Biệt danh là các từ vay mượn tiếng Anh/ Pháp phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm biệt danh của trẻ em ở hà nội (Trang 51 - 54)

Số lượng biệt danh là các từ vay mượn tiếng Anh và tiếng Pháp gần như tương đương nhau. Thêm vào đó, có nhiều từ cùng có sự tồn tại song song giữa tiếng Anh và tiếng Pháp. Điều này đã tạo nên:

a) Các cặp biến thể của hai cách viết nguyên dạng tiếng Anh, tiếng Pháp. Tuy nhiên, bên cạnh những cách viết khác nhau còn có thể thấy trong không ít trường hợp có sự trùng nhau giữa cách viết tiếng Anh và tiếng Pháp. Chẳng hạn

“Crème” và “cream”, “Chocolat”; “Chocolate”, “Caramel” và “caramel”; “bombe” và “bomb”; “bière” và “beer”,...

b) Các trường hợp tồn tại song song cả cách đọc phỏng âm tiếng Anh và tiếng Pháp chẳng hạn “sô-cô-la và “chô-cô-lết”; “gôn” và “côn”,...

Phần lớn các biệt danh là các từ vay mượn trong tiếng Pháp là các từ ngữ liên quan tới đời sống ẩm thực, chẳng hạn như “ca-ra-men” (caramel), “kem” (crème), “Su Kem” (Chou – Cream), “Su Su” (Chou Chou), “Súp-lơ” (Chou- fleur), “Bia” (Bière),... Có thể nói, các từ tiếng Pháp liên quan tới đời sống ẩm thực đã được định hình trong tiếng Việt từ cách đọc (và cả cách viết). Riêng đối với trường hợp của “Xì-trum”, đây là từ được phổ biến rộng rãi ở Việt Nam sau bộ phim hoạt hình “The Smurfs” với những nhân vật bé nhỏ màu xanh đáng yêu. Tuy nhiên, xét về mặt nguồn gốc, “smurf” được phát âm là [smə:f], là một từ mượn Pháp “schtroumpt” và được phiên âm là “xì-trum” trong tiếng Việt. Do đó, chúng tôi xếp “xì-trum” vào trong các từ mượn Pháp.

Trong khi đó, biệt danh là các từ vay mượn trong tiếng Anh theo thống kê của chúng tôi, hầu hết lại là các danh từ riêng. Chẳng hạn như “đô-la” (dollar),

(Pīsuke), “Sê-kô” (Suneo); “Xu-ka” (Shizuka) – nhân vật hoạt hình trong phim hoạt hình “Chú mèo máy Đô-rê-mon), biệt danh “Tôm” vay mượn từ tên chú mèo Tom trong phim hoạt hình “Tom and Jerry”, “Su-mô” hay “Su” hay “Mô” là vay mượn từ “Sūmo” – một loại hình võ thuật nổi tiếng ở Nhật Bản, “Bốp” vay mượn từ tên người “Bob” trong tiếng Anh,...

Đối với các biệt danh vay mượn từ tiếng Anh, có một số trường hợp vay mượn khá đặc biệt theo quan sát cả chúng tôi.

Biệt danh “Gjn” lại là một cách ứng xử ngôn ngữ khác của người Việt đối với ngoại ngữ. “Gin” trong tiếng Anh là tên một loại rượu. Khi chuyển từ “gin” sang tiếng Việt, có thể giữ nguyên cách viết và cách đọc, bởi các âm vị /g-/, /-i-/ và /-n/ của từ “gin” đều tồn tại trong tiếng Việt. Về cách phát âm của người Việt đối với “Gjn” vẫn được giữ nguyên như khi phát âm, “gin” – [gin], tuy nhiên, trong cách viết, nguyên âm chính /-i-/ lại được chuyển thành âm ngạc với phương thức cấu âm gần đúng (/-j-/ còn được gọi là “bán nguyên âm”) không tồn tại trong tiếng Việt /-j-/. Cách viết này hiện nay được khá nhiều các bạn trẻ dùng như một cách viết mới, có tính sáng tạo và lan truyền ngày càng rộng hơn trong giới trẻ.

Một hiện tượng đáng chú ý khác là trường hợp biệt danh “Su”. Trong quá trình phân xuất hình vị tiếng Việt, chúng tôi không thể khẳng định, “Su” là một hình vị tiếng Việt. Tuy nhiên, phân xuất hình vị “su” trong tiếng Anh cũng mang lại một hình vị không có nghĩa. Chúng tôi xếp “Su” vào lớp từ vay mượn bởi “Su” là cách gọi rút gọn trong hai từ “Su su” (tên một loại quả) và “Su kem” (tên một loại bánh). Theo Nguyễn Văn Khang, “Su su” là từ mượn Pháp liên quan đến đời sống ẩm thực [20; tr.273]. Theo đó, “Su su” được mượn bằng con đường phiên chuyển từ từ “chou-chou”, còn bánh “Su Kem” được mượn bằng con đường phiên chuyển từ từ "Choux à la crème".

