Biệt danh là từ phức phổ biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm biệt danh của trẻ em ở hà nội (Trang 58 - 63)

1.2. Đặc điểm ý nghĩa biệt danh của trẻ em

Về vấn đề ý nghĩa tên riêng, như chúng tôi đã khẳng định ở chương I, “tên riêng tự thân khiếm nghĩa. Chỉ khi tên riêng được gắn với nội dung biểu đạt được hình thành trong xã hội thì nó mang nghĩa hàm chỉ và có giá trị biểu trưng.” Biệt danh, trong quan điểm của chúng tôi, có nghĩa, đặc biệt khi nó được gắn với “nội dung biểu đạt”. Theo Phạm Tất Thắng, “cơ sở để phân chia các kiểu ý nghĩa hàm chỉ trong tên người chủ yếu dựa vào: (1) đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa bao gồm: A. Sự vật; (B) Các hiện tượng của tự nhiên và xã hội; (C) Con người và sinh hoạt

của con người; (D) Nhóm ý nghĩa hàm chỉ đặc biệt; và (2) đặc điểm từ vựng - ngữ pháp của các ký hiệu tên gọi hoặc trong “các nhóm từ loại” (nhóm chỉ danh từ, nhóm chỉ tính từ,...).” [31; tr.85]

Trần Sơn đã giới thiệu hai phương châm đặt tên con cái của các gia đình Nhật Bản và được Vương Đình Hoà phân loại thành các “nhóm ý nghĩa hàm chỉ” căn cứ vào “đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa và đặc điểm từ vựng ngữ pháp” để thể hiện “ước vọng mang tên có nghĩa” như sau: (1) nghĩa thứ tự; (2) lấy một tên chữ trong tên của cha, ông nội; (3) đặt tên theo niên hiệu tứ quý; (4) đặt tên có liên quan nghĩa tới từ cổ điển; (5) đặt tên theo ngữ âm, từ loại; (6) đặt tên có ý nghĩa hàm chỉ đặc biệt.

Tổng quát các quan điểm của các nhà ngôn ngữ học trong việc phân loại các kiểu ý nghĩa hàm chỉ trong tên người, Vương Đình Hoà trong luận văn của mình cũng phân chia nghĩa hàm chỉ trong tên người dựa theo đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa và đặc điểm từ vựng - ngữ pháp như sau [18; tr.149-150]:

Dựa vào đặc điểm từ vựng - ngữ nghĩa, tên người được biểu hiện trong các nhóm ý nghĩa hàm chỉ thành:

Nhóm 1 là nhóm ý nghĩa chỉ sự vật. Nhóm này có nội dung hàm chỉ rất lớn bao gồm các loại tên gọi chỉ: (A) Động vật ( bao gồm: 1. Động vật hoang dã; 2. Các loài chim và gia cầm; 3. Các loài cá; 4. Các loài côn trùng); (B) Thực vật (bao gồm: 5. Các loài quả; 6. Các loài hoa; 7. Các loại thảo mộc; 8. Các loài rau ăn; 9. Các loài ngũ cốc); (C) Các vật thể (tồn tại trong thực thể khách quan bao gồm: (10) Các kim loại; (11) Các vật liệu khác);

Nhóm 2 là nhóm ý nghĩa chỉ các hiện tượng của quá trình tự nhiên và xã hội (có phạm vi sử dụng tương đối rộng rãi trong mọi tầng lớp giai cấp, ở mọi vùng dân cư khác nhau) bao gồm: (A) Các hiện tượng (bao gồm: 12. Các hiện tượng của thế giới tự nhiên; 13. Các mùa trong năm; 14. Các hàng can chi trong năm; 15. Chỉ phương hướng; (B) Nhân danh và địa danh (bao gồm: 16. Các nhân vật lịch sử; 17. Các văn nghệ sĩ; 18. Các thần linh; 19. Các địa danh; (C) Văn hoá xã hội (bao gồm: 20. Các bộ môn khoa học; 21. Các loại hình văn hoá nghệ thuật; 22. Các tên gọi trong những tác phẩm văn học nghệ thuật; (D).

