Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thể hiện sáng ngời nhân cách Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Đề tài Sự thống nhất giữa tư tưởng, đạo đức và phong cách HCM (Trang 42 - 47)

ngời nhân cách Hồ Chí Minh

Với hơn nửa thế kỷ hoạt động cách mạng, di sản Hồ Chí Minh rất phong phú, nhìn nhận về Hồ Chí Minh cũng phải đa diện, nhiều chiều, nhiều khía cạnh mới có thể thấy hết được những đóng góp, sức lan tỏa của Hồ Chí Minh. Trong đó, tư tưởng Hồ Chí Minh - đạo đức Hồ Chí Minh - phong cách Hồ Chí Minh là một lơgíc nhất quán với sự phát triển nội tại, thể hiện hồn chỉnh con người Hồ Chí Minh: một nhà tư tưởng kiệt xuất, một tấm gương thực hành đạo đức mẫu mực, và một phong cách độc đáo mà rất mực thước. Đó vừa là sự phản ánh trung thực cuộc đời sự nghiệp của Người lại vừa thể hiện sinh động tư tưởng, đạo đức, trí tuệ, lối sống, nhân cách Hồ Chí Minh tồn vẹn và nhất qn.

Tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện bình diện Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng, một người bằng những đóng góp lý luận kiệt xuất của mình đã làm cho tư tưởng truyền thống dân tộc phát triển lên một bước mới về chất, đã bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin trong thời đại mới, đồng thời làm phong phú cho kho tàng tư tưởng, lý luận của nhân loại về nhiều phương diện. Đó là ngọn cờ dẫn dắt dân tộc và nhân dân ta trên con đường đấu tranh cách mạng, để đi tới thắng lợi cuối cùng, là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn đối với nhân dân cần lao, các dân tộc bị áp bức bóc lột trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng mình.

Tuy nhiên, lịch sử nhân loại đã cho chúng ta thấy, nhà tư tưởng không đồng nghĩa với nhà đạo đức, và người luận thuyết về đạo đức không hẳn là người thực hành đạo đức đó, thậm chí những việc họ làm lại trái ngược với

đạo đức mà họ đã nói và viết. Nhưng ở Hồ Chí Minh thì hồn tồn khác, chính đạo đức Hồ Chí Minh giúp cho chúng ta nhìn nhận đầy đủ hơn, tồn vẹn hơn con người Hồ Chí Minh. Người là một nhà lý luận và thực hành đạo đức cách mạng chân chính, thậm chí thực hành đạo đức cịn nhiều và sâu sắc hơn tư tưởng đạo đức mà Người đã nói và viết. Người khơng chỉ để lại một hệ thống quan điểm về đạo đức mà còn là một tấm gương, một hình mẫu sáng ngời về thực hành đạo đức cách mạng, về sự nhất quán giữa tư tưởng và hành động, sự thống nhất giữa đạo đức với chính trị, đạo đức với tài năng, giữa nói và làm, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Những yêu cầu đạo đức mà Người nêu ra cho cán bộ, đảng viên thực hiện, thì chính Người là tấm gương mẫu mực về thực hành trước nhất, nhiều nhất. Hồ Chí Minh thực sự là con người đạt đến đức “Nhân”, thành “Nhân”, tỏa sáng như ngôi sao Bắc Đẩu quy tụ xung quanh mình những ngơi sao khác.

