kinh tế thị trường đang kích thích mọi tiềm năng của đất nước, huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư, mở mang mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có ngành y tế. Nhiều nguồn lực được khởi động và khai thác kể cả về mặt trí tuệ khoa học cũng như nguồn vốn, cả lao động trí óc cũng như lao động chân tay. Chính cơ chế thị trường đã tạo ra được lớp người mới có khẳ năng nghiên cứu khoa học, đưa những thành tựu khoa học mới vào cuộc sống một cách cụ thể hữu ích và hiệu quả kinh tế hơn. Cơ chế thị trường tạo ra một lớp người lao động trẻ có năng lực, có kiến thức, nhạy bén và có quyết tâm làm giàu cho mình, làm lợi cho đất nước bằng chính tài năng của mình. Ở đây có sự thống nhất về lợi ích nhà nước, tập thể và cá nhân.

Dưới sự tác động của cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tích cực thúc đẩy sự phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cũng còn có tác động tiêu cực khá lớn. Nếu như mặt tích cực là lợi nhuận là động lực và tự nó tạo ra động lực kích thích các chủ thể kinh tế nói chung và từng cá nhân hoạt động có hiệu quả. Nhưng không có cơ chế quản lý thích hợp nhằm hạn chế tiêu cực như tuyệt đối hóa lợi nhuận, xuất hiện hiện tượng lừa đảo, hám lợi bằng mọi giá, chạy theo đồng tiền bất chấp pháp luật, bất chấp cả tình người và đạo lý. Đó là mặt trái, nhược điểm lớn nhất của cơ chế thị trường.

Là một lĩnh vực hoạt động của xã hội ngành y tế cũng không nằm ngoài sự vận hành của cơ chế thị trường cả mặt tích cực lẫn mặt tiêu cực. Những tác động tiêu cực ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề giữ gìn đạo đức, phẩm chất của người thầy thuốc. Khi mà đồng tiền được đặt ra giữa thầy thuốc và bệnh nhân thì mọi tính toán chỉ làm giảm sự kính trọng của nhân dân với thầy thuốc. Đội ngũ thầy thuốc đời sống khó khăn, lương của thầy thuốc không đủ chi phí tối thiểu cho cuộc sống. Vì vậy, cơ chế thị trường đã làm không ít thầy thuốc bị xói mòn lương tâm, chạy theo lợi nhuận mà quên mất đạo đức người thầy thuốc. Cụ thể, trong ngành y tế vì chạy theo lợi nhuận mà xảy ra hiện tượng sản xuất thuốc kém chất lượng, buôn bán thuốc giả, v.v….

Y đức giảm sút là vấn đề nhức nhối của toàn ngành y tế, dư luận xã hội không đồng tình, nhất là ở một số bệnh viện. Đó là hiện tượng móc nối lập đường dây ngầm để lôi kéo bệnh nhân, moi tiền của người bệnh…Trong sự điều tiết của kinh tế thị trường, khi thầy thuốc không giữ được lương tâm nghề nghiệp, không giữ được lời thề trước khi tốt nghiệp ra trường thì họ xử sự với bệnh nhân theo kiểu trao đổi mua bán. Họ coi đồng tiền là mục tiêu của công việc, cao hơn tất cả bán rẻ lương tâm nghề nghiệp.

Do vậy, để giúp sinh viên tránh được những tác động tiêu cực, thì trước hết chúng ta phải ý thức được quá trình giáo dục y đức ngay từ khi các em còn trên ghế nhà trường, đã phải giáo dục về ý thức, trách nhiệm nghề

nghiệp, lòng yêu thương con người…muốn đạt được hiệu quả thì cần có sự giáo dục đồng bộ giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Đây được coi là công việc chung của mọi người, nhằm giúp sinh viên có bản lĩnh chính trị, vững vàng trước mọi cám dỗ của xã hội. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo trong việc hình thành và phát triển nhân cách, song không nên tuyệt đối hóa vai trò giáo dục. Giáo dục gắn liền với việc tự giáo dục, tự rèn luyện, tự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân.