Cũng giống như “Su”, biệt danh “Xu” (trong “Xu-xu”) không phân xuất hình vị được trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Anh. “Xu” là cách gọi rút gọn của “Xuka”, cách viết đầy đủ trong tiếng Anh là “Shizuku”. Một hình thức tiếng Nhật nữa cũng được sử dụng để đặt biệt danh cho trẻ em, nhưng dưới hình thức gọi rút gọn lại, đó là “Mô”. “Mô” là cách viết rút gọn của từ “Su-mô”, có nguồn gốc từ một môn võ cổ truyền của Nhật Bản “Sūmo” (phiên âm quốc tế). Theo Nguyễn Văn Khang, “o” chuyển sang tiếng Việt là “o, ô, ơ, a, âu”. Trong trường

hợp này”o” trong hình vị “mo” của từ “sūmo” được chuyển sang tiếng Việt là “ô”. Chính sự biến chuyển này, tạo ra hình vị “mô”.

Đối với biệt danh “Mun”, chúng tôi cho rằng được đây là một từ được tiếng Việt vay mượn theo hình thức hoàn toàn khác, một cách ứng xử khác biệt với những cách xử lý trên của người Việt. “Mun” – [m n] là cách viết và cách đọc của “Manṷ

U” (viết tắt của câu lạc bộ bóng đá Manchester United) – theo lời giải thích của người đặt tên. Theo phiên âm tiếng Anh, “Man U” được phát âm là [mæn ju] trong tiếng Anh, nhưng được người Việt đọc theo âm tiếng Việt là [man ]. Theo lý giảiṷ

của người đặt tên, do phát âm là [man u] nghe rất “buồn cười” nên đọc chệch thành [m n] – “mun”. Như vậy, xét về phát âm tiếng Việt, chúng tôi có tôi khảo sát đượcṷ

tám biệt danh được phát âm là [m n] nhưng lại là bắt nguồn từ hai gốc từ khácṷ

nhau với hai đặc điểm cấu tạo hoàn toàn khác nhau. Có thể nói cách đặt biệt danh cho trẻ em rất phong phú và mang nhiều đặc điểm ngôn ngữ đặc biệt.

1.1.2. Đặc điểm cấu tạo hình thức biệt danh của trẻ em

Các nhà Việt ngữ học có những quan điểm khác nhau về việc phân chia hệ thống từ vựng tiếng Việt. Phần lớn các nhà Việt ngữ học phân chia từ trong tiếng Việt thành từ đơn và từ kép (từ phức hợp).

Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” lại chia từ vựng tiếng Việt thành tiếng và từ ghép. Tiếp đó, các từ ghép được chia thành từ ghép nghĩa, từ láy âm và từ ngẫu hợp. Trong từ ghép láy nghĩa, ông phân chia thành từ ghép láy nghĩa và từ ghép phụ nghĩa. [3]

Hồ Lê – tác giả công trình “Vấn đề cấu tạo từ trong tiếng Việt hiện đại” phân chia các từ trong tiếng Việt thành từ đơn, từ ghép thực bộ phận (nghĩa là những từ do một nguyên vị thực với một nguyên hị hệ thống hoặc một nguyên vị tiềm tàng) và từ ghép thực hoàn toàn (tức là những từ ghép do hai nguyên vị thực – nguyên vị tự thân có nghĩa. Các từ ghép thực hoàn toàn được chia nhỏ theo quan hệ cú pháp thành từ ghép song song, từ ghép chính phụ. [23]

Đỗ Hữu Châu tiếp thu ý kiến từ những người đi trước, đồng thời đưa ra những quan điểm riêng của mình về cách phân loại từ trong tiếng Việt. Trong “Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt” ông cho rằng “có thể phân chia các từ tiếng Việt về

mặt cấu tạo thành: từ đơn và từ phức. Trong từ phức, ông phân chia thành từ láy và từ ghép. Từ ghép lại được phân chia thành từ ghép phân nghĩa, từ ghép hợp nghĩa, từ ghép biệt lập và từ phức Hán Việt. [5; tr. 40-68]

Một cách ngắn gọn và tiết kiệm hệ thống, Nguyễn Thiện Giáp phân chia hệ thống từ tiếng Việt thành từ và ngữ. Trong “ngữ”, ông phân chia thành ngữ định danh, ngữ hoà kết, thành ngữ, ngữ láy âm và quán ngữ.” [13; tr. 67-101]

Trong luận văn này, chúng tôi theo quan điểm chung của hầu hết các nhà ngôn ngữ học trong quan điểm về cấu tạo từ tiếng Việt. Theo đó, từ tiếng Việt được chia thành từ đơn - phương thức tạo từ bằng một tiếng sẽ cho ta các từ đơn (gọi là từ đơn tiết) như tôi, bác, người, nhà, câu, hoa, trâu, ngựa, cá,…” [7; tr. 144]; và từ phức:– hiểu một cách đơn giản, là “sự kết hợp của hai hoặc hơn hai chính tố”. Từ phức được chia thành từ láy và từ ghép. Các từ ghép được chia thành từ đẳng lập và từ chính phụ. Trong từ chính phụ, căn cứ vào tính từ loại phân chia thành các từ chính phụ danh từ – danh từ, danh từ – động từ, danh từ – tính từ; động từ – danh từ, động từ – động từ, động từ – tính từ; tính từ – danh từ, tính từ – động từ,...

Theo thống kê của chúng tôi, trong 558 mẫu khảo sát, chúng tôi thu được tới 357 biệt danh bao gồm từ đơn và từ phức.

Thống kê Tổng Biệt danh là từ đơn Biệt danh là từ phức Trường hợp đặc biệt

Số lượng 558 297 56 4

Tỉ lệ (%) 100 53,22 10,04 0,72

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm biệt danh của trẻ em ở hà nội (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)