Khái niệm trừu tượng (bao gồm: 23. Các khái niệm về lịch sử chính trị; 24. Màu sắc; 25. Sồ từ và số thứ tự; 26. Các thuật ngữ chuyên môn);

Nhóm 3 là nhóm hàm chỉ con người và sinh hoạt của con người và được chia thành hai nhóm: (A) Đặc điểm tâm sinh lý con người (bao gồm: 27: Giới tính; 28: Đặc điểm về sinh lý con người; 29: Đặc điểm khi sinh nở; 30. Sức khoẻ về thể chất; 31. Sự phát triển của trí tuệ con người; 32. Phẩm chất đạo đức); và (B) Đời sống vật chất tinh thần của con người (bao gồm: 33. Đời sống vật chất; 34. Phương tiện phục vụ cho việc ăn ở; 35. Phương tiện đi lại; 36. Dụng cụ lao động sản xuất; 37. Dụng cụ học tập; 38. Tiền tệ; 39. Nghề nghiệp);

Nhóm 4 là nhóm đặc biệt (40). [31; tr.85 - 94]

Dựa vào đặc điểm từ vựng - ngữ pháp, tên người được quy về các nhóm từ loại cụ thể như sau:

Tên gọi là các danh từ dùng để gọi tên người, sự vật, hiện tượng hay quá trình,... trong hiện thực khách quan; (1 - 40)

Tên gọi là các tính từ chỉ phẩm chất của sự việc; (41)

Tên gọi là các số từ chỉ số lượng hoặc theo thứ tự của các sự vật. Trong số từ có hai loại: loại chính xác (41) như một, hai, ba, bốn, năm,… và số thứ tự (42) như thứ nhất, thứ hai,… ;

Tên gọi là động từ chỉ hoạt động và trạng thái của sự vật. (43). Hầu hết các các tên riêng là động từ chỉ hoạt động tình cảm (44), thỉnh thoảng cũng xuất hiện môt số động từ nội động (45), ngoài ra còn có một số tên riêng là những động từ chỉ phương hướng (46);

Tên gọi là các loại từ khác (47) như đại từ và các từ chỉ quan hệ. Tuy nhiên số lượng các tên riêng có ý nghĩa nói trên không nhiều và rất khó phân biệt rạch ròi giữa các nhóm loại. [31; tr.94 - 98]

Chúng tôi đồng ý với quan điểm của các nhà ngôn ngữ học về việc phân loại nghĩa hàm chỉ dựa vào đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa và đặc điểm từ vựng – ngữ pháp. Trong chương này, chúng tôi sẽ dựa vào những đặc điểm về từ vựng – ngữ nghĩa và những đặc điểm về từ vựng – ngữ pháp để đi tìm ý nghĩa biệt danh cho trẻ em và phân tích những đặc điểm ý nghĩa của chúng.

1.2.1. Đặc điểm từ vựng – ngữ nghĩa

Dựa vào đặc điểm từ vựng ngữ nghĩa, chúng tôi chia ý nghĩa biệt danh thành những loại sau:

Nhóm 1 chỉ sự vật bao gồm: (A) Động vật; (B) thực vật và (C) Các vật thể:

số lượng biệt danh mang ý nghĩa theo nhóm 1 chiếm ưu thế bởi tính chất gần gũi của các loài động vật, thực vật cũng như vật thể đối với con người. Đặc biệt là động vật; bởi những đặc điểm được cho con người cho là đáng yêu và mong muốn con người có những đặc điểm nổi bật của các con vật ví dụ như “nhanh như sóc”, “người cong như con tôm”. Thêm vào đó, khi nhắc đến những con vật như Mèo, Gấu, Nghé (cách gọi “trâu” lúc nhỏ),... gợi lên trong cảm thức người Việt sự đáng yêu và gần gũi nhưng cũng rất mộc mạc, giản dị.

A. Biệt danh là tên loài động vật hoặc những đặc điểm liên quan đến động vật

Không phải tất cả các con vật đều được dùng để đặt biệt danh. Các loài động vật như Vượn, Đười Ươi, Sư Tử,... không thường được dùng để đặt biệt danh. Những tên đó không gợi đến những đặc điểm đáng yêu hay dễ gần, cho nên, thường là những con vật đáng yêu và gần gũi với con người sẽ được dùng để đặt biệt danh.

(A1) Các con vật được dùng để đặt biệt danh theo khảo sát của chúng tôi như

Gấu, Tôm, Sóc, Ốc, Bống, Mèo, Thỏ, Kua (Cua), Tép, Nhím, Nghé, Ếch, Chuột, Thỏ, Chạch, Cat (Mèo), Lợn, Thằn Lằn, Tê Tê, Sóc Cá Vàng,...

Ngoài ra, những tiếng kêu hay đặc điểm liên quan của các loài động vật trên cũng được dùng để đặt biệt danh như “Ỉn” (đầy đủ là “ủn ỉn”) – tiếng kêu của con lợn; “Miu Miu” – cách gọi Mèo một cách dễ thương, “Chít” (đầy đủ là “Chít Chít”) - tiếng kêu của chuột; “Đốm” - chấm nhỏ nổi lên trên một nền màu khác – “Chó đốm lưỡi” một đặc điểm của chó được coi là thể hiện sự thông minh. “Xù” – các loại động vật có bộ lông dài và rậm như Chó xù hay Mèo xù.

