sự vận động nội tại, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn
Là một vĩ nhân có tầm ảnh hưởng rộng lớn, Hồ Chí Minh đã trở thành một nhân vật được nghiên cứu rất nhiều ở cả trong nước và ngồi nước. Trong đó, một số người cho rằng Hồ Chí Minh chỉ là người hoạt động thực tiễn có tài, người thực hành khơng ai bì kịp chứ khơng phải là nhà lý luận. Ngay cả những nhà nghiên cứu rất có cảm tình với Hồ Chí Minh như Jean Lacouture cũng cho rằng: “Vị lãnh tụ của Việt Nam không tỏ ra là một nhà lý luận và hình như ít chú ý về mặt này, thậm chí cịn tỏ ra khó chịu hoặc coi thường những cuộc tranh luận về chủ nghĩa…”. Đọc các tác phẩm của Hồ Chí Minh, ơng đưa ra nhận xét: Khơng thấy những tiểu luận dài có tính lý luận khái quát mà chỉ thấy một chuỗi nghiên cứu chính trị cụ thể, những bài khái lược, những bản báo cáo khả dĩ cho chúng ta thấy một sự quan tâm thường xuyên nhằm thâm nhập thời cuộc… Từ đó, ơng cho rằng “sự nghiệp kỳ lạ của Cụ Hồ không ở chiều độ tư tưởng của nó… Cụ chỉ là một “người điều khiển kỳ tài”, một “người khéo tay thiên tài”. Ơng cịn gọi Cụ Hồ là “người cộng sản cấu trúc”, vì đã dành cả cuộc đời của mình để “xây đắp, nhào nặn, tạo dựng phong trào” [96, tr.20].
Tuy nhiên, nghiên cứu tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hay nói cách khác nghiên cứu một cách tồn diện con người và di sản Hồ Chí Minh, chúng ta thấy rằng ở Hồ Chí Minh tư duy lý luận và hành động kết hợp một cách nhuần nhuyễn với nhau, lý luận luôn đi cùng thực tiễn, lý luận kết tinh thực tiễn ở trong nó, và thực tiễn có sự chỉ đạo của lý luận. Nói cách khác, đó là lý luận hóa thực tiễn và thực tiễn hóa lý luận. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn không chỉ đơn thuần thể hiện ở tư tưởng Hồ Chí Minh mà chúng ta thấy ở cả đạo đức và phong cách của Người, nó đã trở thành nét nhất quán trong con người Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh vừa coi trọng lý luận, vừa coi trọng thực tiễn, vì Người nhận thấy mối quan hệ của chúng là khơng thể tách rời. Đó là vịng xốy giữa hai yếu tố, ln tương hỗ, tác động với nhau, làm cho nhau ngày càng hoàn thiện, đảm bảo cho lý luận không trở thành lý luận suông và thực tiễn không phải là thực tiễn mù qng. Ở Hồ Chí Minh lý luận đã có thực tiễn, và trong thực tiễn đã có lý luận, sự thống nhất biện chứng ln được thể hiện rõ nét trong tư tưởng, trong đạo đức và trong phong cách của Người.
Như Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính. Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong cơng việc thực tế” [70, tr.273]. Bởi vậy, khơng có lý luận thì sẽ lúng túng như nhắm mắt mà đi. Có kinh nghiệm mà khơng có lý luận thì cũng như một mắt sáng một mắt mờ, lý luận phải áp dụng vào thực tế, không áp dụng vào thực tế là lý luận sng. Cho dù có xem được hàng ngàn, hàng vạn quyển sách mà khơng biết đem ra thực hành, thì chẳng khác nào cái hịm đựng sách. Người khẳng định: “Lý luận cũng như cái tên (hoặc viên đạn). Thực hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà khơng bắn, hoặc bắn lung tung, cũng như khơng có tên” [70, tr.275].
Trong đạo đức, chúng ta thấy Hồ Chí Minh có rất nhiều ý kiến đánh giá về người, về việc và có cả những bộc bạch cá nhân. Đó đều là những lời tâm huyết của một con người cách mạng chân chính, dù là sự biểu dương, khen ngợi hay là sự phê bình, nhắc nhở, dù là những lời phân tích phải, trái, đúng, sai hay là những lời khuyên trong cuộc sống…Hồ Chí Minh làm việc này rất thường xuyên, như những người làm vườn cần mẫn, vun trồng cây cối hàng ngày. Đạo đức Hồ Chí Minh khơng cao xa mà rất gần gũi với con người Việt Nam, đạo đức đó thiết thực như cơm ăn, nước uống hàng ngày, mà mỗi người có thể lĩnh hội và làm theo từ những việc nhỏ nhất. Đạo đức của Người đã
định hướng cho chúng ta vươn tới cái Chân, Thiện, Mỹ của cuộc sống. Đó là những vấn đề đạo đức mà Người rút ra từ cuộc đời thực của con người và xã hội Việt Nam, khái quát thành tư tưởng, lý luận đạo đức dân tộc và nhân loại để rồi từ đó trở lại cải tạo con người, làm biến đổi hiện thực xã hội mà trước hết là hiện thực đạo đức.
