Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L1)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí) (Trang 48)

Chương 1 : CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.1. Ngụy biện “Tấn công cá nhân” (Ad Hominem )

2.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L1)

Từ ngữ cảnh trên, ta thấy rằng (L1) nằm trong loại hội thoại thảo luận phê phán, trong đó một phe muốn bác bỏ lập luận của phe kia. Cụ thể ở đây, một phe là ông Alan Phan – người cho rằng nên để giá bất động sản tiếp tục rơi tự do, và phe phản đối quan điểm đó.

Việc phản đối được thể hiện trong (L1) như sau: Ý kiến của ông Alan Phan là sai vì ông vốn là một tay lừa đảo, muốn thị trường xuống thấp để có thể mua rẻ được. Bằng chứng chứng tỏ ông là tay lừa đảo là trước đây ông đã bị chính quyền Mĩ phạt vì tội gian lận trong lĩnh vực chứng khoán. Vậy mục đích của thảo luận phê phán ở đây đã đạt được chưa? Câu trả lời nằm ở việc bằng chứng (proof) “ông Alan là một tay gian lận” có thể dùng để phản đối quan điểm về thị trường bất động sản hay không.

Bằng chứng này là một bằng chứng không quan thiết (irrelevant) với tiền đề của nó. Thứ nhất, ông Alan là một tay gian lận trong thị trường chứng khoán, một lĩnh kinh tế rất khác với thị trường bất động sản, vì thế khó có thể nói rằng ông Alan có một kế hoạch gian lận trong thị trường bất động sản (mà luận cứ của ông Alan là một phần của kế hoạch đó). Thứ hai, ông ta đã gian lận theo phán quyết của chính quyền Mĩ, nơi có luật kinh tế cũng như những đặc điểm thị trường rất khác biệt với Việt Nam, vì thế cũng không có gì liên quan đến việc ông ta (sẽ) vi phạm tội gian lận ở thị trường Việt Nam. Từ hai điều trên, chúng tôi khẳng định bằng chứng trong (L1) không thể dùng làm dẫn chứng (evidence) cho việc ông Alan Phan cố tình xảo biện (sophicated) – đưa ra một luận cứ sai - nhằm thực hiện hành vi gian lận tại thị trường bất

động sản Việt Nam. Bằng chứng quan thiết trong (L1) phải ở dạng: ông Alan Phan đã gian lận tại thị trường bất động sản Mĩ, hoàn cảnh của vụ gian lận đó có nhiều điểm giống với hoàn cảnh bất động sản tại Việt Nam hiện nay; hoặc ông Alan đang có những động thái (chuẩn bị) gian lận nào trong tình hình bất động sản Việt Nam hiện nay.

Mặt khác, người viết (L1) đã không đi sâu vào phân tích các luận cứ của ông Alan Phan, mà chỉđưa một “vết” trong tiểu sử của ông. Việc này dẫn đến việc (L1) như là một chiến thuật xảo biện nhằm tấn công cá nhân ông Alan thay vì tấn công các luận cứ của ông ta. (L1) có thể diễn giải như là “Lập luận của ông Alan Phan là sai vì ông là một tay gian lận”. Ngay cả khi ông Alan đúng là một tay gian lận trong thị trường bất động sản đi nữa, thì nhiệm vụ của phe phản đối ông là chỉ ra tính gian lận nằm trong các luận cứ của ông, chứ không vì ông là tay gian lận nên hiển nhiên toàn bộ luận cứ của ông mang tính gian lận – vì thế chúng không hiệu lực.

Từ các phân tích trên, chúng ta thấy rằng mục đích đối thoại ở (L1) đã không đạt được. Thay vì đạt được đúng mục đích của hội thoại thảo luận phê phán – người viết (L1) phản bác các luận cử của Alan Phan – thì người viết lại chuyển sang một mục đích khác, là tấn công cá nhân ông Alan bằng chiến thuật xảo biện. Điều này được thể hiện qua tính không quan thiết của bằng chứng. Vì thế (L1) là luận cứ ngụy biện “Tấn công cá nhân”.

Quay lại với tính mạch lạc ở (L1). Khi xem xét qua, ta thấy rằng (L1) có vẻ mạch lạc. Trong đó đoạn 1 nêu ra tiền đề: luận cứ của ông Alan Phan là sai [tư vn ca ông Phan ch có th là “rng mơ Tào Tháo”, đánh la được nhng người dân có nhu cu mua nhà và có tâm lý mong chờ địa c gim càng sâu càng tt“]. Sau đó tiếp tục duy trì chủ đề về sự “đánh lừa” của ông Alan ở đoạn 2 – bằng chứng cho tiền đề ở đoạn 1 [“nói có sách, mách có

chng” v s “thiếu trong sáng” trong tư vn có nghi ng “v li” ca ông Phan]- bằng việc nêu ra “bn phán quyết ca y ban Chng khoán và Hi

đoái Hoa k năm 2005 đối vi ông Alan Phan và công ty Hartcourt. Theo đó, vì nhng vi phm đăng ký và gian ln...] Để đảm bảo tính mạch lạc trong (L1), thì người đọc phải thêm một giả định bắc cầu như sau: “Hành vi gian lận tại thị trường chứng khoán Mĩ của ông Alan Phan là bằng chứng cho việc ông Alan (sẽ) có hành vi gian lận tại thị trường nhà đất Việt Nam” (G1).

