Biệt danh là các từ ngữ gốc Ấn – Âu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm biệt danh của trẻ em ở hà nội (Trang 44 - 46)

36,02 % là một con số không nhỏ. Điều đó cho thấy số lượng biệt danh là các từ ngữ gốc Ấn – Âu ngày càng “làm mưa làm gió” trong hệ thống biệt danh cho trẻ em người Việt ở Hà Nội. Khi đề cập tới các từ ngữ gốc Ấn – Âu, không thể không khái niệm hoá khái niệm “vay mượn”. Điều đó sẽ giúp tìm hiểu rõ hơn đặc điểm của các biệt danh có nguồn gốc Ấn – Âu trong tiếng Việt.

Thuật ngữ vay mượn và những vấn đề liên quan đến “vay mượn” là vấn đề còn nhiều tranh luận trong ngôn ngữ học. Ngoài việc sử dụng thuật ngữ “từ vay mượn (borrowed/ borrowing words)” còn dùng các thuật ngữ khác như “từ ngoại lai (loan words), phỏng dịch hay can-ke ngữ nghĩa (loan translation/ calque), từ hỗn hợp ngoại lai (loan blends), từ hỗn chủng (hybrid words), từ ngoại quốc/ từ nước ngoài (alien words/ foreign words),...Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ “từ vay mượn” theo cách dùng thông dụng và phổ biến hiện nay của thuật ngữ này.

Theo Nguyễn Văn Khang, “vay mượn từ vựng là một hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ. Đó cũng là một trong những hình thức quan trọng để bổ sung cho vốn từ vựng của một ngôn ngữ. Vay mượn từ vựng là một hiện tượng ngôn ngữ học xã hội và là một hiện tượng ngôn ngữ - văn hoá.” [20; tr.9-21]

Vay mượn có thể diễn ra do thiếu, không có nên cần phải đi vay ví dụ như tiếng Việt hiện nay vay mượn rất nhiều các thuật ngữ trong ngành công nghệ thông

tin từ tiếng Anh. Tuy nhiên, cũng có những từ có sẵn rồi vẫn vay mượn chẳng hạn như trường hợp từ “chết” và “hi sinh”,...

“Hiện nay, các từ gốc Ấn – Âu đã thâm nhập vào khá nhiều mặt của đời sống xã hội. Từ đời sống giao tiếp thường ngày (bao gồm tên gọi của một số món ăn, thuốc men, quần áo, đồ đạc, dụng cụ,...) cho đến các ngành văn hoá, nghệ thuật, khoa học, kĩ thuật, y tế...” [7; tr. 218]

Một đặc điểm đáng chú ý hiện nay là “cách ứng xử của người Việt đối với các đơn vị từ ngữ gốc Ấn – Âu không phải chỉ có một kiểu, một đường.” Các “từ gốc Pháp” hay “từ mượn Pháp” thường được tiếng Việt vay mượn như sau:

a) Mượn bằng con đường phiên chuyển như xiếc (cirque),...

b) Mượn bằng con đường dịch sang tiếng Việt như đường sắt (chemin de fer),... c) Mượn trực tiếp từ tiếng Pháp nhưng nguồn gốc chưa chắc đã phải là tiếng Pháp ví dụ như từ “bốc”, không mượn trực tiếp từ tiếng Pháp mà thông qua tiếng Anh “boxer”.

d) Mượn bằng cách thông qua cách đọc Hán Việt để mượn lại theo cách mượn của tiếng Hán ví dụ như: Phật-la/ Phật-lăng...

e) Mượn nguyên dạng cách viết, còn cách đọc thì bỏ ngỏ (thường gặp trong một số tác phẩm văn học).

f) Các từ mượn Pháp trong tiếng Việt có thể coi là kết quả của quá trình Việt hoá không chỉ các đơn vị được coi là từ của tiếng Pháp mà cả các cụm từ. [20; tr. 269-270]

Khác với các từ mượn Pháp, các từ mượn Anh hiện nay diễn ra chủ yếu dưới ba hình thức:

a) Một số từ được dịch ra tiếng Việt ví dụ như cổ điển (classic), đồng quê (country),...

b) Một số từ được sử dụng theo cách phỏng âm và viết bằng chính tả tiếng Việt ví dụ cao bồi/ cao-bồi (cowboy), sô (show),...

c) Dùng nguyên dạng cách viết tiếng Anh. [20; tr. 348]

Trong luận văn này, chúng tôi thống nhất chia các biệt danh nguồn gốc Ấn – Âu thành hai loại: từ tiếng Anh được sử dụng trong tiếng Việt từ vay mượn.

Trong khi các từ mượn Pháp được nhập vào tiếng Việt với cách viết được coi là ổn định. Tình hình lại khác biệt hẳn đối với tiếng Anh. Cho đến nay chỉ có một số ít các từ tiếng Anh có cách viết được coi là ổn định, còn hầu hết vẫn ở tình trạng viết nguyên tiếng Anh.” [20; tr. 353] Trong thống kê của chúng tôi, không có biệt danh nào có cách viết nguyên dạng từ tiếng Pháp.

Thống kê Tổng biệtdanh nguyên dạng tiếng AnhBiệt danh là từ viết Biệt danh là từ vay mượn

Số lượng 558 85 116

Tỉ lệ (%) 100 15,23 20,79

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm biệt danh của trẻ em ở hà nội (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)