Phong cách có quan hệ rất mật thiết khơng những với tư tưởng, mà cịn với đạo đức. Cũng vì thế, nhiều khi khó có thể phân biệt phân biệt rạch ròi đạo đức với tác phong, thậm chí nhiều lúc giữa chúng có sự đồng nhất với nhau ở các khía cạnh nhất định. Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư là những phẩm chất đạo đức chủ yếu của Hồ Chí Minh, đồng thời cũng là những phẩm chất mà Người thường xuyên giáo dục cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đạo đức theo Hồ Chí Minh được thể hiện ở ba khía cạnh chủ yếu là với tự mình, với việc và với người khác. Chỉ có thể đánh giá chính xác phẩm chất đạo đức của mỗi người thông qua hành vi đạo đức của người đó, tức là qua diễn đạt, làm việc, ứng xử và sinh hoạt. Phong cách Hồ Chí Minh với tư cách là những nét riêng, có tính hệ thống, ổn định của Hồ Chí Minh trong các hoạt động tạo thành những giá trị, bởi vậy nó mang tính bền vững, ổn định, nhất quán, là cái lắng đọng trong cuộc đời của Người, nên thơng qua phong cách Hồ Chí Minh chúng ta vừa có thể nhận thức rõ đạo đức của Người, vừa thấy được những khía cạnh khác khơng thuộc phạm trù đạo đức, giúp chúng ta có cái nhìm bao qt, đầy đủ, sâu sắc về con người Hồ Chí Minh.

Qua phong cách Hồ Chí Minh, chúng ta có thể hiểu được tư tưởng và đạo đức của Người; đồng thời, từ tư tưởng, đạo đức hay phong cách chúng ta đều có thể thấu hiểu và cảm nhận được các yếu tố khác nữa. Không thể chỉ đơn thuần từ tư tưởng hay đạo đức hoặc phong cách mà chúng ta có thể xét đốn tồn bộ phần cịn lại của một con người và với Hồ Chí Minh cũng vậy. Chỉ có thơng qua nhìn nhận tổng thể, nhiều chiều, nhiều khía cạnh trong tính tổng hợp khơng thể tách rời, chúng ta mới có thể hiểu được Hồ Chí Minh, thấy rõ được con người Hồ Chí Minh trên các phương diện.

Trong suốt cuộc hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh đã lấy nguyện vọng, ham muốn của nhân dân, dân tộc và rộng hơn nữa là của nhân loại cần lao làm nguyện vọng và ham muốn cao nhất của mình, lấy cái tâm của quần chúng làm cái tâm của mình. Khơng thể nói u nước mà lại khơng u dân, thương dân, khơng thể nói hành thiện mà lại khơng u người, thương người, giải phóng con người. Chính sự ham muốn tột bậc đó thể hiện chiều sâu văn hóa lịch sử của Hồ Chí Minh, tốt lên được cái bản chất của tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, nó gần gũi với nhận thức và suy nghĩ của nhân dân, có sức lan tỏa và tác động sâu sắc đến đời sống xã hội. Người luôn trăn trở, suy tư, hành động để lo cho dân, cho nước, từ những việc nhỏ đến việc lớn. Người rất day dứt khi nước nhà chưa được thống nhất, khi nhân dân miền Nam vẫn còn chịu nhiều khổ đau dưới ách thống trị, bóc lột của đế quốc Mỹ và tay sai. Người cũng thấy mình chưa làm trịn bổn phận, có lỗi với đồng chí, đồng bào khi nhân dân cịn đói, rét, dốt, bệnh tật… Người đã bộc bạch với một nhà báo nước ngồi: “Tơi hiến cả đời tôi cho dân tộc tơi… Mỗi người, mỗi gia đình đều có một nỗi đau khổ riêng và gộp cả những nỗi đau khổ riêng của mỗi người, mỗi gia đình lại thì thành nỗi đau khổ của tơi” [80, tr.674].

Cũng chính bởi mình chưa làm tròn nhiệm vụ với dân, với nước nên Người từ chối mọi danh hiệu cao quý dành cho cá nhân. Người tiếc nuối một điều rằng không được phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân nhiều hơn nữa, lâu hơn nữa:

“Suốt đời tơi hết lịng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân. Nay dù phải từ biệt thế giới này, tơi khơng có điều gì phải hối hận, chỉ tiếc là tiếc rằng khơng được phục vụ lâu hơn nữa, nhiều hơn nữa” [80, tr. 623].