Nhưng bằng các phân tích ngụy biện nói trên, chúng tôi đã chỉ ra rằng bằng chứng ởđoạn 2 thực ra không quan thiết với các tiền đề ởđoạn 1. Vì thế người viết (L1) đã không thực hiện được phép duy trì chủ đề, tức là các câu trong (L1) không mạch lạc. Hơn nữa, nếu (L1) là mạch lạc thì người đọc sẽ dễ dàng điền thêm giả định bắc cầu (G1) vào (L1); nhưng như chúng tôi chỉ ra (G1) thực chất chỉ là chiến thuật xảo biện của người viết, chứ không phải một phần của phép lập luận logic. Vì thế ở đây người đọc sẽ khó mà quyết định thêm (G1) vào (L1) như một phần của một luận cứ mang tính logic hay một phần của hội thoại thảo luận phê phán. Chính vì sự gây khó khăn cho việc thêm giảđịnh bắc cầu này, mà ta có thể một lần nữa khẳng định các câu trong (L1) là một luận cứ tỏ ra mạch lạc nhưng thực ra là không mạch lạc. 2.1.4. Mi quan h gia ngy bin và mch lc trong lun c Ad Hominem14 Qua phân tích (L1), ta thấy một luận cứ có dạng: (1) A phát biểu B 14

Để phân biệt một luận cứ và một ngụy biện, Walton đặt tên cho luận cứ yếu theo tên loại ngụy biện, và sử

dụng từ “fallacy” hoặc “fallacious” để gọi một luận cứ ngụy biện (khác với quan điểm truyền thống, khi sử

dụng tên loại ngụy biện, tức là đó là một luận cứ ngụy biện). Trong các phần tiếp theo, chúng tôi cũng sẽ

(2) A có khiếm khuyết X

Giảđịnh bắc cầu (g) X là bằng chứng cho việc B là sai (3) Vì thế B là sai

Sẽ là mạch lạc khi X là một bằng chứng quan thiết cho việc chứng minh B là sai, hay nói cách khác là người đọc có thể dễ dàng thêm giả thuyết bắc cầu (g) vào luận cứ như một phần của luận cứ logic. Như thế luận cứ này không ngụy biện.

Trong trường hợp luận cứ này là ngụy biện “Tấn công cá nhân” - khi (g) là một bằng chứng không quan thiết, và là một chiến thuật xảo biện nhằm làm chệch mục đích của thảo luận phê phán, người đọc sẽ khó có thể điền thêm (g) như một phần của luận cứ; vì thế các câu trong luận cứ đó không mạch lạc.

Tóm lại, luận cứ ngụy biện kiểu “tấn công cá nhân” chứa các câu không mạch lạc.

2.2. Ngụy biện viện dẫn thẩm quyền (Ad Verecundiam)

2.2.1. V ngy bin vin dn thm quyn

Lỗi Viện đến Thẩm quyền là lỗi suy luận có dạng thức sau:

1. Người A được (phát biểu ghi nhận là) nhân vật có thẩm quyền về chủđề S. 2. Người A đưa ra ý kiến C về chủđề S.

3. Do đó, C đúng.

Người ta phạm phải lỗi trên khi cá nhân chuyên gia được bàn đến không phải người có thẩm quyền chính đáng (về mặt trình độ chuyên môn hoặc lĩnh vực mà chuyên gia đó chịu trách nhiệm) khi nói về chủđề này. Một cách hình thức hơn thì, nếu người A không đủ thẩm quyền (về trình độ

chuyên môn, lĩnh vực nghiên cứu, trách nhiệm pháp lí, sự công nhận của cộng đồng,…) để ra các tuyên bốđáng tin cậy về chủđề S, thì lập luận sẽ là sai.

Hình thức lập luận này sai logic khi nhân vật được bàn tới không phải là chuyên gia. Trong các trường hợp như thế, lập luận mắc lỗi vì một thực tế là người không đủ thẩm quyền nêu ý kiến thì sẽ không biện minh được cho ý kiến đó. Ý kiến có thể đúng, nhưng việc một người không đủ thẩm quyền lại là người nêu ý kiến thì không mang lại lời biện minh duy lý nào để có thể thừa nhận ý kiến đó là đúng.

