Nhìn vào bảng phân tích trên có thể thấy rằng, những biệt danh được bố mẹ hay các thành viên trong gia đình gửi gắm mong muốn hay hi vọng được đặt nhiều nhất với 125 biệt danh (chiếm 22,4 %). Việc gửi gắm những mong muốn hay hi vọng thông qua những cái tên là điều thường thấy trong việc đặt tên nói chung, đặt biệt danh nói riêng. Tiếp theo đó là những biệt danh gắn liền với trẻ với 113 biệt danh (chiếm 20,25 %), từ những đặc điểm hình dáng khi trẻ sinh ra, cho đến những sở thích/ tính cách của trẻ. Biệt danh được đặt với mục đích chế giễu hay phân biệt những cá nhân, hoặc đơn giản là cho vui, cho nên, biệt danh cũng gắn liền với các đặc điểm về hình dáng, tính cách của cá nhân đó.
Tiểu kết
Với mục đích tìm hiểu biệt danh ở khía cạnh lý do đặt tên và mức độ sử dụng cũng như những vấn đề văn hoá – xã hội khác liên quan đến biệt danh, trong chương ba này chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu đó và nhận thấy c ó nhiều lý do khác nhau để đặt biệt danh. Một trong những lý do quan trọng nhất là gửi gắm những ước mơ, mong muốn, nguyện vọng của bố mẹ cũng như các thành viên khác trong gia đình như ông bà/ anh/ chị,...Các biệt danh liên quan đến đặc điểm hình dáng/ tính cách của trẻ nói chung cũng được sử dụng với số lượng nhiều.
PHẦN KẾT LUẬN
Tên người có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống tên riêng của một ngôn ngữ. Là đối tượng nghiên cứu quan trọng nhất của nhân danh học, tên người không chỉ là phương tiện/ tín hiệu khu biệt đến cụ thể các nhân trong cộng đồng mà còn là một nhân tố có tính tác động và ảnh hưởng sâu sắc tới các nhân tố ngôn ngữ, văn hoá, xã hôi, tâm lý, dân tộc, lịch sử, địa lý, tôn giáo,...
Ngoài tên chính, còn có nhiều loại tên khác như tên cúng cơm, tên hiệu, tên huý, tên thánh, tên thuỵ, tên tục, tên tự, biệt danh (nickname), bút danh, nghệ danh... Trong luận văn này, chúng tôi tập trung đi sâu vào nghiên cứu “Đặc điểm biệt danh của trẻ em ở Hà Nội”. Luận văn đã tiến hành nghiên cứu khảo sát, phân tích đặc điểm cấu tạo và đặc điểm ngữ nghĩa của biệt danh, đồng thời chúng tôi cũng nghiên cứu lý do cũng như cách sử dụng và những vấn đề xã hội liên quan đến việc đặt biệt danh như biệt danh với vấn đề kiêng kị, biệt danh với vấn đề giới tính và biệt danh với vấn đề ngoại ngữ.
1. Về mặt nguồn gốc, biệt danh là các từ thuần Việt chiếm số lượng lớn với 62,06 %. Tuy có lịch sử tiếp xúc với tiếng Việt lâu dài và có một hệ thống ổn định, nhưng các từ Hán Việt được đặt là biệt danh không nhiều. Thay vào đó là các từ có nguồn gốc Ấn – Âu, bao gồm cả các từ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Việt và các từ vay mượn. Các từ vay mượn gốc Ấn – Âu trong tiếng Việt được người Việt ứng xử rất phong phú, đa dạng và độc đáo, giúp cho các từ vay mượn gần hơn với tiếng Việt về mặt ngữ âm cũng như ngữ nghĩa.
2. Về mặt hình thức, biệt danh được cấu tạo từ các từ (từ đơn), từ phức. Các từ phức lại được chia theo phương thức thành từ láy và từ ghép. Số lượng thống kê chỉ ra rằng, người Việt ưa chuộng cách gọi tên một từ hoặc hai từ. Giống như cách người Việt gọi tên trong hành chức, người Việt thường quan tâm đến tên chính. Tên chính có thể bao gồm một từ nếu là tên đơn và hai từ nếu là tên kép. Chính vì cách gọi tên này, người Việt thường chỉ dùng một hoặc hai từ để gọi tên đối tượng.