Như vậy, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đã làm nên một chỉnh thể thống nhất tồn vẹn về con người Hồ Chí Minh. Khi nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh phải nói đến đạo đức Hồ Chí Minh, khơng phải chỉ vì trong đạo đức Hồ Chí Minh có tư tưởng đạo đức của Người, mà quan trọng hơn là tư tưởng của Hồ Chí Minh được Người thực hành trong thực tiễn và trở thành một tấm gương đạo đức mẫu mực. Và nói đến tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh thì cũng phải nói đến phong cách Hồ Chí Minh, bởi phong cách Hồ Chí Minh là nơi chưng đúc hồn chỉnh tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong đó, trở thành nét đặc sắc riêng của Người. Thơng qua phong cách Hồ Chí Minh, sẽ thấy được một phần quan trọng của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, sẽ hiểu được tư tưởng, đạo đức và tấm gương đạo đức của Người. Bởi vì, ở Hồ Chí Minh lý luận và thực tiễn ln gắn kết chặt chẽ với nhau, nói đi đơi với làm, thậm chí làm nhiều hơn nói, và cao hơn nữa là làm mà khơng nói. Ở đó phảng phất phong thái của các bậc hiện triết Á Đông. Bởi vậy, nghiên cứu đánh, giá tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh phải thấy được chiều sâu của của vấn đề ở góc độ “ý tại ngơn ngoại”, “hành bất ngơn chi giáo”, nghiên cứu phong cách Hồ Chí Minh lại càng là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng để hiểu thấu về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

Phong cách Hồ Chí Minh thể hiện tầm vóc của tư tưởng và đặc tính của tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh. Nói phong cách thể hiện tầm vóc tư tưởng, đạo đức điều đó có nghĩa rằng chính tư tưởng, đạo đức là kim chỉ nam định hướng cho hành động thực tiễn, tư tưởng lớn, đạo đức cao cả, mới có hành động lớn và vĩ đại, tư tưởng càng chín chắn thì hoạt động thực tiễn càng chính xác và độ thành cơng càng cao. Nói phong cách thể hiện đặc tính của tư tưởng, đạo đức có nghĩa là tính chất, sắc thái, mức độ, tính ổn định trong hành động là do trình độ của tư tưởng, đạo đức chi phối.

Thơng qua phong thái, cử chỉ, điệu bộ và lời nói của Hồ Chí Minh, ngay từ rất sớm đã được nhà báo Liên Xơ Ơxíp Manđenxtam nhận thức và dự báo: “Dáng dấp của con người đang ngồi trước mặt tôi đây, Nguyễn Ái Quốc, cũng đang toả ra một cái gì thật lịch thiệp và tế nhị… Từ Nguyễn Ái Quốc đã toả ra một thứ văn hố, khơng phải văn hố Âu châu, mà có lẽ là một nền văn hố tương lai… Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc, chúng ta như nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mơng của tình hữu ái tồn thế giới” [66, tr. 462].

** * * *

Sự thống nhất giữa tư tưởng, đạo đức với phong cách Hồ Chí Minh là sự thống nhất về nội dung và bản chất cách mạng, khoa học. Sự thống nhất chặt chẽ nhưng không đồng nhất, không ngang bằng nhau, biểu hiện ở từng cấp độ nhất định và xu hướng của sự phát triển. Trong đó, tư tưởng là những biểu hiện của nhận thức trong tư duy của Hồ Chí Minh dựa trên những dự báo, dự tính khoa học trên cơ sở lí luận và thực tiễn, được biểu hiện trong thực tiễn xã hội, nó mang giá trị ổn định, bền vững; đạo đức Hồ Chí Minh là những giá trị, quy tắc xã hội đã được cộng đồng ghi nhận, thừa nhận, trờ thành những quy tắc ứng xử chung nhất dựa trên cơ sở tự giác tuân thủ và tự giác thực hiện, có tác dụng điều chỉnh hành vì của con người, của cộng đồng xã hội; phong cách Hồ Chí Minh chính là sự phát triển cao của tư tưởng và đạo đức, được biểu hiện và xuất hiện lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành những giá trị ổn định, bền vững trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Chương 2

Một phần của tài liệu Đề tài Sự thống nhất giữa tư tưởng, đạo đức và phong cách HCM (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w