(A2) Biệt danh là các loài chim và gia cầm như Quạ, Vẹt, Chích Bông, Gà (Gà Gà),... Chúng tôi đồng thời xếp “Chíp” trong “Chíp Chíp” - tiếng kêu của các con chim non hay gà con - vào nhóm này.

(A3) Biệt danh là các loài côn trùng như Muỗm, Ong, Mèn, Sâu. B. Biệt danh là tên các loài thực vật

Cũng giống như động vật, các biệt danh được đặt theo tên thực vật cũng dùng những loại gần gũi, hay được sử dụng và mang tính chất dân dã, mộc mạc. Trong nhóm này, chúng tôi chia thành những nhóm nhỏ hơn.

Các loại hoa quả như Xoài, Hạt Mít, Mít, Nho, Sung, Dưa Bở, Cam, Táo, Cà Chua, Chuối, Dâu Tây, Quýt, Ổi,... thường được dùng để đặt biệt danh. Những loại quả thường này được nhiều người thích ăn nên rất gần gũi và dễ đặt, dễ gọi.

(B2) Biệt danh là tên các loài hoa

Tên các loài hoa thường được dùng để đặt tên chính cho nữ. Ở đây chúng tôi thống kê được duy nhất một trường hợp tên loài hoa là “Quỳnh”. Đây là tên đệm của bé “Nguyễn Quỳnh An” và được dùng luôn để làm biệt danh.

(B3) Biệt danh là tên các loài thực vật

Các biệt danh loại này tiêu biểu như Bắp, Khoai, Khoai Lang, Khoai Tây, Bí Ngô, Ớt, Tỏi, Nấm, Su Su, Ráy, Bông, Súp Lơ, Mía, Tiêu,... “Bắp” là từ dùng ở phương ngữ Nam nhưng hiện nay, “Bắp” cũng được sử dụng nhiều hơn ở các phương ngữ Bắc song song với từ “Ngô”.

(C) Biệt danh là các vật thể

(C1) Biệt danh là các vật thể là kim loại. Trong quá trình khảo sát, các biệt danh “Gôn (Gold), Bom hay Boom (bom) “Gôn” là từ vay mượn và được phiên chuyển phát âm từ từ “Gold” – nghĩa là vàng (một kim loại quý có màu vàng óng ánh, không gỉ, dễ dát mỏng và kéo sợi hơn các kim loại khác và thường được dùng để làm đồ trang sức).

(C2) Biệt danh là các loại vật thể khác như “Mica” là khoáng vật có thể tách ra thành từng tờ rất mỏng, trong suốt, óng ánh, thường dùng làm nguyên liệu cách điện hoặc dùng thay trong một số việc nào đó; “Hổ Phách” là loại đá quý hữu cơ được thành tạo từ nhựa cây cách nay hàng ngàn đến hàng triệu năm, chúng thường bao lấy các mẫu côn trùng, thực vật nhỏ; “Bom” là cũng là một từ vay mượn và được phiên chuyển phát âm từ từ “Boom”. “Bom” là một loại vũ khí thường do máy bay thả xuống, vỏ bằng kim loại, trong có chứa thuốc nổ, có sức sát thương và phá hoại mạnh; “Bi” – viên cứng hình cầu, thường dùng trong trục quay của máy móc hoặc làm đồ chơi cho trẻ em.

Như vậy, số lượng biệt danh được xếp vào nhóm 1 chiếm ưu thế bởi nhóm có nội dung hàm chỉ rất lớn như: (A) Động vật nói chung (bao gồm: 1. Các con vật và những đặc điểm liên quan đến chúng; 2. Các loài chim và gia cầm; 3. Các loài côn trùng); (B) Thực vật (bao gồm: 1. Các loại quả; 2. Các loài hoa; 3. Các loại thực vật

nói chung); (C) Các vật thể bao gồm: (1) Các kim loại; (2) Các vật thể khác). Chúng tôi thống kê các biệt danh thuộc nhóm 1 như sau:

Nhóm Thống kê Động vật nói chung Thực vật Vật thể Tổng số A1 A2 A3 B1 B2 B3 C1 C2 Số lượng 145 10 24 42 1 66 3 16 307 Tỉ lệ (%) 25,99 1,79 4,3 7,53 0,18 11,83 0,54 2,86 55,02 Tổng số 179 (32,08 %) 109 (19,53 %) 19 (3,4 %)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm biệt danh của trẻ em ở hà nội (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)