mục đích, bản chất cách mạng và khoa học
Tư tưởng Hồ Chí Minh với tính cách là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Trong hệ thống đó, dịng chủ lưu,
trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng của Người là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tư tưởng của Người cũng chính là học thuyết về giải phóng dân tộc, đưa dân tộc phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội và cuối cùng là chủ nghĩa cộng sản. Tư tưởng đó chỉ đạo, định hướng hoạt động cách mạng và thể hiện nhất quán trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, với một khát vọng và hồi bão lớn lao là phấn đấu độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.
Để thực hiện được ước mơ hoài bão, mà trước hết là khát vọng giải phóng dân tộc và nhân dân, Hồ Chí Minh đã dấn thân vào cuộc đời hoạt động cách mạng, từ những nhận thức ban đầu về chính trị, về nỗi thống khổ của dân, của nước mình, đã đưa Người ra đi tìm đường cứu nước. Trên hành trình đó, Hồ Chí Minh đã nếm trải biết bao khó khăn, gian khổ, từ những trải nghiệm thực tiễn và nghiên cứu lý luận đã giúp Hồ Chí Minh nhận thấy rằng: “Làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ. Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang” [76, tr.601]. Vì vậy, đạo đức trở thành cái căn bản của người cách mạng: “Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân. Vì muốn giải phóng cho dân tộc, giải phóng cho lồi người là một cơng việc to tát, mà tự mình khơng có đạo đức, khơng có căn bản, tự mình đã hủ hố, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì?” [70, tr.292,293].
Như vậy, làm cách mạng thì phải có đạo đức, đó là điều được Hồ Chí Minh nhận ra từ rất sớm, là vấn đề đặt ra đầu tiên đối với người cách mạng, đạo đức đó khơng phải trang hồng tơ điểm cho cá nhân, mà đó là đạo đức phụng sự, đạo đức dấn thân, là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại với khát vọng giải phóng dân tộc, nhân dân và mưu hạnh phúc cho con người, chứ đó khơng
phải là thứ đạo đức với lối thuyết giáo sng, nói mà khơng làm. Chính từ u cầu đó, Hồ Chí Minh đã hình thành nên một hệ thống quan điểm của mình về đạo đức - tức là tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức. Người không ham muốn trở thành một nhà lý luận về đạo đức, mà chính u cầu từ thực tiễn, từ cơng tác tuyên truyền, công tác đào tạo cán bộ cho cách mạng, để đảm bảo cách mạng thắng lợi đã đặt ra yêu cầu cần phải giáo dục đạo đức cho mọi người, trước hết là cán bộ, đảng viên.
Hồ Chí Minh khơng chỉ bàn nhiều về đạo đức, mà Người cịn là một tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực để mọi người học tập, noi theo. Bởi vì cách mạng cần có những tấm gương, cần có sự thuyết phục người khác bằng tấm gương. Hồ Chí Minh suốt đời nêu gương về đạo đức vì chính từ sâu trong tâm khảm, Người đã mang một khát vọng lớn và cao cả mà chính lịch sử đã trao cho, và muốn thực hiện được nó thì phải có cái chí khí “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”, phải có đạo đức cách mạng. Cả cuộc đời Hồ Chí Minh là cả cuộc đời nêu gương về đạo đức, thực hành đạo đức cách mạng, tạo nên sự thống nhất chặt chẽ giữa tư tưởng và tấm gương đạo đức của Người, mà cái cốt lõi là sự phấn đấu, hi sinh suốt đời cho Đảng, cho cách mạng, cho Tổ quốc và nhân dân, là thực hành cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã góp phần thức tỉnh lương tâm, lương tri của con người Việt Nam và nhân loại tiến bộ trên thế giới và đã tạo ra được một sức mạnh thần kỳ trong thực tiễn, có tác dụng lớn lao đối với việc quy tụ và phát huy sức mạnh của dân tộc. Đạo đức Hồ Chí Minh, rõ ràng là đạo đức hành động, đạo đức để thực hiện mục tiêu cách mạng cao cả, và những ai suốt đời theo đuổi, cống hiến cho sự nghiệp đó thì người đó là người có đạo đức cao thượng nhất, “có gì sung sướng vẻ vang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng lồi người” [76, tr. 612].
