Trong 07 biệt danh phổ biến được thống kê thì sử dụng nhiều nhất là “Sóc” chiếm 3,94 %, lần lượt tiếp theo là Mít, Tôm, Nhím, Kem,...
Hiện nay, thông qua những cách biến đổi từ vựng cũng như “Tây hoá”, các biệt danh cũng được biến đổi theo những phương thức khá đặc biệt. Đó là trường hợp biệt danh của bé “Kua”. “Kua” trong trường hợp này theo giải thích của mẹ bé là “con cua”. Khi viết không được viết là “Cua” mà viết thành “Kua”. Hiện tượng ngữ pháp này theo Nguyễn Văn Khang, Tiếng Việt và tiếng Anh/ Pháp cùng loại hình chữ viết theo chữ cái La-tinh nên trong nhiều trong quá trình vay mượn, đã có sự trao đổi hiện tượng ngữ âm giữa các ngôn ngữ. Có những trường hợp khi Việt hoá các phụ âm đầu không có sự tương ứng giữa tiếng Anh/ Pháp với tiếng Việt (được thể hiện bằng các con chữ) thì phải Việt hoá theo cấu trúc âm tiết của tiếng Việt. Ví dụ “c k” như “caisse két”; hay từ “k c” như “kaki ca- ki”. [20; tr.289 -290] Chính những sự biến chuyển này làm nền tảng cho việc chuyển từ “c k” trong tiếng Việt. Sự biến chuyển này thường chỉ áp dụng đối với các từ vay mượn, tuy nhiên, hiện tượng này hiện nay đã ảnh hướng tới cả những từ tiếng Việt. “Kua” được coi là một biến thể cách viết khác của “Cua” và vẫn mang đầy đủ nghĩa từ vựng cũng như cách sử dụng của từ “Cua”. Như vậy, “Kua” là một biến thể phụ âm đầu được thể hiện bằng con chữ của “Cua”.
Một hiện tượng nữa được xếp vào biệt danh thuần Việt là biệt danh “Chíp”. Là một từ đa nghĩa trong tiếng Việt, “Chíp” có thể được hiểu theo hai nghĩa: (1) vi mạch điện tử, con chíp; và (2) (gọi tắt của “chíp chíp) “tiếng kêu của gà con hoặc chim non”. Theo nghĩa (1) trong tiếng Anh, tồn tại một từ “chip” mang ý nghĩa tương tự: “vi mạch điện tử, hay con chíp”. Theo quan điểm của Nguyễn Văn Khang, “quá trình
Việt hoá về mặt ngữ âm đã làm cho các từ mượn đồng âm với các từ Việt vốn có” [20; tr.276]. Do vậy, là một ngôn ngữ có thanh điệu, trong quá trình phát âm, cho dù viết là “Chip” hay “Chíp”, người Việt đều phát âm là [cip5]. Theo Nguyễn Văn Khang, đây là trường hợp các từ tiếng Anh được đọc theo âm tiết tiếng Việt và thường mang thanh sắc hoặc thanh nặng và sự lựa chọn nghiêng về thanh sắc [20; tr.359]. Theo mô hình này, biệt danh “Chip” được đọc và viết trong tiếng Việt là “Chíp”. Đối với trường hợp các từ “chíp” mang nghĩa (1), chúng tôi xếp vào từ vay mượn, đối với trường hợp (2) chúng tôi xếp chúng thuộc từ đơn thuần Việt.
“Bim” là cách gọi rút gọn của “Bim Bim” - một sản phẩm “snack” đầu tiên được quảng cáo rộng rãi của Công ti Hải Hà Kotobuki ở miền Bắc, nên cái tên “Bim Bim” được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở miền Bắc, trong khi “xì nắc/ xì nách” (“mượn bằng con đường phiên chuyển” của từ “snack” được dùng ở miền Nam Việt Nam). [84]
1.1.2.2. Biệt danh là các từ phức
Số lượng biệt danh là từ phức trong tiếng Việt chiếm tỉ lệ 10,04 % trong tổng số các biệt danh được khảo sát. Các biệt danh là từ phức phổ biến theo thống kê của chúng tôi là:
STT Biệt danh là từ phức Tổng Phần trăm (%)
1 Bon Bon 4 0,72
2 Khoai Tây 4 0,72
3 Dâu Tây 4 0,72
4 Bí Ngô 4 0,72