3. Về đặc điểm ý nghĩa, biệt danh được chia thành 4 nhóm lớn:
Nhóm 1 bao gồm: (A) Động vật nói chung (bao gồm: 1. Các con vật và những đặc điểm liên quan đến chúng; 2. Các loài chim và gia cầm; 3. Các loài côn
trùng); (B) Thực vật (bao gồm: 1. Các loài quả; 2. Các loài hoa; 3. Các loài thực vật nói chung); (C) Các vật thể bao gồm: (1) Các kim loại; (2) Các vật thể khác).
Nhóm 2 – các hiện trượng của quá trình tự nhiên và xã hội được phân loại thành: (A) Các hiện tượng bao gồm (1) các hiện tượng tự của thế giới tự nhiên; và (2) Các ngày/ mùa/ tháng/năm; (B) Nhân danh và địa danh bao gồm: (1) tên những người nổi tiếng; (2) tên các nhân vật trong các tác phẩm văn học nghệ thuật; (3) tên các thương hiệu nổi tiếng; và (4) tên các địa danh; và (C) Khái niệm trừu tượng bao gồm: (1) số từ hoặc số thứ tự; và (2) các thuật ngữ chuyên môn.
Nhóm 3 – nhóm biệt danh về con người và sinh hoạt được chia thành 3 loại: (A) Đặc điểm tâm sinh lý con người bao gồm: (1) Biệt danh phân biệt giới tính; (2) Biệt danh mang những đặc điểm liên quan đến hình dạng/ đặc điểm cơ thể; và (3) biệt danh mang đặc điểm về thể chất; (B) Biệt danh mang đặc điểm về đời sống vật chất, tinh thần của con người được chia thành ba loại, bao gồm: (1) biệt danh mang đặc điểm đời sống vật chất của con người; (2) biệt danh là các loại/ phương tiện phục vụ đời sống; và (3) biệt danh dùng các loại tiền tệ.
Nhóm 4 – nhóm biệt danh đặc biệt bao gồm: (1) Các nhóm từ tự thân vô nghĩa trong tiếng Việt; và (2) các nhóm từ có nghĩa nhưng chưa thể xếp vào nhóm nghĩa nào.
Trong đó, biệt danh là tên các loài động vật hay các loài thực vật chiếm số lượng nhiều nhất bởi tính chất gần gũi, mộc mạc, giản dị, đáng yêu, dễ gần để thể hiện sự đáng yêu, ngộ nghĩnh cũng như mong muốn được gửi gắm qua những con vật đáng yêu này.
4. Xét về đặc điểm từ vựng - ngữ pháp, chúng tôi chia biệt danh thành các nhóm từ vựng: (1) biệt danh là các danh từ; (2) biệt danh là các động từ; (3) biệt danh là các tính từ; (4) biệt danh là các trạng từ; và (5) biệt danh là các số từ. Trong đó, biệt danh là các danh từ chiếm đa số.
5. Trong sự đa dạng về mặt ngữ nghĩa, các lý do đặt tên cũng rất đa dạng. Trong khảo sát của chúng tôi, có ba nhóm lý do để đặt biệt danh: (1) biệt danh gắn với các thành viên trong gia đình; (2) biệt danh gắn với trẻ; và (3) biệt danh “dễ nuôi”. Trong đó, các biệt danh thể hiện sự mong muốn của các thành viên trong gia đình và biệt danh gắn với đặc điểm về hình dáng/ tính cách của trẻ phổ biến hơn.
Luận văn đã nghiên cứu biệt danh và những vấn đề xung quanh biệt danh - một đề tài rất mới mẻ trong đối với ngành nhân danh học Việt Nam nói riêng và
ngành Ngôn ngữ học Việt Nam nói chung. Nhờ vào các thành tựu của ngành nhân danh học thế giới và Việt Nam, chúng tôi đi sâu nghiên cứu vào đặc điểm cấu tạo - ngữ nghĩa và những vấn đề xã hội liên quan tới biệt danh.
Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là những nỗ lực bước đầu trong việc nghiên cứu biệt danh nói chung hay các loại tên khác ở Việt. Qua đó, tìm hiểu nhiều hơn về con người và văn hoá truyền thống của người Việt trong việc đặt tên. Từ đó làm tư liệu cho những học giả muốn nghiên cứu nhiều hơn nữa tên người Việt cũng như con người, văn hoá, xã hội của người Việt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Phượng Anh (2011), Đặc điểm cấu tạo của tên gọi thần linh đất Việt, Luận văn Thạc sĩ ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
2. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
3. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng – Từ ghép – Đoản ngữ, Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia (tái bản nhiều lần), Hà Nội.
4. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Nguồn gốc hình thành cách đọc Hán Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
5. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
6. Hoàng Thị Châu (2009), Phương ngữ học Tiếng Việt, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia, Hà Nội.
7. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Đức Dân (1984), Ngôn ngữ học thống kê, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
9. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt - Loại từ, Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
10. Trương Điềm Điềm (2012), Đối chiếu đặc điểm tên riêng của người Hán và người Việt hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Ngôn ngữ, Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
11. Trần Ngân Giang (2014), Đặc điểm ngôn ngữ học xã hội của tên riêng người Việt đầu thế kỉ XXI (trường hợp tại quận Hoàng Mai, Hà Nội), Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ, Học viện Khoa học Xã hội - Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.
12. Nguyễn Thiện Giáp (1985), Từ vựng học Tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
13. Nguyễn Thiện Giáp (1994), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.
14. Phạm Ngọc Hàm (2002), Văn hoá trong họ tên của người Trung Hoa, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, Số 10.
15. Hoàng Văn Hành (1988), Từ tiếng Việt: Hình thái – Cấu trúc – Từ láy – Từ ghép – Chuyển loại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng - Tập I, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.
17. Lê Trung Hoa (2002), Họ tên người Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Vương Đình Hoà (2005), Đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của tên (chính danh) người Nhật (có đối chiếu với tên người Việt), Luận văn bảo vệ Thạc sĩ tại Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
19. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội – những vấn đề cơ bản, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Khang (2007), Từ ngoại lai Tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
21. Nguyễn Việt Khoa (2002), Khảo sát đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa của tên người Anh, Luận văn Thạc sỹ Ngôn ngữ học, Hà Nội.
22. Mông Lâm (2010), Đặc điểm tên người Hán hiện nay (đối chiếu với tên người Việt), Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Hồ Lê (1976), Vấn đề cấu tạo từ trong tiếng Việt hiện đại, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Bình Long (1984), Nghĩa trong tên riêng của người, T/c Ngôn ngữ (số phụ), Số 2.
25. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên) (2009), Nguyễn Văn Hiệp, Dẫn luận ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.
26. Hoàng Phê (1979), Vấn đề cải tiến và chuẩn hoá chính tả, Tạp chí Ngôn ngữ số 3, 4.
27. Lê Thị Bích Phượng (2008), Khảo sát chính danh người Việt xuất hiện từ năm 2000 đến nay tại Thanh Hoá, Luận văn thạc sĩ, Vinh.
28. Nguyễn Văn Thạc (1979), Những cơ sở để xây dựng quy tắc viết hoa, Tạp chí Ngôn ngữ số 3, 4.
29. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.
31. Phạm Tất Thắng (1996), Đặc điểm của lớp tên riêng chỉ người (chính danh) trong tiếng Việt, Luận văn PTS khoa học Ngữ văn, Hà Nội.
32. Phạm Tất Thắng (1998), Về ý nghĩa tên riêng, trong tiếng Việt và ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Kỉ yếu HNKH Viện Ngôn ngữ học.
33. Phạm Tất Thắng (2004), Mối quan hệ giữa tên riêng và tên chung, trong những vấn đề ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
34. Trần Ngọc Thêm (1976), Về lịch sử hiện tại và tương lai của tên riêng trong người Việt, tạp chí dân tộc học, số 3.
35. Lê Quang Thiêm (2006), Ngữ nghĩa học, Giáo trình Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
36. Vũ Thị Kim Thoa (2005), Những đặc trưng xã hội - Ngôn ngữ học của tên riêng chỉ người trong tiếng Việt, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
37. Đoàn Thiện Thuật (2004), Ngữ âm tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
38. Hoàng Tuệ (1996), Nghĩa trong tên riêng của người, Ngôn ngữ và đời sống xã hội - văn hoá, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
39. Hoàng Tuệ (2001), Tuyển tập ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
40. Hồ Xuân Tuyên (2002), Xếp thứ tự tên người theo cách nào là đúng, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống số 1 - 2.
41. Nguyễn Thế Truyền (2002), Những khác biệt giữa tên nam giới và tên nữ giới người Việt, Ngữ học trẻ 2000, Hội Ngôn ngữ học.
