Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L2)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí) (Trang 53 - 56)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.2.3. Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L2)

Qua ngữ cảnh trên, ta thấy (L2) là một luận cứ nằm trong hội thoại thảo luận phê phán: trong đó một phe muốn bác bỏ lập luận của phe kia. Cụ thể ở đây, một phe là ca sĩ Mĩ Linh – người cho rằng việc thu phí theo đề xuất của bộ trưởng Đinh La Thăng là không hợp lí, và phe phản đối quan điểm đó – người viết (L2).

15 Truy cập tại http://www.baomoi.com/Home/AmNhac/www.petrotimes.vn/Kinh-thua-quy-co-cai-gi-cung-

muon/8162668.epi

16 Toàn văn bài phỏng vấn truy cập tại http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/My-Linh-Thu-phi-luu-hanh-xe-chung- to-anh-Dinh-La-Thang-qua-kem-coi/134139.gd

Việc phản đối ở (L2) được thể hiện như sau: Quan điểm của Mĩ Linh là sai vì Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã không phản đối việc thu phí, không những thế gia đình ông còn nêu gương trong việc hạn chế.

Việc viện dẫn đến ông Phạm Quan Nghị ở đây không có tác dụng hỗ trợ (support) cho kết luận rằng vấn đề thu phí giao thông ở đây là đúng. Vì dù ông Nghị là một cán bộ cao cấp của chính quyền, nhưng ông không có trình độ chuyên môn về chính sách giao thông, thẩm quyền của ông cũng không liên quan trực tiếp đến ngành giao thông tại Việt Nam. Vì thế ý kiến của ông về việc thu phí đường bộ, về mặt thẩm quyền chuyên môn, cũng chỉ là một ý kiến cá nhân bình thường, giống như ý kiến của Mĩ Linh – một ca sĩ mà thôi. Thêm nữa, việc đưa ra chuyện về gia đình của ông Nghịđã “hn chế đi xe cá nhân” cũng chỉ là một ví dụ về việc gia đình ông muốn hạn chế ùn tắc giao thông, mà không hề liên quan gì đến tính đúng đắn của việc thu phí đường bộ. Điểm đáng chú ý nữa là câu phát biểu cùa ông Nghị chỉ là một “tâm s, tức là phát biểu đó không mang tính thẩm quyền về mặt chuyên môn. Thêm nữa, tác giả cũng nói rõ mình viện dẫn ông Nghị là một “tm gương”, tức là không phải một người có thẩm quyền về mặt chuyên môn. Nếu người viết (L2) muốn viện dẫn thẩm quyền hợp lí của ông Nghị trong luận cứ này; thì người viết (L2) phải đưa ra bằng chứng kiểu như: các phân tích của ông Nghị về chính sách thu phí đường bộ từ trường hợp Hà Nội,…

(L2) là một ví dụ rõ ràng cho việc một phe đã “tôn sùng” một quan điểm của cá nhân – được họ cho rằng có thẩm quyền – nhằm làm cho phe phản bác không thể lên tiếng. Ởđây người viết (L2) đã thể hiện rõ chiến thuật xảo biện cùa mình khi đưa một nhân vật (ông Nghị) không có liên quan trực tiếp đến chủđề thu phí giao thông đường bộ, nhưng có thẩm quyền trong lĩnh vực khác (Bí thư thành phố Hà Nội); từ đó gây áp lực lên phe còn lại, tạo ra

sự khó khăn trong bước thoại tiếp theo. Từ góc độ hội thoại thảo luận phê phán, ta thấy rằng (L2) đã không đạt được mục đích hội thoại khi người viết (L2) cố tình chuyển hướng hội thoại sang việc khẳng định “tấm gương” của ông Nghị nhằm đóng hội thoại lại. Vì thế (L2) một luận cứ ngụy biện kiểu viện dẫn thẩm quyền.

Quay lại với mạch lạc ở (L2). (L2) gồm hai câu, trong đó câu 1 tường thuật rằng một vài ngày sau việc Mĩ Linh phát biểu trên báo, thì ông Phạm Quang Nghị có phát biểu tại hội nghĩ rằng gia đình ông “đã hn chế đi xe cá nhân để gim ùn tc”; và câu 2 cho rằng sự gương mẫu [trong việc hạn chế đi xe cá nhân] của ông Nghị là một “tm gương”. Câu 1 sử dụng đại từ thay thế

“cô ca s này” mang sắc thái coi thường, thể hiện sự phản đổi của người viết (L3) với phát biểu của ca sĩ Mĩ Linh – đây cũng là chủđề xuyên suốt bài báo. Ở câu 2, tác giả đã khen ngợi “tm gương” Phạm Quang Nghị, qua đó ngầm chỉ ra rằng Mĩ Linh nên “noi theo” ông Nghị trong thái độ với việc thu phí đường bộ. Cách sử dụng hai cụm từ “cô ca sĩ này” và ‘tấm gương” cho thấy tác giả đang trình bày hai mặt đối lập: phe phản dối và phe ủng hộ việc thu phí đường bộ, trong đó phe ủng hộ có uy tín hơn [tấm gương], vì thế phe phản đối là sai. Như vậy, để đảm bảo tính mạch lạc ở (L2), người đọc có thể phải điền thêm giả thiết bắc cầu: “Ông Nghị cho rằng việc thu phí đường bộ là đúng, vì thế quan điểm của Mĩ Linh là sai” (G2).

Nhưng như đã phân tích ở trên, ông Nghị là người không có thẩm quyền chuyên môn về việc thu phí đường bộ, vì thế việc ông Nghị cho rằng việc thu phí đường bộ là đúng không thể dẫn đến việc kết luận rằng việc phản đối thu phí [của Mĩ Linh] là sai. Vì thế, giả định bắc cầu (G2) khó có thể xảy ra, người đọc sẽ khó mà quyết định thêm (G2) vào (L2) như một phần của một luận cứ mang tính logic hay một phần của hội thoại thảo luận phê phán.

Chính vì sự gây khó khăn cho việc thêm giả định bắc cầu này, mà ta có thể khẳng định rằng các câu trong (L2) không mạch lạc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí) (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)