Khi ai đó rơi vào cái bẫy của lỗi lập luận này, họđã chấp nhận một phát biểu nào đó là đúng mà không hề có bằng chứng thích hợp để làm thế. Cụ thể hơn, người ta chấp nhận phát biểu nọ bởi vì người ta lầm tưởng rằng kẻđưa ra phát biểu đó là một chuyên gia chính đáng và do đó sẽ là có lý nếu phát biểu được chấp nhận. Do mọi người có xu hướng tin vào thẩm quyền, quyền lực (và trên thực tế, quả thật có những lý do tốt để chấp nhận một số phát biểu do người có thẩm quyền, quyền lực đưa ra), cho nên lỗi này khá là phổ biến.

Từ hướng tiếp cận lập luận trong hội thoại của mình, Walton tiếp tục ý tưởng của Locke về ngụy biện viện dẫn thẩm quyền, khi nhấn mạnh rằng ngụy biện viện dẫn thẩm quyền chỉ diễn ra khi thẩm quyền của chuyên gia được đưa ra, và một phe “tôn sùng” thẩm quyền đó nhằm làm cho phe phản đối phải im lặng. Như vậy, việc viện dẫn sai thẩm quyền (người được viện dẫn quan điểm không phải chuyên gia, hoặc là chuyên gia nhưng không đúng lĩnh vực được bàn tới) chỉ dẫn đến một luận cứ yếu; còn việc sử dụng thẩm quyền nhằm gây cản trở cho mục đích của đối thoại (làm cho phe phản đối im lặng) mới trở thành ngụy biện. Một lần nữa, chúng ta thấy quan điểm của Walton khi cho rằng ngụy biện không nằm ở bản thân luận cứ mà nằm ở cách sử dụng luận cứ.

2.2.2. Lun c và ng cnh ca lun c

Chúng ta hãy xem xét luận cứ (L2) sau:

(L2)Ngay sau khi cô ca s này [Mĩ Linh] đăng đàn [th hin quan đim v

vic thu phí giao thông đường b] vài ngày, ti cuc hp ca Thành y Hà Ni bàn v vn đề chng ùn tc, Bí thư Thành y Hà Ni Phm Quang Ngh

tâm s “Gia đình tôi đã hn chế đi xe cá nhân để gim ùn tc”. S gương mu ca Bí thư Phm Quang Ngh hn s là mt tm gương ln cho nhiu người noi theo.15

Ngữ cảnh của luận cứ trên là: khi bộ Giao thông và Vận tải có kiến nghị thu phí lưu hành với phương tiện giao thông cá nhân, trong đó phí với xe oto khá cao; ca sĩ Mĩ Linh đã trả lời phỏng vấn báo chí16 nhằm thể hiện quan điểm phản đối của mình đối với việc thu phí này. Sau đó người viết (L2) đã có bài viết phản đối quan điểm của Mĩ Linh. Và (L2) là một luận cứ nhằm phản đối quan điểm của Mĩ Linh.

2.2.3. Phân tích mi quan h gia ngy bin và mch lc trong (L2)

Qua ngữ cảnh trên, ta thấy (L2) là một luận cứ nằm trong hội thoại thảo luận phê phán: trong đó một phe muốn bác bỏ lập luận của phe kia. Cụ thể ở đây, một phe là ca sĩ Mĩ Linh – người cho rằng việc thu phí theo đề xuất của bộ trưởng Đinh La Thăng là không hợp lí, và phe phản đối quan điểm đó – người viết (L2).

15 Truy cập tại http://www.baomoi.com/Home/AmNhac/www.petrotimes.vn/Kinh-thua-quy-co-cai-gi-cung-

muon/8162668.epi

16 Toàn văn bài phỏng vấn truy cập tại http://giaoduc.net.vn/Van-hoa/My-Linh-Thu-phi-luu-hanh-xe-chung- to-anh-Dinh-La-Thang-qua-kem-coi/134139.gd

Việc phản đối ở (L2) được thể hiện như sau: Quan điểm của Mĩ Linh là sai vì Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã không phản đối việc thu phí, không những thế gia đình ông còn nêu gương trong việc hạn chế.

