Mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong một luận cứ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí) (Trang 36 - 42)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.3. Mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong một luận cứ

Sau khi đã trình bày quan điểm về mạch lạc (mạch lạc như là việc luận suy) và ngụy biện (theo quan điểm của Walton), chúng tôi trả lời câu hỏi quan

trọng nhất của luận văn này là luận cứ ngụy biện có mạch lạc hay không. Ta tiếp tục xem xét ví dụ (V1’)

(V1’) [Hai sinh viên nói chuyện về cú pháp học] A: Vì sao vấn đề cú pháp X là đúng?

B: Vì thầy Hiệp đã nói X là đúng. A: Có chắc vậy không?

B: Vì thầy Hiệp đang dạy môn Cú pháp học.

Nếu xét từ góc độ liên kết, chúng ta dễ nghĩ rằng (V1’) mạch lạc. Vì hai bên cùng đối thoại về vấn đề chung là vấn đề cú pháp X, và người được viện dẫn là “thầy Hiệp” cũng có liên quan đến bộ môn cú pháp học. Nhưng nếu đứng từ góc độ luận suy (V1’) có mạch lạc hay không? Trong (V1’), các trường hợp luận suy – điền các giả định bắc cầu có thể có ít nhất hai trường hợp sau:

(a1’) Thầy Hiệp là giảng viên môn cú pháp học, vì thế ông ấy có đủ khả năng chuyên môn khoa học để kết luận vấn đề cú pháp X là đúng.

(a1’’) Thầy Hiệp là giảng viên môn cú pháp học, B cho rằng nếu A không công nhận vấn đề X là đúng, A có thể bịđiểm kém môn cú pháp học.

Để có thể quyết định (a1’) hay (a1’’) xảy ra, chúng ta buộc phải dựa nhiều vào ngữ cảnh. (a1’) chỉ xảy ra với ngữ cảnh là thầy Hiệp là một giảng viên được công nhận rộng rãi về mặt thẩm quyền chuyên môn với cú pháp học. (a1’’) xảy ra với ngữ cảnh là thầy Hiệp là giảng viên vốn ít chấp nhận các quan điểm chuyên môn khác với mình, và sinh viên trình bày quan điểm trái ngược đó có thể bị điểm kém môn cú pháp học.

Nếu (a1’) xảy ra, thì (V1’) là mạch lạc, vì chủđề của đối thoại đều xoay quanh vấn đề cú pháp học như một bộ môn khoa học – tức là có vấn đề khoa học và có chuyên gia khoa học đủ thẩm quyền để kết luận về vấn đề. Nếu (a1’’) xảy ra thì các câu trong (V1’) không mạch lạc vì chủ đề của đối thoại không liên quan gì đến nhau. Ở chặng (stage) đối thoại đầu, A và B bàn về vấn đề cú pháp X như là một vấn đề khoa học; ở chặng đối thoại sau, B nói về quyền uy của giảng viên môn cú pháp học. Ởđây, B đã không phát triển chủđề hoặc duy trì chủđề, mà A đã đánh tráo chủđề hội thoại một cách cố ý.

Trong trường hợp này, (V1’) là một hội thoại mang tính lập luận tỏ ra là mạch lạc nhưng (thực ra) là không.

Phân tích trên cho ta thấy tầm quan trọng của ngữ cảnh cũng như việc luận suy dựa trên đó sẽ quyết định các câu có mạch lạc với nhau không.

Ta tiếp tục xem xét (V1’) trên góc độ ngụy biện. Đầu tiên, đây là hội thoại tìm thông tin, trong đó B cần thông tin rằng vấn đề cú pháp X có đúng hay không, và A có thể cung cấp thông tin đó. Mục đích của hội thoại là chuyển giao thông tin về vấn đề cú pháp X.

Nếu như ngữ cảnh của hội thoại giống như trường hợp (a1’) trên, thì mục đích của hội thoại đã đạt được – A đã có thông tin về vấn đề cú pháp X thông qua uy tín chuyên môn của “thầy Hiệp”, vì thế (V1’) không ngụy biện. Có thể khẳng định mục đích của hội thoại tìm thông tin này đã đạt được khi B tiếp tục kể các nghiên cứu cú pháp học của “thầy Hiệp”để khẳng định thẩm quyền chuyên môn của “thầy Hiệp”. Như vậy A đã có thêm các thông tin cần thiết để kết luận vấn đề X thông qua chuyên môn của “thầy Hiệp”.

Còn ngữ cảnh giống trường hợp (a1’’) thì mục đích của đối thoại không đạt được – A thay vì có thông tin về vấn đề cú pháp X, A chỉ nhận

được thông tin về thẩm quyền của “thầy Hiệp” đối với bộ môn cú pháp học. Ở đây, B đã cố tính gây khó khăn cho việc đạt được mục đích của đối thoại, phá vỡ mục đích tìm thông tin bằng việc dựa vào quyền uy. Vì thế, trong trường hợp này, (V1’) là một hội thoại sử dụng luận cứ ngụy biện “lợi dụng thẩm quyền”, khi nó chuyển hướng mục đích của đối thoại một cách cố ý bằng cách viện dẫn đến thẩm quyền, không liên quan đến việc tìm thông tin về vấn đề cú pháp X.