42. Viện Nghiên Cứu Hán Nôm (dịch) (1997), Ðại Việt Sử Ký Tiền Biên, Khoa Học Xã Hội, Hà Nội.
II - TÀI LIỆU DỊCH
43. Ferdinand de Saussure (1973), Giáo trình ngôn ngữ học đại cương, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội.
44. Iu. V Rozdextvenxki (1988), Những bài giảng ngôn ngữ học đại cương, Đỗ Việt Hùng (dịch giả), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
45. V. B. Kasevich (1999), Những yếu tố của ngôn ngữ học đại cương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
III - TÀI LIỆU TIẾNG ANH
46. Abdul Wahed Qasem Ghaleb Al-Zumor (2009), A socio-cultural and linguistics Analysis of Yemeni Arabic Personal Names, King Khaled University, Abha.
47. Anna Lubowicz (2007), Nathan Go, Nancy Huang and Sara McDonald, Polish Nickname Formation: the Case of Allomorph Selection, Department of Linguistics, University of Southern California.
48. Alison von Markheim and Eilis O’Boirne(2002), Books and Articles on Names and Naming Practices, West Kingdom Herald’s Handbook.
49. Ben Milam (2006), Prosody of Japanese university hypocoristics, Toronto Working Papers in Linguistics 26, University of Toronto.
50. Chevalier, Sarah (2006), Nicknames in Australia, Universität Zürich, Publié dans Bulletin VALS-ASLA (Association suisse de linguistique appliquée).
51. Donna Starks and Kerry Taylor-Leech (2010), A Research Project on Nicknames and Adolescent Identities, Newzealand Studies in Applied Linguistics, La Trobe University and University of Southern Queensland.
52. Elsdon C. Smith (1970), The Story of Our Names, Gale Research Co. Detroit.
53. George E. Shankle (1955), American nicknames: their origin and significance, H. W. Wilson Company, Newyork, 2nd Edition.
54. George Earlie Shankle (1955), American Nicknames: Their Origin and Significance, Second Edition, the H. W. Wilson Company New York.
55. Mihály Hajdú (2003), The History of Onomastics, Budapest, Hungary.
56. Mehrabian, Albert & Piercy, Marlena (1993). Differences in Positive and Negative Connotations of Nicknames and Given Names, Journal of Psychology.
57. Morgan, Jane, O'Neill, Christopher and Harre', Rom (1979), Nicknames: Their Origins and Social Consequences, Routledge & Kegan Paul, London.
58. Robert Kennedy and Tania Zamuner (2006), Nicknames and the Lexicon of Sports, University of California, Santa Barbara - Radboud University Nijmegen, American Speech, Vol. 81, No. 4..
59. Sheau Yueh J. Chao, In Search Of Our Asian Roots, Maryland, Clearfield, 2000.
60. Thomas J. Gasque (1999), The power of naming, The University of South Dakota.
61. Victoria Fromkin, Robert Rodman, Nina Hyams, An Introduction to Language, Wadsworth, Thomson, U.S.A.
62. Vilija Adminiene(2009), Sociolinguistic Tendencies of Baby Names in English Speaking Countries, Aurimas Nauseda Siauliai University.
63. Vincent Blanár (2009), Bratislava, Proper Names in the Light of Theoretical Onomastics, Matica Slovenská Publisher.
IV- TÀI LIỆU TỪ ĐIỂN
64. Đào Duy Anh (1931), Từ điển Hán Việt, Nhà XB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội.
65. Bộ Giáo Dục và Ðào Tạo (1998), Đại Từ Điển Tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn Hóa - Thông Tin, Hà Nội.
66. Ban Tu Thư Nghĩa Thục (1999), Hán Việt Từ điển, Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin, Hà Nội.
67. Hoàng Phê (2011), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng và trung tâm từ điển học, bản in lần thứ 4.
68. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ Ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
69. Viện Ngôn ngữ học (1975), Từ điển Anh - Việt, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.
V - TÀI LIỆU ĐIỆN TỬ
70. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Về Nguyễn Tấn Dũng
http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_T%E1%BA%A5n_D %C5%A9ng, 8/8/2014.
71. Bruce Lansky, Baby names in the news, http://babynamesinthenews.com/2013/10/30/nickname-history-how-john-became- jack-margaret-became-peg-henry-became-hank-and-more/, 30/10/2013.
72. Brett and Kate McKay (2012), Of Men and Nicknames, http://www.artofmanliness.com/2012/09/24/of-men-and-nicknames/, 24/09/2012
73. Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em,