Chính trong q trình kết hợp lý luận với thực tiễn, quá trình thực hành tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh đã hình thành nên một phong cách độc đáo, làm nên sự vĩ đại của con người Hồ Chí Minh. Nói đến phong cách tức là nói đến những nét riêng có tính hệ thống, ổn định của một người hoặc một lớp người, tạo thành các giá trị xã hội trong tất cả các mặt hoạt động. Phong cánh Hồ Chí Minh là hình ảnh phản chiếu trung thực tư tưởng, đạo đức, cuộc đời Hồ Chí Minh, mà cuộc đời đó chính là cuộc đời đấu tranh khơng mệt mỏi cho lý tưởng cách mạng, cuộc đời đó biểu hiện một cách nhất quán trong suốt tháng năm hoạt động không mệt mỏi của Người, từ những việc nhỏ tới việc lớn, từ cuộc sống đời thường tới những hoạt động chính trị, từ phạm vi quốc gia tới quốc tế. Quá trình thực hiện “ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [69, tr.187], “xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới” [80, tr.624], nên Hồ Chí Minh đã hiến đời mình cho dân tộc, cho nhân dân, cho Tổ quốc. Với Người, độc lập cho Tổ quốc, tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho đồng bào là tất cả những gì phải phấn đấu để đạt được. Đó cũng chính là những giá trị cơ bản nhất của cuộc sống con người và xã hội. Cả đời Hồ Chí Minh sống vì lẽ đó, đã đấu tranh khơng mệt mỏi, hi sinh hạnh phúc riêng tư cho lý tưởng cách mạng và những giá trị cao quý đó.
Hồ Chí Minh thường căn dặn những người cách mạng phải giữ chủ nghĩa cho vững, ít lịng ham muốn về vật chất. Cuộc đời của Người cũng là một minh chứng hùng hồn cho điều đó. Người cặn dặn sống với nhau phải có tình có nghĩa, có tình đồng chí thương u lẫn nhau. Cuộc đời Người đã thể hiện chân thực và cảm động đạo lý làm người đó. Đó là con người Hồ Chí Minh, là văn hóa Hồ Chí Minh trong ứng xử với con người, thể hiện sự tồn vẹn, trong sáng, cao q của lịng khoan dung nhân ái, của sự thủy chung với người, với đời một cách “tự nhiên như nhiên”. Người nhắn nhủ, con người phải có bốn đức: Cần,
Kiệm, Liêm, Chính, cũng như trời có bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng, đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc, và không thể thiếu một đức nào cả, vì thiếu một đức thì khơng thành người. Chính trị đối với Người là phải đoàn kết, phải thanh khiết từ việc nhỏ tới việc to. Suốt đời, Hồ Chí Minh đã thực hành và giáo dục, động viên mọi người thực hành theo hệ giá trị đó. Người miệt mài hoạt động, học tập, tranh đấu, thương yêu, vì con người để giải phóng con người, trả lại cho con người, cho các dân tộc những giá trị chân chính mà họ được hưởng, như những điều mà tạo hóa ban cho họ. Đó là những nét đẹp, là giá trị cao quý của Hồ Chí Minh, của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh.
Như vậy, dù xét ở góc độ nào thì Hồ Chí Minh vẫn là nhà cách mạng chân chính, nhà yêu nước chân chính, nhà nhân văn cao cả, một người xứng đáng đứng bên cạnh những vĩ nhân chói sáng nhất của nhân loại dù xét riêng ở tư tưởng, đạo đức hay phong cách, nhưng nếu xét ở góc độ tổng hợp thì vị trí của Hồ Chí Minh cịn cao hơn nhiều. Tư tưởng Hồ Chí Minh xét về bản chất vẫn thuộc hệ tư tưởng Mác - Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp cơng nhân. Đạo đức Hồ Chí Minh là điển hình của đạo đức cách mạng, đạo đức mới, và cũng là đạo đức mang bản chất giai cấp cơng nhân. Phong cách Hồ Chí Minh là sự tiếp nối, đồng thời là sự biểu hiện sống động, phát triển phong cách mácxít - lêninít. Tuy nhiên, đó là xét về bản chất, cịn Hồ Chí Minh là con người đã thuộc về nhân loại, những giá trị chân chính mà Người để lại là những giá trị có tính tồn nhân loại chứ khơng riêng gì của giai cấp hay dân tộc.
Nhìn nhận một cách tổng quát chúng ta thấy rằng tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất ở mục tiêu cách mạng cao cả của Người là Độc lập - Tự do - Hạnh phúc, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Đó cũng là một biểu hiện rõ nét cho sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, nói và làm, tri với hành ở Hồ Chí Minh, tạo thành những giá trị khách quan mà ai cũng có thể lĩnh hội, vận dụng vào cuộc sống tùy theo lĩnh vực hoạt động, ngành nghề, lứa tuổi, giới tính...