Việc viện dẫn đến ông Phạm Quan Nghị ở đây không có tác dụng hỗ trợ (support) cho kết luận rằng vấn đề thu phí giao thông ở đây là đúng. Vì dù ông Nghị là một cán bộ cao cấp của chính quyền, nhưng ông không có trình độ chuyên môn về chính sách giao thông, thẩm quyền của ông cũng không liên quan trực tiếp đến ngành giao thông tại Việt Nam. Vì thế ý kiến của ông về việc thu phí đường bộ, về mặt thẩm quyền chuyên môn, cũng chỉ là một ý kiến cá nhân bình thường, giống như ý kiến của Mĩ Linh – một ca sĩ mà thôi. Thêm nữa, việc đưa ra chuyện về gia đình của ông Nghịđã “hn chế đi xe cá nhân” cũng chỉ là một ví dụ về việc gia đình ông muốn hạn chế ùn tắc giao thông, mà không hề liên quan gì đến tính đúng đắn của việc thu phí đường bộ. Điểm đáng chú ý nữa là câu phát biểu cùa ông Nghị chỉ là một “tâm s, tức là phát biểu đó không mang tính thẩm quyền về mặt chuyên môn. Thêm nữa, tác giả cũng nói rõ mình viện dẫn ông Nghị là một “tm gương”, tức là không phải một người có thẩm quyền về mặt chuyên môn. Nếu người viết (L2) muốn viện dẫn thẩm quyền hợp lí của ông Nghị trong luận cứ này; thì người viết (L2) phải đưa ra bằng chứng kiểu như: các phân tích của ông Nghị về chính sách thu phí đường bộ từ trường hợp Hà Nội,…

(L2) là một ví dụ rõ ràng cho việc một phe đã “tôn sùng” một quan điểm của cá nhân – được họ cho rằng có thẩm quyền – nhằm làm cho phe phản bác không thể lên tiếng. Ởđây người viết (L2) đã thể hiện rõ chiến thuật xảo biện cùa mình khi đưa một nhân vật (ông Nghị) không có liên quan trực tiếp đến chủđề thu phí giao thông đường bộ, nhưng có thẩm quyền trong lĩnh vực khác (Bí thư thành phố Hà Nội); từ đó gây áp lực lên phe còn lại, tạo ra

sự khó khăn trong bước thoại tiếp theo. Từ góc độ hội thoại thảo luận phê phán, ta thấy rằng (L2) đã không đạt được mục đích hội thoại khi người viết (L2) cố tình chuyển hướng hội thoại sang việc khẳng định “tấm gương” của ông Nghị nhằm đóng hội thoại lại. Vì thế (L2) một luận cứ ngụy biện kiểu viện dẫn thẩm quyền.

Quay lại với mạch lạc ở (L2). (L2) gồm hai câu, trong đó câu 1 tường thuật rằng một vài ngày sau việc Mĩ Linh phát biểu trên báo, thì ông Phạm Quang Nghị có phát biểu tại hội nghĩ rằng gia đình ông “đã hn chế đi xe cá nhân để gim ùn tc”; và câu 2 cho rằng sự gương mẫu [trong việc hạn chế đi xe cá nhân] của ông Nghị là một “tm gương”. Câu 1 sử dụng đại từ thay thế

“cô ca s này” mang sắc thái coi thường, thể hiện sự phản đổi của người viết (L3) với phát biểu của ca sĩ Mĩ Linh – đây cũng là chủđề xuyên suốt bài báo. Ở câu 2, tác giả đã khen ngợi “tm gương” Phạm Quang Nghị, qua đó ngầm chỉ ra rằng Mĩ Linh nên “noi theo” ông Nghị trong thái độ với việc thu phí đường bộ. Cách sử dụng hai cụm từ “cô ca sĩ này” và ‘tấm gương” cho thấy tác giả đang trình bày hai mặt đối lập: phe phản dối và phe ủng hộ việc thu phí đường bộ, trong đó phe ủng hộ có uy tín hơn [tấm gương], vì thế phe phản đối là sai. Như vậy, để đảm bảo tính mạch lạc ở (L2), người đọc có thể phải điền thêm giả thiết bắc cầu: “Ông Nghị cho rằng việc thu phí đường bộ là đúng, vì thế quan điểm của Mĩ Linh là sai” (G2).

Nhưng như đã phân tích ở trên, ông Nghị là người không có thẩm quyền chuyên môn về việc thu phí đường bộ, vì thế việc ông Nghị cho rằng việc thu phí đường bộ là đúng không thể dẫn đến việc kết luận rằng việc phản đối thu phí [của Mĩ Linh] là sai. Vì thế, giả định bắc cầu (G2) khó có thể xảy ra, người đọc sẽ khó mà quyết định thêm (G2) vào (L2) như một phần của một luận cứ mang tính logic hay một phần của hội thoại thảo luận phê phán.

Chính vì sự gây khó khăn cho việc thêm giả định bắc cầu này, mà ta có thể khẳng định rằng các câu trong (L2) không mạch lạc.

2.2.4. Mi quan h gia ngy bin và mch lc trong lun c Ad Verecundiam Verecundiam

Qua phân tích (L2), ta thấy một luận cứ có dạng:

1. Người A được (phát biểu ghi nhận là) nhân vật có thẩm quyền về chủ đề S.

2. Người A đưa ra ý kiến C về chủđề S.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)