Giáo dục nhà trường với việc hình thành y đức cho sinh viên

Trong các nhà trường đào tạo về y, cũng như các cơ sở đào tạo y bác sỹ hiện nay luôn luôn coi trọng và quán triệt sâu sắc toàn diện việc giáo dục y đức cho đội ngũ y, bác sĩ, coi giáo dục y đức là nhiệm vụ quan trọng bên cạnh giáo dục chuyên môn. Việc giáo dục y đức cho sinh viên nhằm giúp các em có được những hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức người thầy thuốc trong các mối quan hệ với bệnh nhân, với đồng nghiệp….Từ việc thực hiện chuẩn mực y đức nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người nói chung, y đức nghề nghiệp nói riêng, là nền tảng cơ bản để hình thành ý thức đạo đức, tình cảm đạo đức và thói quen đạo đức, nguyên tắc đạo đức xã hội chủ nghĩa.

Trong quá trình giáo dục tại các nhà trường đào tạo về y, ngoài nội dung giáo dục về chuyên môn nghiệp vụ, hầu hết nhà trường đều có giáo dục về y đức người thầy thuốc. Nội dung giáo dục tùy vào từng trường về sách và tài liệu phục vụ cho quá trình giảng dạy có thể do nhà trường tự biên soạn, hình thức dạy đều là lồng nghép với các môn học khác như kết hợp với môn Đạo đức học hay môn tâm lý y đức và tổ chức y tế. Qua đó sinh viên đã được học về vấn đề cơ bản về y đức người thầy thuốc, lịch sử ngành y tế, các khái niệm, phạm trù y đức, chuẩn mực đạo đức người thầy thuốc…Ngoài ra sinh viên được tham gia học tập thông qua nhiều hình thức khác như đi thực tập, thực tế lâm sàng ngoài bệnh viện, học thực hành qua mô hình.

Đặc biệt đối với quá trình giáo dục về ngành y, đòi hỏi có sự đầu tư lớn về cơ sỏ vật chất, phục vụ cho các sinh viên có cơ hội được thực hành qua các mô hình hỗ trợ cho quá trình giảng dạy, các phòng thực hành, dụng cụ hóa chất..Tất cả những nội dung, hình thức giáo dục, phương pháp giáo dục, điều kiện về cơ sở vật chất, con người đều ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục. Từ nhận thức về vai trò của quá trình giáo dục y đức cho sinh viên ngành y, nhà trường chú trọng đầu tư cho quá trình giáo dục để sinh viên có điều kiện tốt nhất trong học tập, phấn đấu trở thành người thầy thuốc vừa có đức vừa có tài, phục vụ cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực tế chúng ta thấy có rất nhiều thầy thuốc để lại những tấm gương sáng cho sinh viên học tập và noi theo qua nhiều thế hệ. Hiên nay, những thế hệ sinh viên luôn không ngừng nỗ lực cố gắng rèn đức, luyện tài để trở thành trụ cột của nước nhà chủ nhân tương lai của đất nước.

Tác động của giáo dục gia đình, trường phổ thông, trường đại học đối với việc hình thành y đức sinh viên.

Gia đình: là nơi dạy đầu tiên về đạo đức cho mỗi công dân, ngay từ lúc mới ra đời. Gia đình nề nếp, có giáo dục là những bài học đạo đức đầu tiên đứa trẻ được học.

Việc giáo dục gia đình đóng vai trò là nền tảng, cơ sở của việc hình thành đạo đức. Đạo đức gia đình luôn luôn gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến con em mình. Gia đình còn có sự định hướng, điều chỉnh và phát triển cho con em mình noi theo đứng các chuẩn mực giá trị xã hội, góp phần định hướng đúng nhân cách cho con em mình. Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc là cơ sở để xây dựng xã hội tốt đẹp.