Người chỉ rõ đạo đức khơng phải ở lời nói mà ở việc làm, ở trong hành động, và chỉ thơng qua hành động mới có thể đánh giá đạo đức một cách rõ nét nhất, cho nên trong vấn đề đạo đức, thì “một tấm gương sống cịn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” [66, tr.284]. Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức hành động, khơng phải đạo đức chung chung mà có sự gắn kết giữa cái chung và riêng, cái bao quát và cụ thể rất cụ thể, gắn liền và phù hợp với từng người, từng giai cấp, tầng lớp, lứa tuổi, giới tính, gắn với từng điều kiện hồn cảnh cụ thể. Nói cách khác, đạo đức Hồ Chí Minh bao quát với mọi đối tượng; thể hiện trên mọi lĩnh vực hoạt động của con người; trên mọi phạm vi từ hẹp đến rộng, từ gia đình đến xã hội, từ giai cấp đến dân tộc, quốc gia và quốc tế, thể hiện trong cả ba mối quan hệ chủ yếu: với mình, với việc và với người.
Trong phong cách chúng ta thấy rằng, Hồ Chí Minh là một người ln thể hiện cái “hành mực thước”, nói đi đơi với làm, nói ít làm nhiều, thậm chí làm mà khơng nói, nhất qn trước sau, nhất quán với tư tưởng và đạo đức. Suốt q trình hoạt động cách mạng, Người ln thể hiện một lề lối, cung cách, cách thức, phong thái, phong độ và phẩm cách của mình một cách độc đáo và ổn định. Phong cách Hồ Chí Minh chính là sự hội tụ, lắng đọng trong thực tiễn của tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh, và như vậy cũng có nghĩa phong cách Hồ Chí Minh thể hiện rất sâu sắc sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Phong cách Hồ Chí Minh là phong cách của một lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chiến sĩ cách mạng lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, một nhà văn hóa kiệt xuất, đó cũng là “phong cách của một nhà chính trị già dặn, một nhà ngoại giao từng trải, một trí thức uyên bác,
một nhà nho sâu sắc của xứ Nghệ, một hiền triết “đại trí, đại nhân, đại dũng”. Nhưng bên cạnh đó, chúng ta lại có thể tìm thấy ở Hồ Chí Minh phong cách của một người bình thường như nơng dân trên đồng ruộng, cơng nhân trong nhà máy, như ông Ké ở Việt Bắc, như người cha, người bác trong gia đình mà mọi người đều cảm thấy gần gũi” [55, tr.158]. Bởi vậy có thể nói, phong cách Hồ Chí Minh cao mà không xa, mới mà không lạ, soi sáng mà khơng chống ngợp, gặp lần đầu mà như gặp từ lâu, ai cũng có thể tìm thấy cho mình những điều bổ ích trong đó để học tập phù hợp với bản thân, người người lãnh đạo cao nhất đến người dân bình thường.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, lý luận và thực hành; đạo đức Hồ Chí Minh là sự thống nhất giữa nói và làm, nói đi đơi với làm. Sự thống nhất đó trở thành phong cách Hồ Chí Minh hướng tới các hoạt động mang đến hiệu quả cao, khơng hình thức, khơng lãng phí, đơn giản mà thiết thực vì mục tiêu mang lại lợi ích cho con người, tránh lãng phí, thiệt hại cho nhân dân.
Cuộc sống và làm việc của Người là tấm gương của một cuộc đời suốt đời vì Đảng, vì nước, vì dân, vì nhân loại và cũng là tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Người đề cao đạo đức và cũng là tấm gương thực hành đạo đức cách mạng, nói và người làm, làm suốt đời, làm cần mẫn để thực hiện lý tưởng của mình. Đó cũng là biểu hiện sâu sắc của sự thống nhất biện chứng giữa tư tưởng, đạo đức và phong cách của Hồ Chí Minh.