Ta có thể tóm tắt phân tích trên qua sơđồ sau

Với ngữ cảnh (a1’)

Vấn đề X đúng không

Th Hiệp nói X đúng Th Hiệp có thẩm quyền

chuyên môn về X X đúng

Th Hiệp có nhiều công trình Là sách “A”… nghiên cứu về cú pháp

Trong sơ đồ trên, các mũi tên thẳng là các chặng hội thoại thực sự diễn ra, và các mũi tên đứt là các giả định bắc cầu được tạo thêm dựa vào ngữ cảnh nhằm làm rõ hơn luận cứ. Ta thấy mục đích tìm thông tin đã đạt được bởi A có thể tìm được thêm thông tin về thẩm quyền chuyên môn của thầy Hiệp đối với cú pháp học nói chung và với vấn đề X nói riêng. Chủ đề về vấn đề học thuật X tiếp tục được phát triển.

Vấn đề X đúng không Th Hiệp nói X đúng X đúng

[Lc hướng chủđề]

Th Hiệp không chấp nhận ý kiến trái chiều và cho sv điểm

kém

[Đóng đối thoi]

Ở sơ đồ này ta thấy giả định bắc cầu được thêm vào đã “vặn” chủ đề hội thoại từ vấn đề học thuật X sang vấn đề khác (quyền uy của “thầy Hiệp” với môn cú pháp học), từ đó không đạt được mục đích hội thoại là tìm thông tin. Không những thế, việc đưa quyền uy của “thầy Hiệp” ra làm đóng lại hội thoại, không mở hội thoại ra để tiếp tục tìm thông tin. Vì thế đây là một luận cứ ngụy biện viện dẫn thẩm quyền.

Qua phân tích trên, chúng ta tiếp tục thấy tầm quan trọng của ngữ cảnh, cũng như quan điểm của Walton khi cho rằng, ngụy biện không phải ở bản thân luận cứ ((V1’) có thể là ngụy biện, có thể không phải ngụy biện) mà nằm ở cách sử dụng luận cứ đó.

Chúng tôi thấy rằng, hai phân tích từ hai hướng: ngụy biện và mạch lạc với (V1’) đã có rất nhiều nét tương đồng cũng như bổ sung cho nhau khi phân tích (V1’). Từ đó, chúng tôi thấy những điểm đáng chú ý sau:

- Để nhận ra một hội thoại mang tính lập luận có mạch lạc hay ngụy biện hay không, buộc phải dựa vào ngữ cảnh mới có thể kết luận được

- Ngụy biện là một luận cứ tỏ ra có hiệu lực nhưng (thực ra là) không. Khi luận cứ tỏ ra là hiệu lực thì các câu trong nó cũng tỏ ra là mạch lạc (các phần của luận cứ nối kết với nhau một cách chuẩn xác thông qua các luật của logic, vì thế chúng mạch lạc với nhau); nhưng (thực ra là) luận cứ đó không hiệu lực, vì thế các câu trong nó sẽ không mạch lạc

(hoặc ít mạch lạc). Đây chính là mi liên h gia mch lc và ngy bin trong mt lun c.

Ở điểm này, cần chú ý rằng chúng tôi không định áp đặt một hệ thống 1-1 giữa logic và mạch lạc, trong đó các phần có mối liên hệ đúng về mặt logic thì mạch lạc với nhau (điều này đúng); nhưng không có nghĩa là các phần không có quan hệ đúng về mặt logic với nhau thì sẽ

hoàn toàn không có một chút mạch lạc gì với nhau; mà ở đây, khi không có quan hệ đúng về mặt logic sẽ gây cản trở cho việc luận suy ra các giả định bắc cầu, vì thế các câu trong luận cứ không có tính mạch lạc hoặc ít có tính mạch lạc (chúng tôi s làm rõ điu này hơn phn 1.3).

- Khi đặt ra việc xem xét loại đối thoại và mục đích của đối thoại, ta có thể dễ dàng luận suy hơn vì ta sẽ biết trường hợp nào dẫn đến luận suy nào là hợp lí.

- Việc luận suy sẽ giúp tái tạo lại mô hình luận cứ (argument scheme), thứ đã bị các chiến lược xảo biện che lấp đi, nhằm đạt lợi thế lập luận về cho người nói/viết. Một luận cứ tỏ ra là hiệu lực (hay các câu trong nó tỏ ra là mạch lạc (thực ra là không)) vừa do các chiến thuật xảo biện của người nói/viết cần tỏ ra mình có một luận cứ hiệu lực, vừa do người đọc/nghe đã không tường minh hóa được các giả định bắc cầu để nối kết các tiền đề lại với nhau, nối kết các tiền đề với kết luận. Việc tường minh hóa đó chính là việc xem xét tính mạch lạc. Và khi các nối kết không tự động đó được làm rõ, thì cũng làm rõ được các chiến thuật xảo biện đã được sử dụng.

Từ các giả thuyết trên, trong chương 2 và chương 3 chúng tôi sẽ đi sâu vào phân tích các ví dụ ngụy biện cụ thể trên báo chí, nhằm khẳng định các

giả thuyết trên, qua đó làm rõ mối liên hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong một luận cứ, cũng như tính tương hỗ trong việc phân tích tính mạch lạc và ngụy biện trong cùng một luận cứ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí) (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)