Bảng thống kê cho thấy, số lượng biệt danh từ Hán Việt chỉ chiếm 1,26 % - một số lượng rất nhỏ. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn dễ hiểu. Như đã đề cập ở trên, cho dù Hán Việt chiếm một số lượng lớn và có tầm quan trọng cũng như vị thế vững vàng trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, tuy nhiên, đối với các biệt danh của trẻ em, tiếng Hán lại không phải là một sự lựa chọn. Các biệt danh là từ Hán Việt (kết hợp với từ Hán Việt) trong khảo sát của chúng tôi là: “Đức Sún, Lâm Loe, Hổ Phách, Như Ý, Quỳnh và Tiêu”. Số lượng ít nỏi là một bức tranh dường như đối lập với tên chính người Việt. Trong khi tên chính người Việt sử dụng các từ Hán Việt với tần suất cao để đặt tên, thì ngược lại, với chỉ 1,26 % người Việt dùng từ Hán Việt để đặt biệt danh cho trẻ em. Chính bởi quan niệm tạo sự gần gũi cũng như tâm lý chọn những cái
1.1.1.3. Biệt danh là các từ ngữ gốc Ấn - Âu
Trong xu hướng phát triển của xã hội cũng như những ảnh hưởng của thời kì hội nhập, ngoại ngữ ngày càng được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt, trong văn bản cũng như trong văn nói, đặc biệt là tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác như tiếng Hàn, tiếng Nhật. Tiếp xúc với các ngôn ngữ Ấn – Âu trong thời gian chưa lâu cho nên, các đơn vị từ vựng thường tập trung vào một số lĩnh vực nhất định, đặc biệt là khoa học kĩ thuật và chưa mang tính hệ thống. Nhưng gần đây, các ngôn ngữ Ấn – Âu ngày càng được sử dụng một cách phổ biến và biệt danh là các từ gốc Ấn – Âu cũng chiếm tỉ lệ khá cao:
Thống kê Tổng biệt danh Biệt danh là từ ngữ gốc Ấn – Âu
Số lượng 558 201
Tỉ lệ (%) 100 36,02