Trường phổ thông: Đạo đức được dạy từ năm đầu tiên đi học (lớp 1) cho đến hết lớp 12. Nhà trường phổ thông rất quan tâm đến rèn luyện đạo đức chung cho học sinh để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt của

xã hội. Giáo dục trong nhà trường phổ thông có tác dụng to lớn đối với việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ đang lớn lên thành những con người mới xã hội chủ nghĩa. Mặc dù, giáo dục trong nhà trường phổ thông chỉ là bước đầu, nhưng là bước đầu cơ bản, trọng yếu và quyết định.

Trường Đại học, Cao đẳng: là nơi dạy đạo đức nghề nghiệp. Sinh viên của các trường Y cần được học y đức trong chương trình đào tạo. Sinh viên được học tập và rèn luyện y đức dựa trên nền tảng đạo đức nói chung mà họ có được từ gia đình và từ nhà trường phổ thông.

Như vậy, để sinh viên ngành y có được y đức là một quá trình rèn luyện liên tục xuất phát từ gia đình, trường học phổ thông và môi trường đại học, cao đẳng là nơi giáo dục đạo đức nghề nghiệp, nếu quá trình trên được tiến hành đồng bộ, nhất quán, chắc chắn chúng ta sẽ có những công dân tốt không chỉ có đạo đức mà còn giỏi về chuyên môn, năng lực. Đặc biệt hơn, nghề y là nghề đặc biệt, đòi hỏi y đức phải gắn với y thuật. Đây là điều quan trọng ở mỗi thầy thuốc, những người luôn hi sinh thầm lặng vì sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân.

Tiểu kết chương 1

Đạo đức với tính cách là một hình thái ý thức xã hội, là phạm trù có tính nhân văn và tính xã hội sâu sắc chính vì vậy nó luôn luôn có sự thay đổi tùy theo sự thay đổi của tồn tại xã hội. Hơn nữa việc đánh giá nó chỉ có thể định tính, chứ không thể định lượng được, vì vậy việc xác định cái xấu, cái tốt, cái thiện cái ác nhiều khi rất khó khăn. Cái đó còn tùy theo thời điểm lịch sử khác nhau.

Ngày nay, đất nước ta đang trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, cùng với đó kéo theo mọi sự thay đổi không chỉ ở phương diện kinh tế, mà kéo theo cả sự thay đổi về đạo đức con người. Là phạm trù thuộc về đạo đức, y đức người thầy thuốc cũng chịu nhiều sức ép. Đặc biệt, sự tác động từ mặt

trái của nền kinh tế thị trường làm cho y đức người thầy thuốc bị giảm sút nghiêm trọng, đi ngược với thang đạo đức truyền thống nói chung và đạo đức nghề y nói riêng. Vì vậy, vấn đề giáo dục y đức cho sinh viên ngành y là vấn đề cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Để phát huy những giá trị đạo đức thống trong ngành đòi hỏi sự chung tay của cả xã hội. Mà nhiệm vụ đầu tiên thuộc về nhà trường, nơi rèn rũa những người bác sĩ tương lai của đất nước, vì nghề y là nghề đặc biệt. Từ nhận thức như vậy, trong chương đầu luận văn đã bước đầu chỉ ra được khái niệm y đức, giáo dục y đức, hình thức, nội dung giáo dục y đức và sự cần thiết cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình giáo dục y đức cho sinh viên ngành y. Đây cũng là cơ sỏ để luận văn tiếp tục chỉ ra thực trạng và giải pháp của quá trình giáo dục y đức qua khảo sát tại trường Cao đẳng Y tế Phú Thọ.

Chương 2

GIÁO DỤC Y ĐỨC CHO SINH VIÊN NGÀNH Y

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giáo dục y đức cho sinh viên ngành y (qua khảo sát trường cao đẳng y tế phú thọ) (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)